minhthu_88

New Member

Download miễn phí Luận văn Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp





Nguồn vốn do tỉnh quản lý bao gồm vốn ngân sách (vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương và vốn trong ngân sách tỉnh), vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do địa phương quản lý, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Sự gia tăng nguồn vốn này là dấu hiệu đáng mừng; cho phép tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư ngày càng lớn; đồng thời việc đánh giá, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh chặt chẽ hơn và hiệu quả đầu tư do đó cũng được nâng cao.

Giai đoạn 2003 - 2007, vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý tăng dần qua các năm, năm 2003 là 2.370 tỷ đồng bằng 86,49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2005 là 4.064 tỷ đồng (88,40%) và năm 2007 là 6.230 tỷ đồng bằng 83,79% tăng cao nhất giai đoạn. Năm 2007 vốn do Trung ương quản lý là 505 tỷ đồng, chiếm 6,79% nguồn vốn đầu tư do Trung ương quản lý có xu hướng giảm dần. Vốn FDI là 700 tỷ đồng bằng 9,41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn này đang có chiều hướng tích cực và sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Do vậy tỉnh Bắc Ninh cũng đang tiếp tục rà soát, triển khai quy hoạch bổ sung, quy hoạch mới các khu, cụm công nghiệp làng nghề tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện thuê đất, mở rộng quy mô sản xuất.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g 9,4 %; sản lượng lúa từ 318.708 tấn năm 1997 tăng lên 441.416 tấn năm 2000, bình quân mỗI năm tăng 10,9%. Đến năm 2005 , diện tích gieo trồng cây thực phẩm là 10.729ha, tăng 23% so với năm 2000 và tăng 31,1% so với năm 1997; năm 2007 là 10.351 ha tăng giảm so với diện tích gieo trồng năm 2005 (giảm 3,6%)
Nông - lâm - ngư nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bắc Ninh đóng góp hơn 40% GDP toàn tỉnh hàng năm, đến năm 2003 còn thu hút 784,41 nghìn lao động, tương đương 77,21% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và là hoạt động chủ yếu của hơn 87% dân số sống ở nông thôn. Đầu tư phát triển nông - lâm - ngư nghiệp cũng bao gồm cả vốn đầu tư vào ngành thuỷ lợi, chiếm trên 40% lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp. Quy mô vốn đầu tư vào nông nghiệp tại Bắc Ninh lớn và chiếm tỷ trọng cao so với mức bình quân cả nước đã phản ánh những nỗ lực của tỉnh nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Vốn tín dụng trung và dài hạn dành cho nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 63% tổng nguồn vốn này và tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2003: 57,5 tỷ đồng năm 1998; 144,3 tỷ đồng năm 1999 (tăng 150,9%); 242,2 tỷ đồng năm 2000 (tăng 67,8%); 324,6 tỷ đồng năm 2001 (tăng 34%); 426,2 tỷ đồng năm 2002 (tăng 31,3%); 590,7 tỷ đồng năm 2003 (tăng 38,6%) đến năm 2007 là 612,7 tỷ đồng (tăng 3,72%).
Cơ giới hoá trong nông nghiệp đã có những thay đổi rõ rệt. Đến hết năm 2006, toàn tỉnh có 2.560 máy cày các loại sử dụng trong nông nghiệp, tăng gấp 2,4 lần năm 1997, bình quân 100ha có 6 máy cày (cả nước là 5,4 máy).
Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều trạm bơm đầu mối, trạm bơm nội đồng lớn như: Tân Chi II, Văn Thai, Kim Đôi II. . .tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới tiêu đã tăng lên gần 70%. Những năm gần đây máy tuốt lúa chủ yếu là đạp chân thì nay đã được thay thế bằng động cơ điện, thậm trí nhiều hộ gia đình đã mua máy tuốt liên hợp chạy bằng động cơ diezen, dễ cơ động, vận chuyển trên đồng. Việc vận chuyển vật tư, phân bón, nông sản. . .cũng được cơ giới hoá từng phần đến năm 2006 khu vực nông thôn đã có 2.490 xe ôtô vận tài và xe công nông. Mạng lưới điện nông thôn được hiện đại hoá và mở rộng, với 100% xã, phường có điện lưới và gần 100% số hộ gia đình dùng điện, Bắc Ninh đã hoàn thành cơ bản điện khí hoá nông thôn. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nhanh chóng số lượng máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp, máy chế biến nông sản và phát triển ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, quá trình cơ giới hoá trong nông nghiệp, nông thôn diễn ra vẫn còn chậm chạp, mang nặng tính tự phát. . .
Quy mô nguồn vốn đầu tư vào nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng giảm dần hàng năm, do vậy cơ cấu đầu tư về lĩnh vực này cũng có xu hướng giảm theo vốn đầu tư dần song còn chậm: Vốn đầu tư giảm là 252,8 tỷ đồng (bằng16,6%) năm 2003 xuống còn 66,3 tỷ đồng (bằng 2,0%).
Bảng 11: Vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư XDCB do địa phương quản lý phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001-2007 (giá hiện hành).
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngành
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số:
343,0
474,7
678,6
667,7
696,8
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
252,8
199,7
72,3
61,8
66,3
Cơ cấu đầu tư (%)
Tổng số:
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
16,6
10,5
4,6
2,4
2,0
2.2.1.2 - Lâm nghiệp:
Do diện tích đất lâm nghiêp ít, rừng tập trung của Bắc Ninh là rừng trồng và hầu hết là rừng cảnh quan môi trường, phải quản lý, giữ gìn lâu dài nên sản lượng lâm sản khai thác không lớn, chủ yếu là từ cây phân tán. Từ 1997-2006 toàn tỉnh đã khai thác được 54.488m3 gỗ, 24.602 ster củI, 4,9 triệu cây tre, 38 tấn song mây, 587 tấn sấu, trám. . .
Giá trị sản xuất lâm nghiệp cũng giảm dần qua các năm, nhất là từ năm 2000 đến nay. Theo giá cố định năm 1994, giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 1997 đạt 9,35 tỷ đồng, năm 2000 là 11,9 tỷ đồng nhưng đến năm 2003 giảm xuống còn 6,58 tỷ đồng và năm 2005 còn 5,77 tỷ đồng, năm 2006 còn 5,76 tỷ đồng. Bình quân mỗI năm từ 1997-2006 giảm 7,49%, trong đó trồng và nuôi rừng giảm 10%; khai thác lâm sản giảm 7,58%.
2.2.1.3. Thuỷ sản:
Ngày 20/6/2001 Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ra Nghị quyết số 06/NQ-TU về chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình lúa - cá, đây là bước đột phá quan trọng làm cho sản xuất thuỷ sản phát triển nhanh, góp phần tích cực nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Quy mô diện tích và sản lượng thuỷ sản thu hoạch hàng năm tăng nhanh. Năm 1997, Bắc Ninh có 2.792 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản 5,26 nghìn tấn. Đến năm 2007 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đã tăng lên 4.986 ha, gấp 1,78 lần năm 1997.
Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản không chỉ tăng nhanh mà còn tăng cao nhất trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Theo giá cố định năm 1994, từ 58,1 tỷ đồng năm 2000 đã tăng lên 151,6 tỷ đồng năm 2005 và 203,0 tỷ đồng năm 2007 gấp 3,4 lần so với năm 2000. Bình quân mỗi năm từ 1997-2007 tăng là 19,35%. Trong đó giá trị nuôi trồng luôn có tốc độ tăng cao hơn mức bình quân chung của ngành thuỷ sản, bình quân mỗi năm từ 1997-2007 tăng là 27,51%.
2.2.2. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng.
Ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh sau thời gian tổ chức lại sản xuất đã chặn đứng được tình trạng sa sút nghiêm trọng và từng bước đi lên. Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp và xây dựng cũng dần tăng về quy mô và tỷ trọng: 30,57% năm 1998; 31,30% năm 1999; 33,97% năm 2000; 34,65% năm 2001; năm 2002 đạt 31,68% và năm 2003 là 39,36%, đến năm 2007 vốn đầu tư cho lĩnh vực này là: 50,4%.
Giai đoạn 2001-2007: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tuy thấp hơn giai đoạn trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao. Năm 2001 tăng 24%, năm 2002 tăng 34,69%, năm 2003 tăng 20,46%, năm 2004 tăng 25,44%, năm 2005 tăng 27,54%, năm 2006 tăng30,28% và năm 2007 tăng 32,99%, bình quân mỗI năm tăng 27,9%. Điểm đáng chú ý trong phát triển công nghiệp giai đoạn này là sự vươn lên mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân. Năm 2000, giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này chiếm 10,34% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, năm 2001 đã tăng lên 16,16%, năm 2005 là 27,49% và năm 2007 là 25,95%. Năm 2005, giá trị sản xuất theo giá thực tế của kinh tế tư nhân là 3.676,6 tỷ đồng gấp 13 lần năm 2000 và đến năm 2007 là 7.124,5 tỷ đồng gấp 25,2 lần năm 2000, bình quân mỗI năm tăng 20,14%.
Bảng 12: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003 - 2007 phân theo hình thức quản lý.
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Phân theo hình thức quản lý
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số:
2.740
3441
4.597
5.985
7.435
- Trung ương quản lý
160
151
90
382
505
- Địa phương quản lý
2.370
3.260
4.064
4.922
6.230
- Đầu tư trực tiếp NN
210
30
443
681
700
Cơ cấu vốn đầu tư (%)
Tổng số (%):
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
- Trung ương quản lý
5,85
4,38
1,95
6,38
6,79
- Địa phương quản lý
86,49
94,73
88,40
82,23
83,79
- Đầu tư trực tiếp NN
7,66
0,87
9,63
11,37
9,41
Nguồn vốn do tỉnh quản lý bao gồm vốn ngân sách (vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương và vốn trong ngân sách tỉnh), vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do địa phương quản lý, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Sự gia tăng nguồn vốn này là dấu hiệu đáng mừng; cho phép tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư ngày càng lớn; đồng thời việc đánh giá, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh chặt chẽ hơn và hiệu quả đầu tư do đó cũng được nâng cao.
Giai đoạn 2003 - 2007, vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý tăng dần qua các năm, năm 2003 là 2.370 tỷ đồng bằng 86,49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2005 là 4.064 tỷ đồng (88,40%) và năm 2007 là 6.230 tỷ đồng bằng 83,79% tăng cao nhất giai đoạn. Năm 2007 vốn do Trung ương quản lý là 505 tỷ đồng, chiếm 6,79% nguồn vốn đầu tư do Trung ương quản lý có xu hướng giảm dần. Vốn FDI là 700 tỷ đồng bằng 9,41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn này đang có chiều hướng tích cực và sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Do vậy tỉnh Bắc Ninh cũng đang tiếp tục rà soát, triển khai quy hoạch bổ sung, quy hoạch mới các khu, cụm công nghiệp làng nghề tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện thuê đất, mở rộng quy mô sản xuất.
Bảng 13: Các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
STT
Tên KCN
DT quy hoạch
DT đất xây dựng nhà máy
DT thu hồi theo QĐ
DT đã cho thuê
Tỷ lệ lấp đầy (%)
01
Tiên Sơn
349
239,26
330,3
172,00
71,89
02
Quế Võ
402
283,47
402
185,08
65,29
03
Đại Đồng-Hoàn Sơn
272,11
189,38
272,11
119,70
63,21
04
Quế Võ mở rộng
300
202,07
133,26
55,26
27,35
05
Tân Hồng - Hoàn Sơn
61,36
44,44
60,5
44,44
100,00
06
Yên Phong 1
351,33
220,57
191,2
104,21
47,25
07
VSIP Bắc Ninh
485
343,7
384,56
27,5
8,00
08
Quế Võ 2
272,57
184,049
120
09
Thuận Thành 3
140
105,38
140
Mới khởi công Tháng 3/2008
10
Nam Sơn - Hạp Lĩnh
402,5
241,00
100
Mới hoàn thành
quy hoạch
Tổng:
3.035,87
2.053,32
2.133,93
7...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top