daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................iii LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀCHI PHÍ LOGISTICS..........5
1.1. Khái niệm logistics và vai trò của logistics .............................................. 5
1.1.1. Khái niệm logistics ..............................................................................5
1.1.2. Vai trò của logistics ............................................................................. 7
1.2. Phân loại logistics và dịch vụ logistics ................................................... 11
1.2.1. Phân loại logistics ............................................................................. 11
1.2.2. Phân loại dịch vụ logistics ................................................................. 12
1.3. Chi phí logistics ......................................................................................13
1.3.1. Khái niệm chi phí logistics của các doanh nghiệp LSP ...................... 13
1.3.2. Cách xác định chi phí logistics...........................................................16
1.3.3. Cơ cấu chi phí logistics...................................................................... 21
1.3.4. Sự cần thiết phải tối ưu hóa chi phí logistics......................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ LOGISTICS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI......27 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tại Hà Nội ........................................27 2.1.1. Tình hình kinh tế ................................................................................... 27 2.1.2. Tình hình xã hội .................................................................................... 29 2.2. Thực trạng dịch vụ logistics ở Hà Nội ...................................................... 30 2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics ở Hà Nội.............................30 2.2.2. Hệ thống pháp luật về dịch vụ logistics tại Hà Nội................................33 2.2.3. Tình hình sử dụng dịch vụ logistics tại Hà Nội. ..................................... 36 2.2.4. Tình hình cung ứng dịch vụ logistics tại Hà Nội .................................... 39 2.3. Phân tích chi phí logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội............................................................................45

2.3.1. Các yếu tố cấu thành chi phí logistics tại các doanh nghiệp LSP trên địa bàn Hà Nội ..................................................................................................... 45 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí logistics ..........................................54
2.4. Những khó khăn trong công tác tối ưu hoá chi phí logistics của các LSP tại Hà Nội..........................................................................................................58 2.4.1. Khó khăn từ bên trong các doanh nghiệp .............................................. 58 2.4.2. Các khó khăn từ bên ngoài doanh nghiệp..............................................59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CHI PHÍ LOGISTICS CHO CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI HÀ NỘI ............................... 62 3.1. Định hướng phát triển cho các LSP Hà Nội thời gian tới........................62 3.2. Đề xuất các giải pháp tối ưu hoá chi phí logistics ....................................65 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô .......................................................................... 65 3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô .......................................................................... 70 KẾT LUẬN..........................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................79
PHỤ LỤC

i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt ASEAN
EU
IATA ICD
Tiếng nước ngoài
Tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Liên minh Châu Âu
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế Cảng cạn
Association of Asian Nation
European Union
International Air Association
Inland Container Port
Southeast
ESCAP
Economic and Social Commision for Asia and the Pacific
Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á và Thái Bình Dương
FIATA
Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés
Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế
GRDP
Gross Regional Domestic Product
Sản phẩm quốc nội trong vùng
Transport
ILO
International Labour Organization
Tổ chức Lao động Thế giới
LPI
Logistics Performance Index
Chỉ số logistics của Ngân hàng Thế giới
LSP
Logistics Service Provider
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
NK TEU WTO XK XNK LCL VIFFAS
VLA
Twenty-foot equivalent units World Trade Organization
Less than container load
Vietnam Freight Forwarders Association
Nhập khẩu
Đơn vị container hoá
Tổ chức thương mại thế giới Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu
Giao hảng không đủ container
Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam
Hiệp hội các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Vietnam Association
Logistics

ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chín nhóm hoạt động logistics chính (Key Logistics Activities) ............ 19 Bảng 2.1. Các tuyến chính của mạng lưới đường sắt Việt Nam.............................. 32

iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Chi phí logistics xác định bởi Lampert ................................................... 15 HÌnh 2.1. Môi trường pháp luật về dịch vụ logistics tại Hà Nội ............................. 33 Biểu đồ 2.1. Quy mô GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2008 – 2012 của Hà Nội ............................................................................................................ 27 Biểu đồ 2.2. Phần trăm thuê ngoài dịch vụ logistics theo ngành và loại hình doanh nghiệp ................................................................................................................... 37 Biểu đồ 2.3. Các hoạt động logistics được thuê ngoài nhiều nhất........................... 38 Biểu đồ 2.4. Các loại hình dịch vụ logistics được các LSP Hà Nội cung cấp.......... 41 Biểu đồ 2.5. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin tại các LSP Hà Nội ............. 42 Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng các chi phí chủ yếu của một số các LSP sở hữu Nhà nước tại Hà Nội................................................................................................................... 47 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu các loại chi phí chủ yếu của các LSP cổ phần Nhà nước tại Hà Nội ........................................................................................................................ 48 Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ chi phí cố định, chi phí biến đổi trong tổng chi phí của từng dịch vụ đơn lẻ mà các doanh nghiệp LSP có vốn đầu tư nước ngoài.............................. 49 Biểu đồ 2.9. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí logistics........................................ 55

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ logistics ra đời gắn liền với lĩnh vực quân sự, với chức năng cung
cấp nhu yếu phẩm và vũ khí từ căn cứ ra tiền tuyến. Định nghĩa của Oxford chỉ ra rằng logistics là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến việc tiến hành, duy trì và vận chuyển phương tiện thiết bị và nhân sự. Những năm gần đây, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, logistics phát triển mạnh mẽ và không chỉ còn giới hạn ở góc độ quân sự mà được mở rộng ra trong nhiều lĩnh vực khác trong xã hội, trong đó có kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Tại Việt Nam, logistics tuy còn mới nhưng ngày càng có một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đánh dấu xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của nước ta và ngành logistics của Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế đó, nhất là khi nước ta tiến hành thực hiện các cam kết về phân phối và logistics của WTO trong thời gian sắp tới. Trong bối cảnh đó, vấn đề được đặt ra là làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service Provider) ở nước ta trước các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài trong khi chi phí logistics của các doanh nghiệp này vẫn còn cao. Nếu giải quyết tốt được bài toán chi phí – năng lực cạnh tranh thì dưới góc độ vi mô, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics được cải thiện đáng kể, hơn nữa trên bình diện vĩ mô, điều này có ý nghĩa tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế.
Xét trên phạm vi hẹp hơn, từ góc độ các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics tại Hà Nội, địa bàn có mức độ tập trung cao các LSP, đồng thời là khu vực có tính cạnh tranh mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực kinh tế, việc tối ưu hoá chi phí logistics cho các LSP càng trở nên thiết thực và có tính thời sự hơn nữa. Không dừng lại ở đó, việc tối ưu hoá chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Hà Nội có giá trị tham khảo và hữu ích cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này trong cả nước. Bên cạnh đó, việc tối ưu hoá chi phí logistics tạo

2
điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics được hưởng dịch vụ tốt hơn với chi phí cạnh tranh hơn.
Với ý nghĩa trên đồng thời với khả năng nghiên cứu và thời gian có hạn, nhóm nghiên cứu chúng tui quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí Logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
2. Tổngquantìnhhìnhnghiêncứu
Trên thế giới, có nhiều bài nghiên cứu về chi phí và năng lực logistics được
thực hiện, tiêu biểu là:
- TS. Ruth Banomyong (2011), Thammasat University, Center for Logistics
Research: “Logistics Performance Measurement in Thailand – Focus on Cost”. Nghiên cứu chỉ ra cơ cấu chi phí logistics và đề cập tới năng lực logistics của các doanh nghiệpThái Lan.
- World Bank (2011 – 2012): “Logistics Performance Index – LPI”. Trong tài liệu này, Ngân hàng thế giới đã đưa ra các tiêu chí để đo lường năng lực logistics của các quốc gia trên cơ đó so sánh và xếp hạng năng lực logistics của các quốc gia thành viên.
Ở Việt Nam, theo PGS.TS. Nguyễn Như Tiến – Đại học Ngoại Thương, trong bài viết “Ứng dụng và phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải – giao nhận ở Việt Nam”, đăng trên tạp chí Hàng hải số 12 năm 2005, từ năm 2004 ở Việt Nam mới có những đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về logistics được Bộ Giao thông – Vận tải triển khai. Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực ở mức độ cấp Bộ và cấp trường, bao gồm:
- Th.S Nguyễn Thị Bình (2008), Viện Quy hoạch và quản lý Giao thông vận tải, trường Đại học Giao thông vận tải : “Vài nét về thực trạng hoạt động logistics trong các doanh nghiệp sản xuất doanh nghiệp của Việt Nam”. Vấn đề chính được đề cập trong bài nghiên cứu là cơ cấu chi phí logistics của các doanh nghiệp sản xuất và so sánh những điểm khác biệt trong cơ cấu này giữa các doanh nghiệp sản xuất ở miền Bắc và miền Nam.
- Jan Tomczyk, Lê Triệu Dũng và Nguyễn Hồng Thanh (2011), MUTRAP, EU – Viet Nam, MUTRAP III: “Báo cáo nghiên cứu về logistics thương mại tại

3
Việt Nam và ASEAN”. Bản báo cáo đề cập đến những khó khăn, thách thức với logistics thương mại và thuận lợi hóa thương mại, đồng thời đề xuất các giải pháp vĩ mô cho logistics thương mại ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các bài nghiên cứu và báo cáo kể trên chỉ dừng lại ở việc đề cập đến thực trạng logistics ở Việt Nam và trên thế giới, riêng với các nghiên cứu ở Việt Nam, chưa có bài viết về địa bàn Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu trên đa phần hướng tới chi phí của các doanh nghiệp sản xuất, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích chi phí logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.
Vì vậy, đây là nghiên cứu đầu tiên về chi phí logisitics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu có mục tiêu là các giải pháp tối ưu hoá chi phí logistics của các
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics tại Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu lý luận về logistics, dịch vụ logistics, chi phí logistics và cách xác định chi phí logistics.
 Khảo sát chi phí logistics của một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội.
 Phân tích, tổng hợp các biện pháp tối ưu hoá chi phí logistics đang được áp dụng.
4. Phươngphápnghiêncứu
- Phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi.
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
5. Đốitượngnghiêncứuvàphạmvinghiêncứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chi phí logistics và các biện pháp tối ưu hóa chi phí
logistics của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Hà Nội.

4
 Thời gian nghiên cứu: từ 11/2012- 4/2013.
 Nội dung nghiên cứu: chi phí logistics và các giải pháp tối ưu hóa chi phí
logistics.
6. Kếtquảnghiêncứudựkiến
Bài nghiên cứu mong muốn làm rõ một số vấn đề liên quan đến chi phí logistics và giới thiệu các giải pháp tối ưu hóa chi phí cho các LSP tại Hà Nội. Cụ thể như sau:
- Thành phần trong chi phí logistics thực tế tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn Hà Nội
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí logistics.
- Khó khăn trong việc tối ưu hóa chi phí logistics mà các doanh nghiệp
logistics đang gặp phải
- Đề xuất các biện pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics tại các doanh nghiệp
logistics tại Hà Nội.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài nghiên cứu khoa học gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về logistics và chi phí logistics
Chương 2: Thực trạng về chi phí logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn Hà Nội

5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀCHI PHÍ LOGISTICS 1.1. Khái niệm logistics và vai trò của logistics
1.1.1. Khái niệm logistics
Thuật ngữ “logistics” có nguồn gốc từ tiếng Pháp (logistique), được sử dụng
đầu tiên trong lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là nghệ thuật bố trí và di chuyển quân đội. Napoleon từng định nghĩa: “logistics là hoạt động để duy trì quân đội. Trong nhiều cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945), các nhà quân sự đã sử dụng các kỹ năng về logistics nhằm đem lại chiến thắng cho quân đội của mình. Sau chiến tranh, logistics còn được áp dụng trong công cuộc tái thiết đất nước hay trợ giúp tái thiết đất nước. Sau này, thuật ngữ logistics thu hút sự quan tâm trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là giai đoạn 1957 – 1958, khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra và việc thu hẹp lợi nhuận đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm các hệ thống kiểm soát chi phí hiệu quả hơn. Điều này thúc đẩy sự ra đời của logistics trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.
Logistics phát triển nhanh chóng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở nhiều nước; do đó, có nhiều tổ chức thế giới và học giả tham gia nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau. Khái niệm logistics xuất hiện trong rất nhiều báo cáo và tài liệu nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về logistics.
Khó có thể khẳng định rằng định nghĩa nào về logistics là đúng nhất vì các định nghĩa khác nhau tiếp cận logistics ở những phương diện, góc nhìn khác nhau. Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “logistics” thường được hiểu là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân phối vật chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó. Việc nghiên cứu các khái niệm điển hình, nhận được nhiều sự chấp thuận và ủng hộ sẽ giúp ta có cách nhìn nhận và hiểu biết toàn diện hơn về logistics. Dưới đây là một số khái niệm điển hình về logistics:
- Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa cách và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): “Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”.

6
- Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.
- Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: “Logistics là quá trình liên kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng”.
Các khái niệm có thể khác nhau về cách trình bày nhưng vẫn hướng đến những điểm thống nhất về logistics, đó là đều khẳng định rằng logistics là một quá trình, tập hợp các các hoạt động liên tục; có liên quan đến tất cả các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với người tiêu dùng và logistics tổn tại ở hai cấp độ: hoạch định – tổ chức.
- Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật không quy định thế nào là logistics mà đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics tại điều 233: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hay các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
- Dưới góc độ của một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service Provider): “Logistics tồn tại để cung cấp cho các doanh nghiệp hay cho khách hàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là các bộ phận tạo thành chuỗi logistics”. Các yếu tố khác nhau kể trên bao gồm vận tải, kho bãi, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo nhân sự, tài liệu, thiết bị kiểm tra, hỗ trợ, nhà xưởng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo cấp độ yêu cầu của doanh nghiệp mình.

7
1.1.2. Vai trò của logistics
Từ việc nghiên cứu khái niệm logistics, ta có thể thấy rằng logistics bao gồm rất nhiều hoạt động và mỗi hoạt động lại mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích khác nhau. Vì thế, logistics có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và với nền kinh tế nói chung.
1.1.2.1. Với nền kinh tế quốc dân
Đầu tiên và quan trọng nhất, logistics có vai trò tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện tại đặt nền kinh tế quốc dân trước những thách thức to lớn. Đó chính là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng, các tập đoàn đa quốc gia – những tổ chức đã hoàn thiện về mặt cơ cấu, nhân sự và quy trình hoạt động. Giảm được chi phí, trong đó, tối ưu chi phí logistics chắc chắn sẽ làm cho giá cả hàng nội địa có sức cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Chi phí logistics của nước ta, cũng giống như những quốc gia đang phát triển khác, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong GDP. Vì vậy, việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp và cả nền kinh tế giảm được chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ đó tinh giản hóa và tăng hiệu quả cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong thương mại quốc tế, chi phí vận tải chiếm một phần lớn trong giá cả của hàng hóa khi khoảng cách giữa nơi sản xuất và thị trường tiêu thụ thường khá xa. Vì thế, dịch vụ logistics càng hiện đại và hoạt động càng hiệu quả thì càng tiết kiệm được chi phí vận tải và theo đó càng giảm được chi phí lưu thông.
Vai trò tích cực thứ hai của logistics đó là góp phần mở rộng thị trường trường trong buôn bán quốc tế. Vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ luôn là một vấn đề quan trọng mà các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm. Mặt khác, những quốc gia kết nối tốt với mạng lưới logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận một cách dễ dàng thị trường và người tiêu dùng tại nhiều nước khác nhau. Bởi vậy, muốn mở rộng và chiếm lĩnh được thị trường quốc tế thì các nhà sản xuất rất cần sự hỗ trợ từ dịch vụ logistics. Sự phát triển của dịch vụ logistics sẽ giúp cho lưu chuyển hàng hóa trở nên thuận lợi, thông suốt hơn, đồng thời với đó là khả năng giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đó chính là điều kiện để tăng lợi thế của một quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế, khiến thị trường trở nên sôi động hơn, đa

8
dạng hơn và quốc gia đó có thể tiếp cận được nhiều thị trường tiêu thụ hơn. Chính quá trình toàn cầu hóa làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng ngày càng phong phú hơn và cũng phức tạp hơn, điều đó cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn cho vai trò kết nối và quản lý của logistics.
Một vai trò nữa cũng quan trọng không kém của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế, đó là thúcđẩy sự phát triển của các ngành sản xuất và của cả nền kinh tế. Chính vì hai vai trò như trên, logistics giúp giải quyết đầu ra của quá trình sản xuất một cách hiệu quả, do đó gia tăng lợi nhuận và thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động logistics thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo nên sự thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm cho chuỗi cung ứng. Nền kinh tế phát triển mạnh hơn, các giao dịch được diễn ra một cách sôi động hơn nhờ sự thúc đẩy của hoạt động logistics làm tăng vòng quay của hàng hóa và tiền tệ. Hơn nữa, logistics cũng là một ngành dịch vụ trong nền kinh tế nên bản thân lĩnh vực này cũng đóng góp trực tiếp vào GDP và sự phát triển của logistics làm gia tăng năng lực sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, logistics còn có một vai trò đáng lưu ý nữa, đó là sự phát triển của logistics góp phần làm giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ, chứng từ, thủ tục phục vụ cho các giao dịch thương mại quốc tế hàng năm là một con số rất lớn, và chi phí đó làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động mua bán quốc tế. Mặt khác, sự phát triển logistics trong quá trình tối ưu hóa các chu trình lưu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa hay sản phẩm dịch vụ đã tự nó thúc đẩy sự hình thành các tiêu chuẩn về đóng gói, bốc xếp, chứng từ, hệ thống nhãn mác hay mã vạch...từ đó rút ngắn thời gian thực hiện các công đoạn phân loại, ghi chép, xử lý và lưu trữ chứng từ trong lưu thông hàng hóa. Sự mở rộng hoạt động thương mại và logistics quốc tế cũng kéo theo nó xu hướng đồng bộ các hệ thống chuẩn mực áp dụng trong logistics. Điều này không chỉ đơn thuần tiết kiệm được thời gian và chi phí trong lưu thông, tạo ra một hệ thống lưu chuyển thông suốt và nhanh chóng mà cao hơn là tạo nên một mạng lưới logistics quốc tế hiệu quả, mang lại lợi ích to lớn cho việc mở rộng thị trường.

9
Cuối cùng, đối với nền kinh tế quốc dân, logistics được coi như là một công cụ hữu hiệu để liên kết các hoạt động của các mắt xích khác nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain). Các hoạt động sản xuất hàng hóa và thương mại ngày nay trên thế giới đã và đang biến các quốc gia nói riêng, các châu lục nói chung thành những mắt xích, những bộ phận trong nền kinh tế toàn cầu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mọi ngành nghề là sự gia tăng về khối lượng và số lượng hàng hóa, dịch vụ, dẫn tới khối lượng luân chuyển hàng hóa cũng ngày càng gia tăng. Chính trong những điều kiện đó mà vai trò liên kết của logistics càng được thể hiện rõ nét. Nhờ có hệ thống liên kết giữa các khâu từ cung cấp, sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa mà logistics tạo dựng nên mà các hoạt động kinh tế được đảm bảo vận hành trơn tru khâu đầu vào đến khâu đầu ra trong từng giai đoạn, từ phạm vi từng doanh nghiệp tới toàn nền kinh tế.
1.1.2.2. Dưới góc độ doanh nghiệp
Vai trò đầu tiên và quan trọng nhất phải nhắc tới là logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất và lưu thông, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Logistics là một chuỗi hoạt động liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó quá trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào cho tới sản xuất ra bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thiện tới được tay người tiêu dùng được tối ưu hóa hiệu quả hoạt động nhờ có sự lên kế hoạch, bố trí và phối hợp giữa các khâu của dịch vụ logistics. Vì vậy, logistics có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa nói riêng và trong phát triển cả nền kinh tế nói chung.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, chi phí dịch vụ logistics bao gồm nhiều thành phần khác nhau, thường bao gồm chi phí vận tải, đóng gói, dự trữ, lưu kho, bảo quản và chi phí hành chính quản lý. Việc kiểm soát để tối ưu hóa các chi phí này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì giảm các chi phí này có nghĩa là giảm chi phí đầu vào của sản phẩm; giảm rủi ro trong các hoạt động kinh tế; nâng cao hiệu quả hoạt động của các khâu trong hoạt động sản xuất và phân phối giữa các cơ sở sản xuất và các trung tâm phân phối tới tay người tiêu dùng; tạo điều kiện cho sự phân phối lao động hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

10
Từ đó có thể giảm giá thành của sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, dịch vụ logistics góp phần làm giảm chi phí hành chính nhờ việc tiêu chuẩn hóa chứng từ. Ngoài các chi phí chính như chi phí vận tải, lưu trữ thì theo các nghiên cứu về ngoại thương, thủ tục giấy tờ rườm rà cũng chiếm một chi phí khá lớn trong vận chuyển và mậu dịch quốc tế. Khi sử dụng dịch vụ logistics, nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP- Logistics Service Provider) sẽ đứng ra ký kết một hợp đồng duy nhất, dù để đưa hàng hóa từ nơi gửi hàng tới nơi nhận cuối cùng người ta phải tiến hành giao dịch với nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận tải khác nhau.
Vai trò thứ hai của dịch vụ logistics đối với các doanh nghiệp đó chính là hỗ trợ cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Sản phẩm và dịch vụ chỉ đem lại cho khách hàng giá trị và sự thỏa mãn cao nhất khi nó tới được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để đáp ứng được nhu cầu nói trên của khách hàng, các nhà quản lý phải giải quyết các bài toán như tìm mua nguyên vật liệu phù hợp, vận chuyển và cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất với điều kiện tiết kiệm chi phí và hiệu quả về thời gian. Áp dụng các nguyên tắc của logistics để phối hợp các hoạt động cung ứng là một giải pháp hiệu quả cho những vấn đề nói trên vì logistics cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để họ có thể đưa ra những quyết định cung ứng chính xác và kịp thời. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nền kinh tế vẫn nằm trong giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng, chi phí dịch vụ logistics chịu sự tác động của việc tăng giá năng lượng, đẩy chi phí vận tải lên cao và đồng thời là việc hạn chế cho vay vốn từ ngân hàng. Trong bối cảnh khó khăn như vậy, các nhà quản lý càng thấy rõ vai trò quan trọng của các cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho hay vận chuyển hàng hóa. Cùng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là công cụ vô cùng đắc lực để tiến hành các cách thức đó.
Cuối cùng, đối với doanh nghiệp, logistics giúp giải quyết đầu ra và đầu vào một cách hiệu quả đồng thời đảm bảo cung cấp đúng yếu tố nguyên nhiên vật liệu, đúng thời gian và địa điểm từ đó có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng được tốt hơn. Đầu vào và đầu ra là hai vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu

11
đầu vào tới tay nhà sản xuất không đúng chủng loại, không đủ số lượng hay chậm hơn dự kiến; các bán thành phẩm chuyển tới công đoạn sản xuất tiếp theo mà bị thiếu hụt, sai sót; các sản phẩm hoàn thiện ứ đọng, tồn kho, không đến được tay người tiêu dùng hay tới người mua nhưng không đúng chủng loại, chậm trễ so với yêu cầu... là những vấn đề mà nếu xảy ra sẽ dẫn tới hậu quả là sự sụp đổ của cả một hệ thống sản xuất và kinh doanh. Giải pháp ở đây có thể là sử dụng dịch vụ logistics vào toàn bộ quá trình sản xuất vì logistics đảm bảo cho quá trình sản xuất được vận hành nhịp nhàng, trơn tru giữa các khâu, đảm bảo sản xuất phù hợp với như cầu của thị trường, từ đó giảm thời gian sản xuất và thời gian trong lưu thông và tăng tốc độ quay vòng vốn. Tóm lại, nếu xây dựng được một hệ thống logistics chặt chẽ và hiệu quả thì chúng ta không những tránh được các vấn đề nói trên hay những sai sót xảy ra do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các khâu trong quá trình sản xuất mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.2. Phân loại logistics và dịch vụ logistics
1.2.1. Phân loại logistics
1.2.1.1. Theo hình thức hoạt động
Logistics bên thứ nhất (1PL – first party logistics): người chủ sở hữu hàng hoá
tự mình tổ chức và thực hiện hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân. Logistics bên thứ hai (2PL – second party logistics): người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của chủ
hàng chưa tích hợp hoạt động logistics.
Logistics bên thứ ba hay logistics hợp đồng (3PL – third party logistics):
người thay mặt chủ cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phân chức năng.
Logistics bên thứ tư hay logistics chuỗi phân phối (4PL – fourth party logistics): người tích hợp gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics, 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, có liên quan và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm các lĩnh vực rộng hơn.

12
Logistics bên thứ năm (5PL– fifth party logistics): hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.
1.2.1.2. Phân loại theo quá trình
Logistics đầu vào (in bound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn...) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
Logistics đầu ra (out bound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Logistics ngược (reverse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hay xử lý.
1.2.2. Phân loại dịch vụ logistics
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics khác nhau. Theo Hiệp định Thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS – The General Agreement on Trade in Services) của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì dịch vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau:
Thứ nhất, các dịch vụ logistics cốt lõi (Core freight logistics service). Dịch vụ logistics cốt lõi yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tính quyết định đối với các dịch vụ khác và bao gồm các dịch vụ sau:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Từ biểu đồ ta thấy,ngoại trừ dịch vụ kho bãi và dịch vụ GTGT, các dịch vụ khác được các LSP khảo sát cung cấp đều có tỷ lệ chi phí cố định thấp hơn chi phí biến đổi.
Tỷ lệ chi phí cố định và chi phí biến đổi trong tổng chi phí của 4 dịch vụ: vận tải, hải quan, kho bãi, dịch vụ giá trị gia tăng là tương đối đồng đều, dao động trong khoảng từ 39- 55%. Duy chỉ có chi phí cho các dịch vụ khác (chi phí khác) có mức độ chênh lệch giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi lớn. Cụ thể là:
Trong chi phí chodịch vụ vận tải, chi phí cố định chiếm 39,20% tổng chi phí vận tải của năm, phần còn lại là chi phí biến đổi. So sánh với tỷ lệ này với tỷ lệ chi phí cố định trung bình trong chi phí vận tải của mẫu được khảo sát (48%) thì chi phí này có phần nhỏ hơn đáng kể. Thông thường, các doanh nghiệp LSP nước ngoài, mới tham gia thị trường Việt Nam, họ có vốn lớn và năng lực quản lý tốt nên có thể chi nhiều vào đầu tư tài sản cố định ở Việt Nam do đó tỷ lệ này phải cao hơn mức trung bình để bù vào phần tỷ lệ thấp hơn mức trung bình của các doanh nghiệp tư nhân (thực tế chiếm số lượng lớn nhất) có ít vốn. Lý do cho sự chênh lệch này chính là mức độ hạn chế vốn của pháp luật Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài. Chính điều này hạn chế việc đầu tư mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một lý do khác là các LSP nước ngoài cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế là chính mà việc đầu tư tài sản cố định phục vụ hoạt động này đã được quyết định tại trụ sở chính của họ ở nước ngoài, chính vì vậy họ không đầu tư tài sản cố định nhiều tại Việt Nam. Khi cần vận tải nội địa, việc thuê ngoài tỏ ra là hiệu quả hơn so với việc tựđầu tư mua sắm xe tải, xe kéo. Thực tế, chi phí cố định của họ chỉ là đầu tư vào thuê văn phòng, các thiết bị phần mềm quản lý thay vì đầu tư vào các phương tiện vận tải.
Một điều đặc biệt là ở chi phí hải quan, theo như phân tích của bài nghiên cứu trên đây, phần lớn là các chi phí biến đổi và phụ thuộc vào số lượng hàng trong năm nhưng thực tế kết quả điều tra lại chỉ ra rằng: tỷ lệ chi phí cố định trong chi phí hải quan gần tương đương với tỷ lệ chi phí biến đổi. Sự mâu thuẫn này có thể được giải thích bởi sự không nhất quán giữa các doanh nghiệp khi phân loại chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí hải quan phần lớn được doanh nghiệp cho rằng là chi phí cố định, phần biến đổi có chăng chỉ là những chi phí bất thườngphát sinh trong

51
quá trình nhập/xuất hàng. Ví dụ như khi hàng bị kiểm hoá theo luồng đỏ, sau đó doanh nghiệp LSP sẽ phải trả thêm khoản phí kiểm hoá... và các trường hợp khác liên quan đến chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục hải quan.
Với chi phí kho bãi và chi phí cho dịch vụ GTGT có tỷ lệ chi phí cố định trong tổng chi phí nhiều hơn tỷ lệ của chi phí biến đổi. Điều này hoàn toàn hợp lý khi mà chi phí thuê kho, bảo dưỡng kho, đầu tư các thiết bị và công cụ kho luôn là chi phí quan trọng của hoạt động lưu kho hàng hoá.
Điều này hoàn toàn tương tự với các thành phần chi phí trong chi phí của dịch vụ GTGT. Trên cơ sở thực tế là các dịch vụ giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp trả lời khảo sát là dịch vụ gom hàng, tư vấn, dán nhãn hàng hoá nên những chi phí cố định của họ sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn chi phí biến đổi.
Một đặc điểm thú vị khác có thể nhìn thấy trong cơ cấu chi phí chính nằm ở chi phí khác. Phần lớn các doanh nghiệp LSP nước ngoài thực hiện thêm dịch vụ giao nhận hay đại lý hãng vận tải, đây là nhóm dịch vụ nằm ngoài 4 nhóm dịch vụ trên mà đặc điểm của nhóm dịch vụ này là chi phí đầu tư tài sản cố định không nhiều với con số tỷ lệ chi phí cố định trong tổng chi phí cho dịch vụ khác chỉ chiếm 20,33% đối với nhóm LSP có vốn đầu tư nước ngoài và 34,2% cho tất cả mẫu điều tra.
Cuối cùng, tại các LSP nước ngoài, việc hạch toán chi phí thành nhóm chi phí cố định, chi phí biến đổi khá rõ ràng và phù hợp với thực tế kinh doanh của họ tại thị trường Hà Nội. Việc hạch toán kinh doanh theo cách này khá chi tiết và góp phần quan trọng việc quản lý chi phí logistics. Điều này cho thấy cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp và bài bản của các LSP nước ngoài. Chính việc hạch toán rõ ràng giữa chi phí biến đổi và cố định trong tổng chi phí logistics đã giúp doanh nghiệp nhận biết rõ những chi phí nào có thể tối ưu để đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động cung cấp dịch vụ không chỉ trên thị trường Hà Nội mà còn thị trường cả nước.
2.3.1.3. Nhóm các doanh nghiệp tư nhân
Như đã giới thiệu ở phần tình hình cung ứng dịch vụ logistics tại địa bàn Hà Nội, khối LSP tư nhân chiếm số lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên thủ đô. Ngược lại với nhóm các LSP có vốn đầu tư nước

52
ngoài, LSP tư nhân mặc dù chiếm tới khoảng 80% số lượng doanh nghiệp nhưng thị phần của họ chỉ khoảng gần 20% thị trường dịch vụ logistics.
Hầu hết các doanh nghiệp LSP tư nhân chưa có doanh nghiệp nào xây dựng cho mình một hệ thống kế toán chi tiết và chuyên nghiệp để hạch toán chi phí logistics với mục tiêu tối ưu hóa chi phí hoạt động vì những đặc điểm hoạt động như đã phân tích trên đây. Qua cuộc khảo sát với các LSP tư nhân do nhóm nghiên cứu tiến hành, có thể thấy thực trạng là các doanh nghiệp thường hạch toán chi phí bám sát theo những khoản chi phí phát sinh từ những dịch vụ mà họ cung cấp. Không doanh nghiệp nào trong số các mẫu khảo sát của nhóm nghiên cứu cho rằng mình có đủ khả năng cung ứng dịch vụ trọn gói cho khách hàng mà chỉ là một phần, một khâu, một công đoạn trong chuỗi logistics. Vì thế, để nghiên cứu cơ cấu chi phí hoạt động của nhóm doanh nghiệp này, có thể tìm hiểu một vài doanh nghiệp điển hình trong ngành. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp điển hình cho LSP tư nhân ở đây là dựa vào quy mô vốn và nhân sự của doanh nghiệp. Ở đây, với những tiêu chí như trên, bài nghiên cứu lựa chọn phân tích cơ cấu chi phí logistics tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Tiên Phong.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Tiên Phong là công ty giao nhận quốc tế được thành lập từ năm 1997, đây là doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam. Sau 16 năm thành lập và đi vào hoạt động, công ty đã tạo dựng được uy tín của mình đối với khách hàng và đối tác đặc biệt trong dịch vụ làm hàng chỉ định. Hiện tại, Tân Tiên Phong đã có 3 văn phòng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một bãi container ngoại quan tại cảng Hải Phòng đã đi vào hoạt động từ giữa năm 2012. Dịch vụ mà Tân Tiên Phong chủ yếu đó là dịch vụ vận tải quốc tế; dịch vụ thực hiện đơn hàng công trình theo chỉ định và dịch vụ kho bãi, vì thế chi phí logistics của công ty được hình thành chủ yếu hai loại chi phí: chi phí vận tải và chi phí kho bãi.
Chi phí vận tải của công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Tiên Phong chiếm 50 - 60% tổng chi phí logistics, bao gồm các khoản mục như chi phí thuê ngoài phương tiện đường bộ (do bản thân doanh nghiệp không sở hữu đội xe riêng), cước vận tải biển quốc tế và cước vận tải hàng không quốc tế, chi phí thu gom và khai thác hàng, chi phí làm hàng tại cảng, ga... Ngoài ra còn có chi phí chung là chi phí quản lý

53
chung của bộ phận điều phối phương tiện vận tải. Bên cạnh đó, trong các khoản phí vận tải tại Tân Tiên Phong, đối với các lô hàng vận chuyển bằng đường biển còn có một khoản chi phí nữa đó là phụ phí cước biển (Ocean Freight Surcharge). Đây là một khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu, được công ty tách ra và thông báo riêng với khách hàng. Mục đích của khoản phí này là nhằm bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh...). Các phụ phí này thường thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng. Một số phụ phí cước biển thông dụng được các hãng tàu áp dụng và thường xuyên xuất hiện trong các khoản mục chi phí vận tải đó là CAF (Currency Adjustment Factor) – phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ, COD (Change of Destination) – phụ phí thay đổi nơi đến, DDC (Destination Delivery Charge) – phụ phí giao hàng tại cảng đến...(Tham khảo phụ lục 2).
Chi phí kho bãi cũng là khoản chi phí hoạt động chính của Tân Tiên Phong vì doanh nghiệp hiện đang có một bãi container ngoại quan chủ yếu để lưu kho hàng nhập. Đây là loại chi phí phát sinh trong quá trình dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu và bao gồm tất cả các chi phí lưu trữ hàng hóa trong kho một khoản thời gian xác định trước. Đối với doanh nghiệp có sở hữu kho bãi như Tân Tiên Phong, các khoản mục chi phí kho bãi bao gồm:
- Chi phí về nhà cửa, kho hàng: tiền thuê và khấu hao nhà cửa, chi phí cho bảo hiểm kho và kho hàng và chi phí thuê nhà đất.
- Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: tiền thuê, khấu hao dụng cụ, thiết bị, chi phí năng lượng, chi phí vận hành các thiết bị trong kho, bãi.
- Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát, quản lý.
- Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho và thiệt hại hàng tồn kho do mất mát, hư hỏng hay không sử dụng được.
Trong các khoản chi phí trên thì trừ khoản chi phí đầu tư vào hàng tồn kho là có thể coi là chi phí biến đổi tùy thuộc theo số lượng hàng dự trữ, còn các khoản mục còn lại được xếp vào chi phí cố định.

54
Tóm lại, đối với các doanh nghiệp tư nhân khác, cơ cấu chi phí cũng có thể được phân tích tương tự như với cơ cấu chi phí logistics của Tân Tiên Phong. Trên thực tế, việc xác định một cơ cấu chi phí logistics chung cho các doanh nghiệp LSP tư nhân là không dễ dàng vì phải dựa vào hoàn cảnh cụ thể, những dịch vụ cụ thể mà mỗi doanh nghiệp cung cấp. Chính việc các doanh nghiệp tư nhân không có thói quen phân tách cơ cấu chi phí chi tiết thành các chi phí biến đổi và chi phí cố định đã hạn chế các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định về các giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics một cách hợp lý.
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí logistics
Sau khi nghiên cứu các yếu tố cấu thành chi phí logistics đối với từng nhóm doanh nghiệp LSP trên địa bàn Hà Nội, bước tiếp theo để xây dựng các biện pháp tối ưu hóa chi phí đó là tìm hiểu những chi phí đó đang chịu tác động của những nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như thế nào. Hiểu được mức độ tác động của các nhân tố này chính là điều kiện tiên quyết để kiểm soát, tác động vào cơ cấu chi phí logistics.
Trong cuộc khảo sát thực tế các LSP trên địa bàn Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn và đưa ra đánh giá của các doanh nghiệp về các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí (Tham khảo phụ lục 1B). Có rất nhiều các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng tới chi phí nhưng dựa vào ý kiến của các LSP, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ra tám nhân tố chính. Tám nhân tố được khảo sát có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp như: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống pháp luật và thủ tục hải quan;
- Nhóm các nhân tố liên quan tới hàng hóa: Loại hàng hóa, trọng tải vận chuyển;
- Nhóm nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp: Năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên làm chứng từ, đội xe chuyên nghiệp và quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp với các đối tác cung cấp dịch vụ khác.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
A nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay, những vấn đề cơ bản, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
T Nghiên cứu những yếu tố văn học trong giáo trình tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng An Luận văn Sư phạm 0
I Nghiên cứu những luận chứng khoa học để xây dựng chương trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu những chủ đề liên quan đến truyền dữ liệu qua modem tốc độ cao Luận văn Sư phạm 0
K Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát và cảnh báo những tác động của biến đổi khí hậu Luận văn Sư phạm 3
N Những vấn đề cơ bản của công tác hành chính tổng hợp nhằm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top