saobang_no01

New Member
Download miễn phí Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả CTRCN và CTNH tại Khu công nghiệp Tân Bình từ nay đến năm 2022

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 3
1.3 Nội dung nghiên cứu 4
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6 Ý nghĩa đề tài 6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm liên quan đến Chất thải rắn công nghiệp
và Chất thải nguy hại 7
2.1.1 Các khái niệm 7
2.1.2 Phân loại 8
2.2 Các cơ sở lý thuyết về Thuyết sinh thái công nghiệp 10
2.2.1 Trao đổi chất công nghiệp (Industrial Metabolism) 10
2.2.2 Hệ sinh thái công nghiệp (Industrial Eco-system) 12
2.3 Khái niệm về kinh tế chất thải 14
2.3.1 Khái niệm 14
2.3.2 Các nguyên lý cơ bản của kinh tế chất thải 15
2.4 Các qui định pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý
CTRCN & CTNH trong KCN 17
2.4.1 Các văn bản pháp quy 17
2.4.2 Các yêu cầu của Luật làm cơ sở thực hiện đề tài 19
2.5 Tình hình quản lí chung CTRCN & CTNH tại các
Khu Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 20
2.5.1 Tình hình phát sinh CTRCN& CTNH tại các KCN-KCX 21
2.5.2 Công tác quản lí và xử lí CTRCN & CTNH 24

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA KCN TÂN BÌNH

3.1 Giới thiệu KCN Tân Bình 29
3.2 Tình hình thu gom vận chuyển và xử lí Chất thải rắn tại khu
công nghiệp Tân Bình 31
3.2.1 Hiện trạng phát thải 31
3.2.2 Công tác quản lí 37
3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn của Khu Công Nghiệp 38
3.3.1 Đánh giá chung 38
3.3.2 Nhận xét 40
3.4 đoán tốc độ gia tăng chất thải rắn công nghiệp và
chất thải nguy hại trong KCN Tân Bình 42
3.4.1 Các cơ sở và phương pháp báo tải lượng
chất thải rắn công nghiệp và nguy hại 42
3.4.2 Dự báo tổng tải lượng CTRCN KCN TB giai đoạn 2006-2020 44
3.4.3 đoán số lượng, thành phần,quy mô của các lọai hình
tái sinh, tái chế và tuần hòan chất thải trong KCN Tân Bình 47


CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÍCH HỢP NHẰM QUẢN LÝ
CTRCN & CTNH TẠI KCN TÂN BÌNH
4.1 Định hướng cơ bản về công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp
và chất thải nguy hại tại KCN Tân Bình 52
4.1.1 Phân loại chất thải rắn tại nguồn 52
4.1.1.1 Phân loại chất thải sinh hoạt và CTRCN 53
4.1.1.2 Phân loại rác công nghiệp nguy hai và không nguy hại 55
4.1.2 Tái sinh, tái chế, trao đổi chất thải 57
4.1.2.1 Lợi ích của việc tái sinh, tái chế, trao đổi CTRCN 57
4.1.2.2 Các mục tiêu và tiêu chí quy hoạch 60
4..2 Đề xuất phương án xây dựng trạm trao đổi CTRCN – CTNH tại KCNTB
4..2..1 Khái niệm chung về “ thị trường trao đổi CTRCN” 61
4..2.1.1 Định nghĩa, mục đích 61
4..2.1.2 Các phương pháp trao đổi CTR của thị trường
trao đổi chất thải 62
4.2.1.3 Lợi ích kinh tế và lợi ích vể môi trường 62
4.2.2 Các tiêu chí và thứ tự xây dựng mô hình trạm trao đổi CTRCN 63
4.2.2.1 Các tiêu chí xây dựng 63
4.2.2.2 Thứ tự xây dựng mô hình 64
4.2.3 Tiềm năng trao đổi chất thải rắn tại KCN Tân Bình 65
4..2..3.1 Hiện trạng xử lý chất thải của các
doanh nghiệp trong KCN TB 65
4.2.3.2 Tiềm năng trao đổi 69
4.3 Kế hoạch triển khai thực hiện phương án xây dựng
trạm trao đổi CTRCN trong KCN Tân Bình 70
4.3.1 Các vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu trữ, quản lí
CTRCN – CTNH tại KCN Tân Bình 71
4.3.1.1 Nguyên tắc, thủ tục, thu gom CTRCN trong KCN TB 71
4.3.1.2 Vận chuyển CTRCN trong KCN Tân Bình 73
4.3.1.3 Điều kiện lưu giữ CTRCN - CTNH 75
4.3.1.4 Quản lý CTRCN – CTNH tại trạm trao đổi chất 77
4.3.2 Đề xuất kế hoạch xây dựng trạm trao đỗi CTR 80
4.3.2.1 Xác định mô hình trao đổi 80
4.3.2.2 Thiết kế trạm trao đổi 83
4.3.2.3Bố trí nhân sự trong trạm trao đổi CTR 89
4.4 Các biện pháp nâng cao năng lực, nhận thức của các Doanh nghiệp
trong KCN Tân Bình 90
4.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực, nhận thức cho các DN 90
4.4.2 Kế hoạch cụ thể 91
4.4.2.1 Mục tiêu chung 91
4.4.2.2 Nội dung cần thực hiện 93

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 94-98



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm liên quan đến Chất thải rắn công nghiệp và Chất thải nguy hại
2.1.1 Các khái niệm
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) là chất được loại ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. CTRCN được chia thành chất thải công nghiệp không độc hại, và chất thải công nghiệp độc hại.

Chất thải nguy hại
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới cho biết, hiện nay tại các nước đang phát triển, vấn đề nhận thức mức độ nguy hại của chất thải hầu như chưa quan tâm. Vì tầm quan trọng đối với sức khỏe con người và an toàn môi trường nên chúng ta sẽ đề cập về khái niệm của CTNH theo quy chế quản lí chất thải nguy hại ban hành theo quyết định 155/1999/QĐ – TTg ngày 16/07/1999 như sau: “CTNH là chất thải có chứa các chất hay hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hay tương tác với các chất khác gây hại tới môi trường và sức khỏe con người”.
Chất thải công nghiệp không nguy hại
Chất thải không nguy hại: chất thải không có tính chất của chất thải nguy hại, thường là các loại phế phẩm công nghiệp có thể đưa vào tái sinh, tái chế (giấy, thủy tinh, kim loại vụn…)

2.1.2 Phân loại
Chất thải rắn công nghiệp
 Chất thải công nghiệp phát sinh từ các nguồn khác nhau nhưng có thể qui về 3 loại chính như sau:
 Chất thải có khả năng tái sinh tái chế: gồm các chất thải có nguồn gốc từ nhựa, cao su, plastic, giấy, thủy tinh, kim loại… Các chất này có khả năng tái sinh tại cùng một nhà máy để tạo thành sản phẩm thứ cấp, hay có thể tái chế ở một dây chuyền khác để cho ra môt sản phẩm khác.
 Chất thải rắn dễ phân hủy: gồm các loại chất thải có nguồn gốc từ chất hữu cơ dễ phân hủy như xác động vật, các bô phận từ thực vật. Các loại chất thải này phát sinh từ các nhà máy chế biến thực phẩm, nước giải khát, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản, phân hữu cơ….
 Chất rắn khó phân hủy: gồm các loại chất thải có nguồn gốc từ chất hữu cơ và vô cơ khó phân hủy như vải, simili, sợi, gỗ, da, xơ dừa..
 Sự phân loại này có tính tương đối và tạm thời để làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý sau này.

Chất thải nguy hại
Mục đích của việc phân loại CTNH là nhằm phân biệt giữa các loại CTNH với nhau và xác định về thành phần, tính chất tải lượng của CTNH. Hiện nay Việt Nam chưa có tiêu chí thống nhất để phân loại chất thải nguy hại. Trên thế giới người ta phân loại CTNH theo nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ từng trường hợp chủ yếu vào mục đích quản lý. Một số phương pháp phân loại điển hình được áp dụng ở các nước phát triển như :
 Phân loại theo khả năng xử lý: để có thể áp dụng các biện pháp xử lý CTNH có hiệu quả cần có những qui định rõ đối với từng loại CTNH là phải sử dụng các biện pháp nào để xử lý phù hợp. Ví dụ chất thải có chứa Cr+6 lớn hơn 1% trọng lượng, bắt buộc phải áp dụng biện pháp hóa học-oxy hóa khử để xử lý.
 Phân loại theo tính chất nguy hại của chất thải: cách phân loại này nhằm đảm bảo an toàn khi vận chuyển, tồn trữ chất thải nguy hại.
Ví dụ: những chất thải có khả năng gây cháy nổ, lây nhiễm, bay hơi, thăng hoa, ăn mòn như dung môi hữu cơ, axit, kiềm, thuốc trừ sâu, bệnh phẩm đều phải được phân loại riêng trước khi vận chuyển và tồn trữ. Việc phân loại theo tính chất của CTNH có thể hỗ trợ việc sử dụng đúng, an toàn các loại vật liệu dùng để chứa CTNH trong quá trình vận chuyển. Rõ ràng chúng ta không thể dùng thép thường để chứa chất thải có tính axit trong quá trình tồn trữ, vận chuyển.
 Phân loại theo mức độ độc hại của chất thải nhằm mục đích phòng tránh bị ngộ độc trong khi tiếp xúc với chất thải. Cách phân loại này đặc biệt quan trọng đối với các loại chất thải có chưá các hóa chất độc cấp tính.
Ví dụ: các loại muối cyanua, hợp chất clo mạch vòng, hợp chất cơ kim của photpho (P), thủy ngân (Hg). Để đánh giá mức độ độc hại của hoá chất thải, người ta thường sử dụng LD50 (mg/ Kg trọng lượng cơ thể) để biểu diễn độ độc hại hay mức độ gây chết 50% số các cơ thể sinh vật dùng làm thí nghiệm của chất độc. Giá trị của LD50 của một chất độc càng nhỏ thì độ độc của chất đó càng cao.
 Phân loại chất thải dựa theo loại hình công nghiệp: cách phân loại này rất phổ biến trong công tác quản lí, vì chỉ cần xem xét quy trình công nghệ người quản lí dễ dàng nhận ra được CTNH ngay từ khâu sản xuất. Ngoài ra, cách phân loại này đóng vai trò quan trọng trong việc khảo sát thành phần và khối lượng CTNH theo từng ngành nghề để dự báo tải lượng chất thải phát sinh ở phạm vi lớn hơn.

2.2 Các cơ sở lý thuyết về trao đổi chất công nghiệp
2.2.1 Trao đổi chất công nghiệp (Industrial Metabolism)
Cơ sở của STCN dựa tên hiện tượng trao đổi chất công nghiệp (TĐCCN) – là quá trình vật lí chuyển hóa nguyên liệu, năng lượng và sức lao động của con người thành sản phẩm và chất thải ở điều kiện ổn định – [1] [2]. Khái niệm này giúp chúng ta hiểu được hoạt động của hệ công nghiệp, kết hợp những hiểu biết về hệ sinh thái, con người có thể “hiệu chỉnh hoạt động của hệ công nghiệp sao cho tương thích với hệ sinh thái (HST) tự nhiên – [3]. Bằng cách như vậy, các cơ sở sản xuất công nghiệp có thể tổ hợp thành HSTCN. Trong HST tự nhiên, đáng chú ý nhất là quá trình trao đổi chất sinh học. Sự so sánh giữa quá trình TĐC sinh học với quá trình TĐC công nghiệp là cơ sở xây dựng hệ STCN. Điểm giống nhau giữa hai quá trình này là ‘các quá trình TĐC có thể được chia thành 2 nhóm chính: quá trình đồng hóa


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1 Sự cần thiết của đề tài
Với tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng trưởng từ 8-11% trong những năm gần đây, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) luôn dẫn đầu và xứng đáng là “đầu tầu” khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng TP.HCM cũng đang phải gánh vác nặng nề một lượng chất thải công nghiệp sinh ra từ sự tăng trưởng đó.
Với hơn 800 nhà máy nằm trong 15 KCN, KCX đang hoạt động (theo thống kê tháng 6/2005 của Phòng Quản Lý Chất thải rắn - Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM); gần 28.000 cơ sở vừa và nhỏ nằm phân tán khắp thành phố (theo Cục thống kê Thành Phố HCM năm 2004), mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 1.500 1.800 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 120-150 tấn chất thải nguy hại. Hàng năm các nhà máy trong KCN – KCX trên địa bàn TP.HCM thải ra 62.726,4 tấn chất thải rắn.

Theo quyết định số 62/2002QĐ-BKHCNMT ngày 09/08/2002 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài Nguyên & Môi trường) ban hành, trách nhiệm của các chủ đầu tư, công ty dịch vụ cơ sở hạ tầng KCN là phải xây dựng trạm xử lí chất thải tập trung hay trạm trung chuyển rác trước khi đi vào hoạt động, nhưng chỉ có 2 KCN Linh Trung và Tân Thuận thực hiện quyết định đó. Hiện nay, việc thu gom vận chuyển, xử lý chất thải hiện nay hoàn toàn tự phát, do các doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm. Một số KCN giao khoán hợp đồng cho các đơn vị này làm mà không có kiểm tra giám sát. Các đơn vị thu gom chất thải từ các nhà máy xí nghiệp sau đó đem về phân loại, những chất có thể tái chế thì tận dụng còn chất độc hại thì đổ ra môi trường. Nhiều doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép, chỉ khi nào được KCN yêu cầu thì mới đến Sở Tài Nguyên và Môi trường xin giấy phép. Nhiều KCN thừa nhận, sau khi kí hợp đồng xong, các công ty thu gom, vận chuyển rác đi đâu KCN hoàn toàn không nắm được.

Tác động của rác thải đối với môi trường, cảnh quan và muôn vật cũng như sự cần thiết và tầm quan trọng của quản lí CTR đã đề cập đến rất nhiều trong các đạo Luật Bảo vệ môi trường của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong tuyên bố của các tổ chức quốc tế, trong nhiều tài liệu, sách báo hội nghị, hội thảo… Ở Việt Nam, các vấn đề liên quan đến CTRCN và CTNH cũng đã được qui định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp qui dưới Luật. Gần đây chúng đã được đề cập đến rất nhiều trong các hôi nghị, hội thảo khoa học về bảo vệ môi trường và được nhắc đến thường xuyên trong các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời còn là sự quan tâm sâu sắc đối với các cơ quan chức năng, nghiên cứu và đào tạo, mà còn là đối với đại đa số các tầng lớp nhân dân kèm theo những lời chỉ trích gay gắt, đặc biệt là đối với các khu công nghiệp tập trung.

Quản lí chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các KCN nói riêng có thể nói là một vấn đề hết nan giải và bất cập trong bối cảnh hiện nay. Chỉ có một phần rất nhỏ CTRCN được thu hồi, tái chế và tái sử dụng ngay trong các cơ sở công nghiệp hay tái chế bên ngoài do các cơ sở tư nhân đảm nhiệm. Phần lớn CTRCN, kể cả CTNH được bỏ lẫn lộn với rác đô thị và được đổ bừa bãi xuống các kênh rạch, khu đất trống, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Mặc dù qui chế quản lí CTNH đã có hiệu lực từ hơn 7 năm nay (năm 1999) nhưng việc tách riêng CTNH ra khỏi CTRCN vẫn chưa thực hiện được thực hiện tốt ở các cơ sở đăng kí quản lí CTNH.
Tại nhiều nơi trên thế giới, công tác tái chế và tái sử dụng chất thải công nghiệp đã và đang được áp dụng hiệu quả thông qua một hệ thống các nhà máy tái chế chất thải cũng như thị trường trao đổi chất thải. Ngay ở nước ta, hoạt động thu hồi tái chế chất thải cũng khá nhộn nhip, các cơ sở thu gom và tái chế chất thải đã được hình thành và phát triển. Chính vì thế, có thể nói một trong những biện pháp góp phần làm giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn và tái sử dụng hợp lý chất thải. Hơn nữa công tác này còn giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu sản xuất công nghiệp, hay tạo ra nguồn thải mới. Các lợi ích của công tác này bao gồm :
 Lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu hay các nguồn năng lượng có giá trị, giảm chi phí để thải hay xử lý các chất thải sinh ra.
 Lợi ích về môi trường là giảm thiểu rác nên giảm ô nhiễm môi trường

Vì vậy để tiết kiệm nguyên vật liệu – tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường thì cần có những chiến lược cụ thể, trong đó có thể nói tái sử dụng và tái chế các chất thải nhất là CTRCN và CTNH. Các hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải cần được thống nhất thông qua việc xây dựng và phát triển một thị trường trao đổi và tái chế CTRCN bên trong và bên ngoài các doanh nghiệp trong từng KCN, đặc biệt là các KCN nằm trong thành phố.
Trong tất cả các KCN-KCX trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có duy nhất 1 khu công nghiệp nằm trong nội thành là KCN Tân Bình, do đó vấn đề môi trường được ưu tiên lên hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề quản lí CTRCN và CTNH chưa được quản lí tốt. Đa số các doanh nghiệp đều bỏ chung CTRCN (kể cả CTNH) vào chung chất thải sinh hoạt, gây khó khăn cho công tác quản lý. Do đó, để giải quuết các vấn đề nêu trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả CTRCN và CTNH tại KCN Tân Bình” đã được chọn để thực hiện đồ án tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý CTRCN-CTNH trong KCN TB để đề xuất xây dựng biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hiệu quả.

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi:
 Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, đưa ra các biện pháp quản lý chất thải rắn với đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tân Bình.
 Đề xuất các giải pháp khả thi, giúp định hướng xây dựng một thị trường hiệu quả để trao đổi chất thải rắn công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN Tân Bình

Đối tượng nghiên cứu
Chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại trong các doanh nghiệp và khả năng tái sử dụng, tái chế của chúng.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát
 Xem xét và đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại cơ sở hệ thống sản xuất, cách hoạt động, công nghệ sản xuất…
 Xem xét mô hình trung tâm trao đổi chất thải rắn tại KCN Biên Hòa 1- Đồng Nai
Phương pháp tổng hợp số liệu
Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ Internet, sách báo ...) về thuyết sinh thái công nghiệp và trung tâm trao đổi chất thải.
Phương pháp so sánh, phân tích đánh giá
Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp ý kiến chuyên gia : tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn môi trường về công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hiện nay

1.5 Nội dung nghiên cứu
Thu thập tài liệu, nghiên cứu tổng quan hệ thống quản lý CTRCN & CTNH tại KCN TÂN BÌNH.
Khảo sát thực trạng biện pháp quản lý CTRCN – CTNH đang được áp dụng tại KCN.
Nghiên cứu, đánh giá giải pháp và lựa chọn công nghệ quản lí CTRCN –CTNH thích hợp.
Nghiên cứu đề xuất và phát triển kế hoạch hướng dẫn về việc trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN và xây dựng mô hình trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN

1.6 Ý nghĩa của đề tài
Tính thực tế
Đồ án nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về việc đưa ra phương hướng quản lý CTRCN và CTNH trong KCN Tân Bình theo yêu cầu kế hoạch bảo vệ môi trường các KCX, KCN thành phố.
Tính mới của đề tài
 Số liệu về lượng CTRCN phát sinh trong KCN mới điều tra thực tế và đáng tin cậy nhất ( số liệu được điều tra năm 2006)
 Đề xuất phát triển các kết quả chi tiết va xây dựng biện pháp quản lý CTRCN & CTNH hiệu quả thông qua việc hình thành một hệ thống trao đổi chất thải hoạt động và trung tâm thông tin về trao đổi chất thải

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề cơ khí xã Thanh Thủy Nông Lâm Thủy sản 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top