shop_xxx

New Member

Download miễn phí Đề tài Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990 từ đó rút ra một số kinh nghiệm với Việt Nam





MỤC LỤC
Phần I: Tình hình CNH ở Hàn Quốc trước năm 1980.
1.Chiến lược CNH.
2.Thực trạng nền kinh tế.
2.1.Thành tựu.
2.2.Hạn chế.
Phần II:Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp.
1.Nội dung của chiến lược CNH hỗn hợp.
2.Quá trình thực hiện.
2.1.Phát triển công nghệ.
2.2.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của những ngành CNcó kỹ thuật cao.
2.3.Khắc phục tình trạng tụt hậu của CN vừa và nhỏ.
2.4.Tự do hóa có điều tiết.
3. Những vấn đề đặt ra sau giai đoạn 1980-1990.
3.1.Khủng hoảng mô hình công nghiệp hóa.
3.2.Khủng hoảng mô hình phân phối thu nhập.
3.3.Sự suy thoái môi trường sinh thái.
3.4.Quá trình CNH của Hàn Quốc gắn liền với mức tiết kiệm thấp và nợ nước ngoài cao.
Phần III:Một số kinh nghiệm với Việt Nam.
1.Hàn Quốc-Việt Nam những nét tương đồng.
2.Một số kinh nghiệm từ chiến lược CNH của Hàn Quốc với Việt Nam.
2.1.Liên tục nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo các ngành có lợi thế so sánh hay có cơ hội phát triển.
2.2.Sử dụng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trọng tâm là XK làm đòn bẩy cho quá trình CNH.
2.3.Vai trò của chính phủ.
2.4.Kinh nghiệm về đầu tư phát triển nguồn nhân lực và chính sách khoa học công nghệ.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kỹ thuật khác cũng được tự do hóa. Kết quả là số trường hợp nhập khẩu vào thập kỷ 80 tăng nhanh, đầu tư trực tiếp cũng tăng. Đơn cử năm 1988, các công ty Hàn Quốc đã nhập 353 loại thiết bị hiện đại nhất, gấp 1,5 lần so với thời kỳ trước, trong đó 181 loại từ Nhật, 90 từ Mỹ, 46 từ Tây Âu. Nhập khẩu các nhà máy thiết bị toàn bộ có sử dụng robot và kỹ thuật vi điện tử cũng tăng. Năm 1988, Hàn Quốc đã nhập tới 36 xí nghiệp loại này, nhiều gấp 3 lần so với năm trước. Đồng thời với các biện pháp nhập khẩu kỹ thuật, Nhà Nước còn triển khai nhiều biện pháp để hấp thụ kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là xây dựng nhiều viện kỹ thuật chuyên ngành để thông tin đầy đủ cho các công ty tư nhân lựa chọn và mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo sau đại học để sử dụng tốt kỹ thuật tiên tiến.
Thứ hai, nhằm giải quyết những vấn đề công nghệ cao Hàn Quốc mở rộng nghiên cứu để tự túc các công nghệ hiện đại, giảm bớt khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước tiên tiến. Bắt đầu vào giai đoạn này, Nhà Nước đã đưa ra một chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn. Các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu cho tới năm 2000 là làm chủ kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật thông tin, hóa chất. Ngoài ra , chương trình còn nghiên cứu áp dụng các loại vật liệu mới và chế phẩm sinh học, mở rộng nghiên cứu biển, khoảng không vũ trụ, sinh thái và bảo vệ sức khỏe. Đi đôi với việc kế hoạch hóa nghiên cứu, Nhà Nước vào năm 1981 đã quyết định sáp nhập 16 viện có quy mô nhỏ do các tổ chức khác nhau của chính phủ tài trợ thành 9 viện lớn đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ khoa học công nghệ, Viện khoa học công nghệ cao cấp của Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology: KAIST) là viện đứng đầu với nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các dự án quốc gia. Ngoài việc lập các viện trực thuộc, Nhà Nước còn khuyến khích thành lập các Viện nghiên cứu và phát triển các công ty tư nhân thông qua thuế khuyến khích và giúp đỡ về tài chính. Tới 1985, 183 Viện nghiên cứu tư nhân đã được thành lập. Để có đội ngũ cán bộ phù hợp với nhiệm vụ nặng nề mới-nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển (khác với nhiệm vụ ứng dụng và địa phương hóa kỹ thuật nhập khẩu), Nhà nước còn đặc biệt chú ý phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu. Nhiệm vụ này đặt lên vai Viện khoa học cao cấp Hàn Quốc. Viện này được thành lập từ 1972. Viện được trang bị các phương tiện hiện đại và chế độ trả lương cao để lôi cuốn các nhà bác học và kỹ sư tài năng nhất của Hàn Quốc ở nước ngoài về góp sức giải quyết vấn đề này.
2.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành CN kỹ thuật cao:
Một loại hoạt động đặc biệt quan trọng khác đối với việc phát triển các ngành CN có kỹ thuật cao là đẩy mạnh hoạt động đối ngoại để tìm thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các ngành này-một loại sản phẩm mà Hàn Quốc chưa hề có ưu thế. Nhiệm vụ đối ngoại của Nhà Nước vào giai đoạn này thực sự nặng nề hơn so với thời kỳ trước. Công tác đối ngoại không được xem như một mảng tách rời đối với hoạt động kinh tế chỉ vì mục tiêu chính trị mà như một công cụ hỗ trợ cho phát triển kinh tế, cụ thể là mở rộng thị trường.
Chính phủ Hàn Quốc quyết định mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành CN kỹ thuật cao là do:
*Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở giai đoạn này càng đòi hỏi một thị trường lớn hơn để xuất và nhập khẩu. Các công ty Hàn Quốc không chỉ có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm của các ngành dùng nhiều lao động như trước đây, mà ngày càng có nhu cầu mở rông xuất khẩu hàng điện tử, ô-tô, máy móc, hóa chất cao cấp ...Nhiều công ty lớn của Hàn Quốc không chỉ có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm có dung lượng khoa học cao, mà còn cả XK công nghệ của mình ra thị trường nước ngoài.
*Nhu cầu XK ngày một lớn, song hàng hóa kỹ thuật cao của Hàn Quốc vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Sự cạnh tranh này không chỉ với các nước NICs khác ở sản phẩm dùng nhiều lao động và một số mặt hàng mà còn cả với các công ty đa quốc gia hùng mạnh ở các mặt hàng có kỹ thuật cao.
*Sự lớn nhanh của các công ty Hàn Quốc cùng với chính sách xuất khẩu bằng mọi giá của Hàn Quốc đã làm cho các nước tư bản phát triển dâng cao hàng rào bảo hộ mậu dịch đối với hàng hóa của Hàn Quốc đồng thời cũng buộc Hàn Quốc phải khai phá thêm thị trường mới.
*Ưu thế về lao động rẻ của Hàn Quốc đã cạn, rất nhiều công ty của Hàn Quốc có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài (ở các nước có lao động rẻ hơn là chính). Công việc này trước hết đòi hỏi phải xử lý tốt quan hệ ngoại giao, thu thập thông tin nhiều mặt của nước định đầu tư.
Tất cả những nguyên nhân trên mang tính phổ biến và vượt khả năng giải quyết của từng công ty, bởi vậy Nhà Nước phải đứng ra gánh vác. Để có chính sách ngoại giao làm tốt chức năng hỗ trợ các vấn đề kinh tế nói chung và vấn đề thị trường cho các sản phẩm kỹ thuật cao nói riêng, Hàn Quốc đã thay đổi hay bổ sung các quan niệm mới cho chính sách ngoại giao kể từ nửa sau thập kỷ 80. Đối với các nước XHCN và Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc chủ chương chuyển từ đối đầu sang đối thoại trên cơ sở cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn đẩy nhanh việc bình thường hóa quan hệ với tất cả các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, mở rộng tới mức có thể quan hệ với các nước XHCN, tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển. Có thể nói, đây là một bước đi tiến bộ của chính phủ Hàn Quốc, nhất là trong thời kỳ hàng rào ngăn cách giữa hai hệ thống kinh tế XHCN và TBCN còn lớn. Sau khi thực hiện chính sách đa dạng hóa quan hệ, Hàn Quốc đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm CN của mình. Tới 1990, Hàn Quốc đã được nhiều nước XHCN, kể cả Liên Xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế trong một thời gian ngắn đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Hàn Quốc không những mở rộng nhanh buôn bán mà còn mở rộng cả về đầu tư vào hầu hết các nước XHCN cũ.
2.3. Khắc phục tình trạng tụt hậu của CN vừa và nhỏ:
Trong hai giai đoạn đầu của quá trình CNH, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nhiều về phương pháp tổ chức quy mô xí nghiệp của Nhật Bản. Đó là sự hình thahf và duy trì các tổ chức độc quyền hay còn gọi là các “chaebol”. Các chaebol của Hàn Quốc không chỉ là các công ty có quy mô lớn, kiểm soát nhiều ngành kinh tế then chốt của Hàn Quốc, có tầm hoạt động khắp thế giới mà còn làm chức năng phân phối, tái sử dụng năng lực sản xuất đối với hệ thống các xí nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Vì thế, nền kinh tế của Hàn Quốc dược coi là “nền kinh tế của các công ty lớn”.Có thể kể đến các công ty như SAMSUNG, LUCKY GOLDSTAR, LG, HUYNDAI, HYOSUNG ... Sự bành trướng của các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đã tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành, các bộ phận công nghiệp có quy mô lớn và ...
 

tctuvan

New Member
Trích dẫn từ MaMaH:
tui muốn download tài liệu này, nó rất hữu ích cho tôi

của bạn đây
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh công nghiệp vĩnh tường miền bắc Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty CP Truyền thông Thủ Đô Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Văn hóa doanh nghiệp trong các công ty du lịch lữ hành ở hạ long Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Môn đại cương 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top