Tremayne

New Member

Download miễn phí Đề cương Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải sản xuất thạch dừa phù hợp với điều kiện Bến Tre





MỤC LỤC
 
1. Đặt vấn đề 3
2. Tổng quan 3
2.1 Tổng quan về quy trình sản xuất và tính chất nước thải thạch dừa 3
2.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về công nghệ xử lý 3
2.3 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải dự kiến nghiên cứu 3
3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
3.2 Đối tượng nghiên cứu 3
3.3 Nội dung nghiên cứu 3
3.4 Phương pháp nghiên cứu 3
3.5 Lựa chọn công nghệ 3
3.6 Mô hình thực nghiệm 3
3.6.1 Mô hình tách dầu và cặn bằng trọng lực 3
3.6.2 Mô hình lọc sinh học kỵ khí giá thể xơ dừa 3
3.6.3 Mô hình lọc sinh học hiếu khí 3
3.6.4 Mô hình liên tục tách dầu - lọc kỵ khí - lọc hiếu khí 3
4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài 3
5. Các chương mục dự kiến của luận văn 3
6. Tiến độ thực hiện 3
7. Phần chuẩn bị của học viên 3
8. Tài liệu tham khảo 3
9. Ý kiến của GVHD 3
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n xuất thạch dừa. Đa phần là các cơ sở nhỏ, sản xuất mang tính tiểu thủ công nghiệp, trình độ kỹ thuật của lao động chưa cao, chưa có hệ thống xử lý nước thải, mặt bằng và vốn đầu tư cho các công trình xử lý nước thải hạn chế. Hiện tại, nước thải sản xuất thạch dừa chưa được xử lý thích hợp. Nước thải thạch dừa có COD, BOD và SS khá cao (có thể đến 4.600, 3.200 và 1.700 mg/L), khi thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước kênh rạch, sông ngòi tiếp nhận, làm ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh, giảm giá trị cảnh quan và cấp nước của các thủy vực. Từ sản lượng trung bình năm 9.000 tấn thạch dừa hiện nay, có thể hiểu rằng hàng năm hệ thống sông rạch Bến Tre đang phải tiếp nhận hơn 60.000 m3 nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn hay chưa qua xử lý.
Trong bối cảnh đó, rất cần một giải pháp xử lý nước thải sản xuất thạch dừa phù hợp, có thể áp dụng rộng rãi để đảm bảo phát triển bền vững nghề sản xuất thạch dừa. Luận văn này có mục tiêu đề xuất công nghệ xử lý nước thải sản xuất thạch dừa đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột A phù hợp với điều kiện Bến Tre.
Tổng quan
Tổng quan về quy trình sản xuất và tính chất nước thải thạch dừa
Thạch dừa là sản phẩm giải khát lên men từ nước dừa tươi nhờ giống vi khuẩn Acetobacter xilinum. Quy trình sản xuất thạch dừa được trình bày trong hình 1 sau đây.
Nước dừa
Đun sôi
Đường, muối khoáng
Hạ nhiệt
Lên men trên khay
Nhân giống vi khuẩn Acetobacter xilinum
Nước thải rửa khay
Thạch thô
Rửa
Cắt nhỏ
Đun sôi
Để ráo, rửa
Đun sôi
Đóng gói
Thạch dừa
Axit Acetic
Nước thải rửa thạch
Nước thải rửa thạch
Nước thải rửa bình
Khử trùng
Chất bảo quản, hương liệu
Hình 1. Quy trình chung sản xuất thạch dừa
Trong sản xuất thạch dừa, nước thải chủ yếu phát sinh ở các công đoạn rửa thạch, rửa khay và vệ sinh bình nhân giống. Ngoài ra, còn có nước thải vệ sinh nồi nấu và bể chứa thạch thô với tần suất xả thải thấp và lưu lượng rất thấp. Lưu lượng nước thải ước tính 5 -10m3/tấn thạch dừa thành phẩm.
Bảng 1. Tỉ lệ lưu lượng nước thải qua từng công đoạn
STT
Loại nước thải
Tỉ lệ lưu lượng (%)
Thành phần ô nhiễm chính
1
Nước thải rửa các bình nhân giống
5–10
SS, độ đục
2
Nước thải rửa khay, rửa nồi, rửa bồn
5–10
BOD, COD, SS, Dầu mỡ
3
Nước thải rửa thạch
80–90
BOD, COD, SS, Dầu mỡ
Nguồn: Khoa Môi trường – ĐH Bách Khoa Tp.HCM
Bảng 2. Tính chất nước thải thạch dừa so với QCVN 24:2009
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
QCVN 24:2009 (cột A)
Mẫu 1(*)
Mẫu 2(**)
1
pH
-
6,6
6,1
6-9
2
BOD
mg/L
2.200
3.200
30
3
COD
mg/L
3.400
4.600
50
4
SS
mg/L
620
1.700
50
5
Tổng N
mg/L
8
12
15
6
Tổng P
mg/L
2
3
4
7
Dầu mỡ
mg/L
120
180
10
Nguồn: Khoa Môi trường, ĐH Bách Khoa Tp.HCM
(*) Nước thải cơ sở Nguyễn Ngọc Thảo, 143D, Khu Phố 4, Phường 7, Bến Tre;
(**)Nước thải cơ sở Nguyễn Thị Tước, 154C, Khu Phố 3, Phường 7, Bến Tre.
Nước thải sản xuất thạch dừa có pH axit yếu, nếu để lâu pH sẽ giảm do xảy ra quá trình lên men. Loại nước thải này có thành phần hữu cơ cao, các chỉ tiêu COD, BOD có độ dao động lớn, hàm lượng chất lơ lửng cũng khá cao nhưng dễ lắng (lắng hơn 80% sau 2 giờ lắng tĩnh).
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về công nghệ xử lý
Các nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu xử lý nước thải ngành dừa và thạch dừa được công bố không nhiều. Tóm tắt về các nghiên cứu này như sau:
T. Mungcharoen, Đại học Kasetsart, Thái Lan năm 1996 đã nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải sản xuất thạch dừa quy mô pilot[11]. Nước thải thạch dừa có BOD 4.700mg/L, lấy từ cơ sở sản xuất có công suất 3.000kg thạch dừa/ngày, tạo 30m3 nước thải/ngày. Nghiên cứu đã so sánh 3 phương án xử lý: dùng hệ thống hồ, hồ làm thoáng và hệ thống hỗn hợp. Kết quả cho thấy nếu giá ðất thấp hõn 104 USS/m2 thì nên chọn xử lý bằng hệ thống hồ; ngược lại thì xử lý bằng hồ làm thoáng sẽ thích hợp hơn.
Piyanoot Kongkitpisal, Đại học Mahidol, Thái Lan năm 1998 đã nghiên cứu xử lý nước thải thạch dừa bằng lọc kị khí [19]. Nước thải thạch dừa trong nghiên cứu có COD 1.954 - 4.943 mg/L, công nghệ sản xuất tạo 5-7m3 nước thải/tấn thạch dừa thành phẩm. Hiệu suất khử COD và SS của lọc kị khí với tải trọng hữu cơ 0,48 kg/ m3.ngày là 79,5% và hiệu quả xử lý giảm đi khi tải trọng hữu cơ tăng lên. Ở tải trọng hữu cơ 4,57kg/m3.ngày, hiệu quả xử lý COD và SS lần lượt là 60,1 và 66,9%. Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả xử lý bằng lọc kị khí với thời gian lưu là 48h cao hơn 24h.
J. D. Mannapperuma nghiên cứu thu hồi dầu từ các nhà máy kẹo dừa bằng công nghệ tuyển nổi, UF và thẩm thấu ngược. Nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng [16].
Nhà máy sản xuất dầu dừa và kẹo dừa Rathkerawwa, Sri Lanka áp dụng thành công công nghệ UASB để xử lý nước thải đồng thời thu biogas [16].
Jayamanne M. D.A. Athula năm 2007 nghiên cứu hệ thống lọc sinh học kỵ khí vật liệu nổi (UAFF) để xử lý nước thải kẹo dừa. Hiệu quả khử COD đạt 96,3%, khử BOD 97,7%[9].
J. I. Soletti năm 2005 nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất nước cốt dừa và cơm dừa nạo sấy bằng keo tụ kết hợp tuyển nổi khí hòa tan cho thấy có thể khử 85% COD[6].
Anna Maria I. Cuevas nghiên cứu hiệu quả của công nghệ lọc kị khí dòng chảy ngược trong xử lý nước thải kẹo dừa[17].
Các công nghệ xử lý nước thải cho ngành chế biến thực phẩm trên thế giới đã được nghiên cứu và triển khai rất hiệu quả, nhưng nhìn chung chi phí đầu tư và vận hành thường cao hơn các cơ sở sản xuất trong nước. Một vài công nghệ điển hình đã áp dụng xử lý nước thải chế biến thực phẩm như sau:
Nhà máy Ethel M Chocolate, tại Nevada, Mỹ sử dụng đất ngập nước nhân tạo đề xử lý nước thải kẹo[13].
Candy Manufacturing Plant áp dụng công nghệ xử lý gồm trung hòa, tuyển nổi, bùn hoạt tính và hồ sinh học cho xử lý nước thải bánh, kẹo.
Nhà máy sản xuất bánh kẹo Bimbo - Ricolino đặt tại Mexico có công nghệ xử lý nước thải gồm bẫy dầu, thùng quay tự rửa (lỗ ra 880micromet), bể điều hòa, hệ thống keo tụ - tuyển nổi, bể UASB cải tiến, lọc sinh học MBBR (moving bed biofilm reactor) cải tiến, bể lắng và lọc cát[14].
Brazil Candy Manufacturing Plant áp dụng hệ hybrid kỵ khí tốc độ cao và đất ngập nước để xử lý nước thải[18].
Các nghiên cứu trong nước
Viện Công nghệ và Khoa học quản lý môi trường - Tài nguyên năm 2010 đã thực hiện “Nghiên cứu quy trình kỹ thuật công nghệ xử lý nước thải chế biến ngành dừa: Cơm dừa nạo sấy và kẹo dừa”[15]. Công nghệ đề xuất gồm lắng tách dầu trong 24h, keo tụ - tạo bông, xử lý kỵ khí và xử lý hiếu khí bằng hệ VSV lơ lửng, lắng, lọc áp lực và khử trùng (xem hình 2).
Hình 2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải cơm dừa nạo sấy [15] 
Một số công trình và các đề tài nghiên cứu xử lý nước thải chế biến thực phẩm được tổng hợp như sau:
Xí nghiệp bánh kẹo Hải Hà áp dụng phương án vi sinh tải trọng cao: FBR (yếm khí, thiếu khí và hiếu khí) được chuyển giao công nghệ bởi Công ty Nissho Iwai, Tetsugen, Organo.
Công ty VinaBico: Áp dụ...
 

tctuvan

New Member
Bạn tải tại link này

nhớ thank cho chủ thớt nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top