dauyeu1248

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo cách tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam





MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

ChươngI: Chế độ pháp lý về thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 3

I. Thanh toán quốc tế trong thương mại quốc tế 3

1. Khái niệm thanh toán quốc tế 3

1.1 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế 3

1.2 Khái niệm thanh toán quốc tế 4

2. Vai trò của thanh toán quốc tế trong thương mại quốc tế 5

3.Quy trình chung về thanh toán quốc tế 6

3.1 Công cụ thanh toán 6

3.2 Các cách thanh toán 8

III. Thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 8

1. Khái niệm 8

2.Cơ sở của cách thanh toán L/C 8

2.1 Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế 8

2.2. UCP 8

3. Nội dung cách thanh toán tín dụng chứng từ 8

3.1 Khái niệm, đặc điểm của thư tín dụng 8

3.2 Các loại thư tín dụng 8

3.3 Quy trình thực hiện cách thanh toán tín dụng chứng từ 8

3.4 Quyền lợi và nghĩa vụ các bên có liên quan trong cách tín dụng chứng từ 8

3.5 Ưu điểm và nhược điểm của cách thanh toán tín dụng chứng từ 8

Chương II: Thực tiễn áp dụng thanh toán theo cách tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8

I. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương 8

1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương 8

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8

1.2 Tổ chức, quản lý 8

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 8

II.Thực tiễn áp dụng cách thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8

1. Vài nét về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây 8

2. Thực tiễn thực hiện thanh toán theo cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8

2.1 Quy định về mở L/C 8

2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán tại Sở Giao dịch NHNT 8

2.4 Vướng mắc và tồn tại 8

3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng cách thanh toán tín dụng chứng từ 8

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8

1. Nhân tố khách quan 8

1.1 Môi trường pháp lý 8

1.2 Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường 8

1.3 Chính sách của Nhà nước 8

1.4 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn yếu kém về trình độ, hạn chế về kinh nghiệm ngoại thương và thanh toán quốc tế 8

2. Nhân tố chủ quan 8

2.1 Công nghệ thông tin 8

2.3 Các hoạt động liên quan 8

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cách thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNT 8

1. Về phía khách hàng 8

2. Về phía ngân hàng 8

2.1 Đầu tư công nghệ tiên tiến 8

2.2 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ trong thanh toán 8

2.3 Phát triển bộ phận quản lý rủi ro 8

2.4 Trang bị mạng thông tin khách hàng đầy đủ 8

2.5 Kết hợp các nghiệp vụ ngân hàng 8

III. Một số kiến nghị 8

1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng 8

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 8

3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8

4. Kiến nghị với Sở giao dịch NHNT 8

5. Kiến nghị đối với khách hàng 8

Kết luận: 8

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ạn thư tín dụng có hiệu lực, không thể bị sửa đổi hay bị huỷ bỏ nếu không có sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan.
Theo cách sử dụng:
- Thư tín dụng không huỷ ngang có giá trị trực tiếp: Là loại thư tín dụng mà ở đó, nghĩa vụ của NHPH chỉ có giá trị đối với người hưởng lợi về việc thanh toán hối phiếu/chứng từ và luôn luôn hết hiệu lực NHPH.
- Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): điều khoản của L/C được in và đánh máy bằng mực đỏ. Ở đây người mở thư tín dụng cam kết tài trợ cho người xuất khẩu ngay sau khi thư tín dụng được mở. L/C này thường được mở khi hai bên đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irevocable L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. NHXN chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (bị phá sản).
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irevocable without recourse L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng thanh toán rồi thì không phải truy hoàn lại số tiền họ đã nhận kể cả khi có tranh chấp vè chứng từ. Đối với loại thư tín dụng này, người bán được ghi lên hối phiếu của mình “không được truy đòi người phát phiếu”.
- Thư tín dụng có thể chuyển nhuợng (Irevocable Transferable L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được sử dụng trong những thương vụ có người môi giới, khi người xuất khẩu hay đại lý là trung gian giữa người nhập khẩu và người cung cấp.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng xong hay đã hết thời hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lực như cũ và được tiếp tục sử dụng trong một thời gian nhất định. Loại thư tín dụng này được dung trong việc mua bán những mặt hang số lượng lớn nhưng giao thường xuyên, nhiều kỳ trong một năm và nếu người nhập khẩu là khách hàng thường xuyên của người xuất khẩu.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư tín dụng khác đảm bảo.
- Thư tín dụng dự phòng (Stand By L/C): là loại thư tín dụng mà người hưởng lợi nó phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho người xin mở L/C, nếu người hưởng lợi không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trong thư tín dụng.
- Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferreed L/C): là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán dần dần trị giá thư tín dụng cho người hưởng lợi theo quá trình hoàn thành nghĩa vụ giao hang của họ. Loại thư tín dụng này áp dụng cho các hợp đồng giao hàng nhiều lần.
3.3 Quy trình thực hiện cách thanh toán tín dụng chứng từ
- Người mua và người bán ký một hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Người mua, căn cứ vào hợp đồng, làm đơn xin mở một thư tín dụng (Letter of Credit) tại một ngân hàng nhất định mà hai bên trong hợp đồng mua bán đã thoả thuận trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người bán hàng nếu người bán nộp đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng.
- Ngân hàng mở thư tín dụng, căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, mở thư tín dụng và thông qua ngân hàng ở nước ngoài thông báo cho người bán biết về thư tín dụng đó rồi gửi bản chính của thư tín dụng cho người bán.
- Người bán kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp thuận thì giao hàng hoá cho người mua theo thư tín dụng, nếu không chấp thuận hay cần sửa đổi hay bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì người bán điện cho người mua hay cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng đề nghị người mua sửa thư tín dụng. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời của thư tín dụng cũ và huỷ bỏ nội dung.
- Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán đưa đến ngân hàng trong thời hạn xuất trình chứng từ.
- Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng này trả tiền cho người bán. Nếu ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến hành trả tiền cho người bán và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng này sẽ hoàn lại số tiền đã trả cho ngân hàng thông báo.
- Ngân hàng mở thư tín dụng chuyển giao toàn bộ chứng từ hàng hoá cho ngưòi mua để người mua đi nhận hàng, đồng thời thu hồi lại ởp người mua số tiền đã trả cho người bán.
Quy trình tổng quát về nghiệp vụ tín dụng chứng từ Giáo trình Luật thương mại quốc tế_ TS. Trần Thị Hoà Bình- PGS.TS. Trần Văn Nam, trang 296
3.4 Quyền lợi và nghĩa vụ các bên có liên quan trong cách tín dụng chứng từ
- Đối với người nhập khẩu:
Khi hợp đồng mua bán quy định áp dụng cách thanh toán tín dụng chứng từ thì việc người mua mở thư tín dụng là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng. Người mua phải mở thư tín dụng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Người mua phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng.
Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần của số tiền thư tín dụng cho ngân hàng nếu xét về bề ngoài bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện mà người mua đã nêu trong thư tín dụng.
- Đối với người xuất khẩu:
Người bán chỉ giao hàng khi nào biết người mua đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình. Người bán phải kiểm tra thư tín dụng xem có đúng với nội dung của hợp đồng mua bán không, nếu sai với hợp đồng mua bán hay có những điều kiện không rõ ràng, không có lợi cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hay bổ sung thư tín dụng. Nội dung sửa đổi thư tín dụng phải được ngân hàng mở thư tín dụng xác nhận thì mới có hiệu lực thanh toán.
Sau khi giao hàng người bán phải lập đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Người bán chỉ thu được tiền nếu ngân hàng kiểm tra thấy các chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của thư tín dụng.
- Đối với ngân hàng:
+ Ngân hàng mở thư tín dụng có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu, mở thư tín dụng cho người mua và tìm cách thông báo việc mở thư tín dụng này cho người bán biết. Ngân hàng mở thư tín dụng chịu trách nhiệm thẩm tra chứng từ do người bán xuất trình xem bề ngoài có phù hợp với những điều kiện của thư tín dụng hay không. Nếu phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán tiền cho người bán vè nhận chứng từ, nếu ngân hàng làm sai thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sauk hi trả tiền cho người bán, ngân hàng trao chứng từ cho người mua và thu lại tiền từ người mua.
+ Ngân hàng thông báo: là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu rằng một thư tín dụng đã được mở cho người xuất khẩu hưởng. Bằng việc thông báo thư tín dụng, ngân hàng chỉ có chức năng làm cầu nối cho ngân hàng mở; ngân hàng thông báo không chịu thêm một rủi ro nào và chỉ có trách nhiệm đảm bảo là thư tín dụng chính xác và xác thực. Ngân hàng thông báo thường, nhưng không nhất thiết phải ở nước xuất khẩu. Một ngân hàng thông báo thường thực hiện một hay nhiều chức năng như xác nhận, chiết khấu hay thanh toán.
+ Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng (cũng thường là ngân hàng thông báo), theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra xác nhận trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng. Việc xác nhận này cho phép người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng ở nước xuất khẩu, hay một ngân hàng mà người xuất khẩu tin tưởng. NHXN cam kết trách nhiệm thanh toán không thể huỷ bỏ cho người xuất khẩu trên cơ sở nhận được các chứng từ đúng quy định.
+ Ngân hàng được chỉ định thanh toán là ngân hàng,với thoả thuận trong thư tín dụng được uỷ quyền để thanh toán, tiến hành thanh toán chấp nhận hối phiếu. Trừ khi thư tín dụng nói rõ là chỉ có ngân hàng mở thư tín dụng có quyền chỉ định thì ngân hàng mở mới chỉ định một ngân hàng khác. Một ngân hàng được chỉ định thường không bị buộc phải thanh toán theo một thư tín dụng trừ khi đã xác nhận trách nhiệm thanh toán trong thư tín dụng và trở thành ngân hàng xác nhận.
+ Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng đã mở thư tín dụng hay là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng uỷ thác trả tiền cho người bán. Khi nhận được các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình, ngân hàng kiểm tra và nếu thấy phù hợp với các điều khoản và điều kiện cuả thư tín dụng, thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.
+ Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc mua lại thường được đảm bảo là có thể truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng mở không thể thanh toán cho ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chiết khấu sẽ thu lại tiền đã thanh toán cho người xuất khẩu. Đây...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top