cafefifteen

New Member

Download miễn phí Đề tài Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng





MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 8
2. Mục tiêu 10
3. Phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Cấu trúc chuyên đề 11
CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP TCM CHO ĐÁNH GIÁ HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 12
1.1. Hàng hóa môi trường 12
1.1.1. Khái niệm 12
1.1.2. Tổng giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường 12
1.2. Định giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường 16
1.2.1. Sự cần thiết phải định giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường 16
1.2.2. Sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị hàng 18
hóa chất lượng môi trường 18
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ VQG CÁT BÀ – HẢI PHÒNG 27
2.1. Đặc điểm tự nhiên 27
2.1.1. Vị trí địa lý 27
2.1.2. Địa chất, địa hình 29
2.1.3. Khí hậu và thủy văn 30
2.1.4. Hệ sinh thái VQG Cát Bà 31
2.2. Dân cư trong vùng 32
2.3. Cơ sở hạ tầng sẵn có 34
2.4. Các hoạt động mang tính chất bảo tồn tài nguyên thiên nhiên 36
2.4.1. Công tác nghiên cứu khoa học 36
2.4.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng 37
2.4.3. Công tác giáo dục môi trường 39
2.4. Tiềm năng du lịch VQG Cát Bà 41
Chương III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ XÁC ĐỊNH CẢNH QUAN TẠI VQG CÁT BÀ – HẢI PHÒNG 49
3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho VQG Cát Bà 49
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 49
3.2.1. Thiết kế bảng hỏi 50
3.2.2. Tiến hành điều tra lấy mẫu 51
3.2.3. Xử lý số liệu 52
3.3. Tổng quan về các đặc điểm nghiên cứu mẫu 52
3.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách tham gia phỏng vấn 52
3.3.2. Các hoạt động của du khách tại VQG Cát Bà 54
3.3.3. Số ngày lưu trú và các chi phí du lịch của du khách 58
3.4. Xác định mô hình hàm cầu cho VQG Cát Bà 59
3.4.1. Phân vùng xuất phát 59
3.4.2. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát (VR) 61
3.4.3. Ước lượng chi phí du lịch cho một chuyến đi đến VQG Cát Bà 64
3.4.4. Xây dựng hàm cầu du lịch cho VQG Cát Bà 71
3.5. Những kết quả thu được 75
3.6. Những hạn chế trong quá trình thực hiện ZTCM tại VQG Cát Bà 75
3.7. Kiến nghị 77
KẾT LUẬN 79
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Cát Bà được cung cấp điện đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của người dân địa phương cũng như của du khách. Hiện nay sử dụng mạng lưới điện lưới quốc gia, được cung cấp chủ yếu bởi nhà máy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại và nhiệt điện Uông Bí.
- Hệ thống thông tin liên lạc : Những năm gần đây Cát Bà có hệ thống mạng viễn thông hiện đại có thể đáp ứng tốt các dịch vụ thông tin liên lạc trong nước và quốc tế như điện thoại, điện thoại thẻ, nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại di động trả trước, e-mail và internet.
- Hệ thống cung cấp nước: ở Cát Bà, người dân được cung cấp đầy đủ nước ngọt để phục vụ cho cuộc sống. Tuy nhiên trước vấn đề lượng du khách gia tăng, Cát Bà đang tìm giải pháp để hạn chế gia tăng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm.
- Vệ sinh môi trường : Ngành du lịch Cát Bà còn kết hợp với các đoàn liên ngành của Tổng Cục Du Lịch, Sở du lịch…kiểm tra và tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác hoạt động ở các bãi tắm.
- Công tác cứu hộ ở các bãi tắm: là một phần rất quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho du khách, vì vậy các cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, nhắc nhở các chủ quản lý bãi tắm làm tốt hơn về công tác an toàn ở bãi tắm như chuẩn bị đầy đủ xuồng cứu nạn, thông tin liên lạc, chòi quan sát bãi tắm, lực lượng nhân viên cứu hộ.
- Giao thông: đường sá, phương tiện vận chuyển.
+ Đường ra đảo Ngọc: Giao thông vận tải có nhiều cải thiện, thuận tiện hơn cho việc đi từ Hải Phòng ra đảo. Có hai cách để ra đảo: một là đi bằng tàu thuỷ cao cấp mất khoảng một giờ đồng hồ, cách thứ hai là đi bằng đường bộ khoảng 60 km qua hai phà. Để phục vụ nhu cầu đi lại trong ngày của du khách, Cát Bà đã tiến hành tăng cường thêm tuyến Hà Nội-Hải phòng-Cát Bà bằng phương tiện ô tô, tầu thuỷ cao tốc
+ Giao thông trên đảo: Đường xuyên đảo đã được xây dựng hoàn thiện có chiều dài khoảng 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia với nhiều phong cảnh kỳ thú. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về cơ sở hạ tầng, các tuyến đường ở khu vực thị trấn Cát Bà được mở rộng, nhưng hiện mới chỉ vài đường phố có tên. Có nhiều tuyến đường mới được mở phục vụ nhu cầu giao thông của du khách và dân cư trên đảo như: tuyến đường nối từ đường Núi Ngọc đến ngã ba đường ra Bến Bèo- đây là tuyến đường mới phải xẻ núi để hoàn thành vào khoảng năm 2000, dự án của ngành Du lịch mở rộng tuyến đường Gia Luận- chùa Đông- Cát Cò 3 đã được hoàn thành.
2.4. Các hoạt động mang tính chất bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
2.4.1. Công tác nghiên cứu khoa học
Nằm trong nhiệm vụ bảo tồn ổn định và phát triển hệ sinh thái ở huyện đảo, từ cuối năm 2007, Vườn Quốc gia Cát Bà đã triển khai thực hiện hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố.
- Đó là các đề tài xây dựng giải pháp phục hồi rừng cùng kiệt trên núi đá vôi tại vùng đệm Vườn Quốc gia và Thực nghiệm nhân giống và trồng cọ Hạ Long tại Vườn Quốc gia Cát Bà. Thời gian triển khai 2 đề tài là 3 năm, đến nay đã hoàn thành được 65% công việc.
- Từ đầu tháng 9 năm nay, Vườn Quốc gia Cát Bà tiếp tục triển khai 2 đề tài mới là:
Đề tài đánh giá tình trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Sơn Dương tại Vườn Quốc gia Cát Bà.
Đề tài thực nghiệm gây nuôi một số loài bướm quý hiếm, một số loài đặc hữu phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Bà.Theo con số thống kê hiện nay, tại Vườn Quốc gia Cát Bà có trên 180 loài bướm các loại. Đặc biệt, trong tháng 4 vừa qua, Vườn cùng với Đoàn nghiên cứu đã phát hiện loài Thạch thùng mí Cát Bà, đây là một phát hiện rất có ý nghĩa, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học để bảo tồn loài động vật này.
- Bảo tồn thành công voọc đầu trắng ở Cát Bà
Sau 7 năm thực hiện dự án bảo tồn, loài voọc “đầu trắng“ tại VQG Cát Bà đã tránh được nguy cơ tuyệt chủng; số cá thể loài này đã tăng từ 53 lên 64 và có thể sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Bà Rossi Stenker, Giám đốc dự án cho biết voọc đầu trắng ở Cát Bà là loài linh trưởng quý hiếm hiện còn rất ít trên thế giới. Kết quả bảo tồn loài này ở vườn quốc gia Cát Bà đã được nhiều tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới đánh giá là "kỳ diệu" và là điều chưa có tổ chức, cá nhân nào làm được.
Thành công bước đầu của dự án khẳng định, vườn quốc gia Cát Bà có môi trường sống thuận lợi để loài linh trưởng này phát triển.
Dự án bảo tồn loài động vật quý hiếm này do Hội động vật về bảo tồn loài và quần thể (ZGAP) của Đức hỗ trợ được triển khai vào đầu tháng 11/2000. Dự án tập trung vào 3 mục tiêu chính là làm ổn định quần thể thông qua tuyên truyền người dân không săn bắn; thiết lập khu bảo vệ nghiêm ngặt và bảo đảm sinh cảnh thích hợp cho quần thể voọc đang tồn tại, phát triển và tăng khả năng sinh sản của chúng.
2.4.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng
Hiện nay, vườn quốc gia do Bộ NN&PTNT quản lý và đã thành lập BQL đồng thời bố trí 11 trạm kiểm lâm trong vườn.
Với tổng diện tích tự nhiên 15.200ha (có 9.800ha rừng và đất rừng, 5.400ha mặt nước biển), Vườn Quốc gia Cát Bà có chức năng, nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn; bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu như kim giao, liễu nước, cọ Hạ Long, tuế đá vôi, voọc đầu trắng, tu hài, cá heo, chim cao cát...
Vườn đã chỉ đạo các Hạt kiểm lâm tăng cường tuần tra, bảo vệ, trực phòng cháy và chữa cháy rừng, đặt biệt trong các dịp nghỉ lễ, tết. Thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân đối với tài nguyên rừng, biển. Phát hiện và xử lý hành chính 28 vụ vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng, thu ngân sách trên 5 triệu đồng; phá 605 bẫy các loại. Kết hợp chặt chẽ với Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà và hạt Kiểm lâm huyện Cát Hải thả 6 con rùa sa nhân về rừng, phục bắt, phá bẫy chim di cư. Giám sát chặt chẽ nuôi dưỡng rừng trồng, cấp phép vận chuyển hàng trăm m3 gỗ, củi. Các hiện tượng đánh bắt thuỷ sản bằng mìn tại Vạn Tà, khai thác cát vào ban đêm tại Năm Cát, lấy củi tại rừng trồng đã được ngăn chặn.
Ngoài ra, VQG Cát Bà còn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng, quản lý và bảo vệ tốt vùng đệm, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường các di tích khảo cổ, văn hoá lịch sử và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ yêu cầu bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên rừng, biển; kết hợp bảo tồn và phát triển du lịch bền vững.
Đây là cơ hội tốt để Hải Phòng huy động thu hút mọi nguồn lực đầu tư, phát triển Vườn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết đề nghị UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.
Trước mắt, thành phố ra Quyết định ban hành quy chế hoạt động của Vườn Quốc ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các phương tiện thanh toán quốc tế và đánh giá thực trạng áp dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp để xác định một số kim loại nặng trong các đối tượng môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy công ty SCG Trading Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Áp Dụng Phương Pháp Thảo Luận Nhóm Trong Dạy Học Đọc - Hiểu Văn Bản Truyện Dân Gian Luận văn Sư phạm 0
D Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh pizza việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình chuyên đề vật lý nano phương pháp trường tự hợp hartree fock áp dụng cho hệ nhiều điện tử Khoa học kỹ thuật 0
D Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàn Luận văn Kinh tế 0
S Phương pháp sản xuất theo nhóm, ưu điểm và phạm vi điều kiện áp dụng Kiến trúc, xây dựng 0
T Áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top