nguyenkhoi_9vn8

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 U
1.1. Cơ sở hình thành:............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa: ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG II - CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 3
2.1. Tổng quan về du lịch: ........................................................................................ 3
2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam:........................................................................ 3
2.1.2. Tình hình du lịch An Giang........................................................................ 5
2.1.3. Khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư ................................................... 6
2.2. Du lịch và du lịch sinh thái................................................................................ 7
2.3. Các khái niệm liên quan .................................................................................... 8
2.4. Marketing du lịch............................................................................................... 8
2.5. Nghiên cứu trước............................................................................................... 9
2.6. Mô hình nghiên cứu......................................................................................... 10
CHƯƠNG III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 11 U
3.1. Tiến độ các bước thực hiện nghiên cứu:.......................................................... 11
3.2. Thiết kế nghiên cứu: ........................................................................................ 11
3.2.1. Phương pháp phân tích lý thuyết:............................................................. 11
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:.................................................................. 11
3.3. Các bước nghiên cứu ....................................................................................... 12
3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ:..................................................................................... 12
3.3.2. Nghiên cứu chính thức: ............................................................................ 13
3.4. Mô hình quy trình nghiên cứu ......................................................................... 14
3.5. Mẫu:................................................................................................................. 15
3.5.1. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 15
3.5.2. Cỡ mẫu: .................................................................................................... 15
CHƯƠNG IV - THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
.................................................................................................................................... 16
4.1. Cơ sở du lịch.................................................................................................... 16
4.1.1. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 16
4.1.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch ................................................ 16
4.1.3. Tài nguyên du lịch .................................................................................... 17
4.1.4. Nguồn nhân lực và vốn đầu tư.................................................................. 17
4.1.5. Thực trạng ứng dụng Marketing trong khu du lịch sinh thái RTTS......... 18
4.2. Các yếu tố tác động đến khu du lịch sinh thái RTTS ...................................... 18
4.2.1. Các yếu tố kinh tế ..................................................................................... 18
` 4.2.2. Các yếu tố về chính trị - pháp luật.................................................... 19
4.2.3. Các yếu tố tự nhiên................................................................................... 19
4.3. Thực trạng kinh doanh..................................................................................... 19
ấn SVTH:Qu 44
4.3.1. Số lượng khách ......................................................................................... 19
4.3.2. Cơ cấu nguồn khách ................................................................................. 20
4.4. Đánh giá của du khách..................................................................................... 20
4.4.1. Thông tin mẫu........................................................................................... 20
4.4.2. Ý kiến đánh giá về nguồn tài nguyên du lịch của RTTS:......................... 22
4.4.3. Ý kiến về các loại hình vui chơi giải trí tại đây:....................................... 22
4.4.4. Ý kiến của du khách về thái độ của nhân viên: ........................................ 23
4.4.5. Ý kiến về các món ăn tại RTTS:............................................................... 24
4.4.6. Mùa du khách thích đến RTTS và loại hình giải trí ưa thích: .................. 24
4.4.7. Du khách thường đến RTTS với ai:.......................................................... 25
CHƯƠNG V - GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN KHU DU
LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ.......................................................... 26
5.1. Quan điểm,vai trò và mục tiêu phát triển ........................................................ 26
5.1.1. Quan điểm phát triển ................................................................................ 26
5.1.2. Vị trí, vai trò ............................................................................................. 26
5.1.3. Mục tiêu phát triển.................................................................................... 26
5.2. Ma trận SWOT ................................................................................................ 26
5.2.1. Những cơ hội và nguy cơ ......................................................................... 26
5.2.1.1. Cơ hội phát triển: .............................................................................. 26
5.2.1.2. Nguy cơ cần tránh: ............................................................................ 27
5.2.2. Những điểm mạnh và điểm yếu................................................................ 28
5.2.2.1. Điểm mạnh: ....................................................................................... 28
5.2.2.2. Điểm yếu:........................................................................................... 28
5.2.3. Mô hình ma trận SWOT và các chiến lược đề xuất.................................. 29
5.3. Giải pháp Marketing nhằm phát triển khu du lịch sinh thái RTTS ................. 30
5.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường ................................................................ 30
5.3.2. Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu................................. 30
5.3.3. Xây dựng chiến lược Marketing Mix ....................................................... 31
5.3.3.1. Chiến lược sản phẩm – P1 ................................................................. 31
5.3.3.2. Chiến lược giá – P2 ........................................................................... 32
5.3.3.3. Chiến lược phân phối – P3 ................................................................ 33
5.3.3.4. Chiến lược chiêu thị - P4 ................................................................... 33
5.3.4. Các giải pháp hỗ trợ.................................................................................. 34
CHƯƠNG VI – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 35
6.1. Kết luận............................................................................................................ 35
6.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 35
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 43
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU
1.1.Cơ sở hình thành:
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển thì con người tiến đến
những nhu cầu cao hơn như giải trí, thể hiện mình, thời trang,… Trong đó
giải trí là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Trong các cách giải
trí thì du lịch là một cách khá hữu hiệu và được ưa chuộng nhất ngày
nay. Nó vừa giúp chúng ta thư giãn đầu óc sau thời gian lao động, học tập
mệt mỏi và căng thẳng, vừa giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa và các thắng
cảnh đẹp. Ngày càng nhiều loại hình du lịch ra đời nên du khách càng có
nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Trong đó du lịch sinh thái là
một loại hình phổ biến ở các tỉnh miền Tây nam bộ hiện nay. Với những cảnh
đẹp, những thú vui rất tự nhiên, du khách sẽ có sự thoải mái nhẹ nhàng khi
đến với các khu du lịch sinh thái.
Miền Tây nam bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, có nhiều
tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Điển hình là An Giang,
được nổi tiếng với biệt danh vùng Bảy núi hùng vĩ nhưng vẫn chưa được khai
thác có hiệu quả, chưa được khai thác triệt để. Không chỉ nổi tiếng và được
nhiều người biết đến với những ngọn núi đẹp, nổi tiếng mà An Giang còn có
những tiềm năng du lịch khác như các khu di tích lịch sử, chùa chiền, rừng
sinh thái,… Trong số đó, rừng tràm Trà Sư là một khu du lịch có tiềm năng
nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả.
Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng đặc dụng có diện tích gần 1.500
ha, với hơn 100 loài động vật hoang dã (nhiều loài quý hiếm được ghi trong
sách đỏ), 23 loài cá, 140 loài thực vật phong phú; lại nằm trên tuyến du lịch
liên hoàn với các khu du lịch núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp…. Rừng tràm
Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, Tịnh Biên, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch
sinh thái - loại hình du lịch rất được ưa chuộng hiện nay. Không chỉ nổi tiếng
bởi vẻ đẹp hoang sơ với quần thể thực, động vật phong phú, nơi đây còn được
được đánh giá là khu rừng có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác bảo tồn
thiên nhiên. “Tuy nhiên, do tour tuyến còn đơn giản, chưa có nhiều loại hình
vui chơi giải trí nên khó “giữ chân” khách du lịch. Bên cạnh đó, còn có nhiều
khó khăn như: nguồn nhân lực mỏng, khu vực ăn uống nhỏ hẹp, không thể
phục vụ đồng thời số lượng khách lớn; phương tiện phục vụ du lịch vừa ít
vừa không đạt chuẩn; nhân viên chưa có nghiệp vụ về du lịch nên phong cách
phục vụ khách còn thiếu chuyên nghiệp; nhiều người dân vào săn bắt động
vật trái phép làm ảnh hưởng đến sinh thái... Đây cũng là những nguyên nhân
làm cho du khách chưa “mặn mà” với rừng tràm Trà Sư”1
Để khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư phát triển tương xứng với
tiềm năng thì cần có một kế hoạch phát triển lâu dài nhưng trước hết cần
phải nghiên cứu những khó khăn, hạn chế và những tiềm năng cần đầu tư
phát triển. Xuất phát từ nhu cầu đó nên đề tài “Giải pháp marketing cho khu
du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” được tiến hành.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng khu du lịch sinh thái RTTS
- Xác định những khó khăn đang tồn tại của khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà
Sư.
- Xác định những lợi thế của khu du lịch có thể phát triển thành sản phẩm du
lịch.
=> Thông qua đó đề ra một số giải pháp Marketing để phát triển khu du lịch sinh
thái rừng tràm Trà Sư.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là khu du lịch sinh thái RTTS
Thời gian nghiên cứu dự tính từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010.
1.4. Ý nghĩa:
Đề tài giúp đưa lý thuyết marketing vào thực tiễn, đồng thời thông
qua đó còn chứng minh các cơ sở lý thuyết của Marketing. Kết quả nghiên
cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho những đề án phát triển khu du
lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư sau này.
CHƯƠNG II - CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này trình bày khái quát về các khái niệm, các định nghĩa có liên quan
đến du lịch và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó còn nêu lên tầm quan trọng cũng như cơ
sở lý luận của đề tài dựa trên một số nghiên cứu tương tự trước đây về việc áp dụng
các giải pháp marketing vào phát triển du lịch ở một số địa phương khác.
2.1. Tổng quan về du lịch:
2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam:
Ngành Du lịch được Đảng và Nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát
triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ
trong khu vực” Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch
Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và đến nhiệm kỳ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX được nâng lên: “Phát triển nhanh du lịch thật sự
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.
Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: “Phát triển du lịch,
một ngành kinh tế mũi nhọn”; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào
nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ du
lịch chất lượng… để góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ.
Nhiều tỉnh, thành phố, tỉnh uỷ, thành uỷ đã có kế hoạch và nghị quyết về phát triển
du lịch, xác định vai trò, vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải pháp và chỉ
đạo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải pháp và chỉ
đạo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch của địa phương mình.
Các địa phương trong cả nước đã có sự chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí và
hiệu quả của sự phát triển du lịch, đã quan tâm, chú trọng đến phát triển du lịch, coi
du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế động lực, một hướng quan trọng để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác của địa
phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hoá, tăng
cường giao lưu với các địa phương trong nước và quốc tế, tạo việc làm cho các tầng
lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm cùng kiệt và là một cách làm giàu ngành và
toàn xã hội về vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của du lịch và trách nhiệm phát
triển du lịch. Việc nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch đã chuyển hoá
thành hành động cụ thể, để huy động ngày càng tăng các nguồn lực khai thác tiềm
năng và lợi thế du lịch của đất nước cho sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà theo
hướng bền vững.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu về các mặt
như sau:
Về khách du lịch: Lượng khách năm 1994 đạt một triệu, đã về trước kế hoạch 1
năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 1990 đến nay lượng
khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số (trung bình năm trên
20%). Khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 3
triệu lượt (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần, từ 1 triệu lượt (năm 1990)
Từ phân tích trên, chiến lược đầu tiên cần thực hiện là đa dạng các sản phẩm
du lịch. Đây là một việc làm cần thiết nếu muốn xây dựng RTTS thành một khu du
lịch có quy mô lớn. Bên cạnh đó cần thực hiện công tác quảng bá sản phẩm và
xây dựng đội ngũ nhân viên có tay nghề nằm phục vụ tốt cho khâu hướng dẫn du lịch,
gây thiện cảm với du khách.
5.3. Giải pháp Marketing nhằm phát triển khu du lịch sinh thái RTTS
5.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường
Trong mọi lĩnh vực kinh doanh thì việc nghiên cứu thị trường là công việc
quan trọng nhất cho chiến lược phát triển lâu dài. Để du lịch sinh thái RTTS phát
triển hơn nữa thì đây cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Đầu tiên nhà đầu tư cần
phải có một đội ngũ nhân viên chuyên về nghiên cứu, khảo sát thị trường để tìm hiểu
về nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của du khách. Công việc này có thể được thực hiện
bằng nhiều cách như quan sát thực tế du khách đến khu du lịch, khảo sát bằng bản
câu hỏi trực tiếp đối với những du khách đến cac khu du lịch khác của An Giang.
Ngoài ra đội ngũ nhân viên này có thể tham gia vào các diễn đàn trên mạng và thông
qua bản câu hỏi để lấy ý kiến từ cộng đồng cư dân mạng.
Ngoài việc khảo sát để biết nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của du khách, công
tác nghiên cứu thị trường còn giúp cho nhà đầu tư biết được những loại hình vui chơi
giải trí mới ở các khu du lịch sinh thái có sức hấp dẫn cao đối với du khách. Từ đó có
thể áp dụng cho khu du lịch của mình.
5.3.2. Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
Hiện nay du khách đến với khu du lịch sinh thái RTTS đa phần là khách du
lịch trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang. Kế đến là
các du khách đến từ các tỉnh khác của miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.
Khách du lịch đến từ miền trung và miền bắc còn rất ít do đường xa và khu du lịch
chưa có nhà nghỉ cho khách. Do đó có thể chia thành các thị trường sau:
- An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang: du khách ở các địa phương
này đến đây nhiều do khoảng cách địa lý gần gũi, du khách thuận tiện đi lại. Khi
chính quyền tỉnh đầu tư xây dựng tuyến đường 30/4 thì lượng du khách thuộc nhóm
này tăng lên khá nhanh. Vì vậy có thể chọn đây là thị trường mục tiêu của khu du lịch
sinh thái RTTS. Công tác nghiên cứu thị trường và chiến lược quảng bá cần tập trung
vào thị trường này.
- Các tỉnh khác của miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh: mặc dù
lượng du khách từ những nơi này đến khu du lịch chưa nhiều nhưng đây là thị trường
hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai. Do khoảng cách xa và giao thông chưa
thuận lợi cho xe khách loại lớn, nhất là tuyến đường từ Châu Đốc đến Tịnh Biên, nên
thời gian qua, lượng du khách từ những nơi này còn hạn chế về số lượng. Khi tuyến
đường này được nâng cấp và RTTS được đầu tư quy mô hơn thì nhóm du khách này
có thể sẽ tăng lên trong tương lai. Đây là thị trường mục tiêu mà nhà đầu tư khu du
lịch này có thể hướng đến.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix của Công ty TNHH Jollibee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp của hoạt động marketing mix tại công ty TNHH tã giấy diana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần m Luận văn Kinh tế 0
K Đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing trong kinh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top