daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
Con người, cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất, trong
đó thể hiện rõ mối quan hệ hữu cơ giữa tư tưởng, phương pháp, nhân cách đạo đức và
lối sống. Nghiên cứu tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng triết học
Hồ Chí Minh là vấn đề không đơn giản. Bởi lẽ, Hồ Chí Minh không bao giờ chủ trương
lập ngôn, lại càng không có ý định xây dựng một triết thuyết, một lý luận. Sự hy sinh cả
cuộc đời, cả sự nghiệp cho dân tộc, cho nhân loại của người chỉ cốt để thực hiện một
ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được độc lập, đồng bào được tự do, ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, tiến bộ và hạnh phúc.
Khi tuyên truyền, vận động quần chúng, bao giờ người cũng lựa chọn hình thức
biểu đạt tư tưởng một cách rõ ràng rành mạch, thấu đáo về một vấn đề nào đó, dù lớn
hay nhỏ. Các bài viết, bài nói của người bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu, lợi ích
thiết thực. Người xa lạ với cách tuyên truyền phù phiếm, khoa trương, hình thức. Người
cũng phê phán bệnh lý thuyết suông, bệnh giáo điều, sách vở. Tư tưởng đó được biểu
hiện thành tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động tuyên truyền của
người. Người coi đây là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tuyên truyền, vận động,
giáo dục và tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng.
Nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ tìm thấy những quan
điểm của người mang tính hệ thống, biện chứng rất sâu sắc. Trong các quan điểm ấy,
quan điểm về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là quan điểm mang tính triết học
khái quát cao nhất. Nó có ý nghĩa không chỉ với thời đại của Hồ Chí Minh mà còn có ý
nghĩa đối với thế hệ của chúng ta. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng triết học Hồ
Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu. Qua việc nghiên
cứu đề tài này, chúng ta sẽ thấy ở Hồ Chí Minh một nhà tư tưởng lỗi lạc thực hiện quán
triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động của mình.
1
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ
nghĩa Mác - Lênin
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quan điểm Hồ Chí Minh

chính là sự kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh đã tiếp thu và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào cách mạng thực tiễn ở Việt Nam. Trong
số các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn đã được Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo trong toàn bộ quan điểm
của người. Nó trở thành nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh và là
yếu tố góp phần làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng biện chứng.
Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được hình thành cũng giống như các quan điểm
triết học khác đều do các yếu tố vừa khách quan và chủ quan tác động đến. Ở Hồ Chí
Minh có một điều đặc biệt, người đã kế thừa không chỉ quan điểm của một nhà triết học
hay một quốc gia nào mà quan điểm của Hồ Chí Minh là sự kết hợp của các tư tưởng
phương Đông và phươngTây, không chỉ ở cùng thời đại mình mà còn ở các thời đại
trước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời từ những nhu cầu thực tiễn, đây cũng chính là sự
thể hiện thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng của người. Thực tiễn đặt ra
cho sự ra đời tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là cần có một lý luận dẫn đường cho
cách mạng Việt nam trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
Xã hội Việt Nam giữa những năm thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến, nông
nghiệp lạc hậu trì trệ. Quyền lực chính trị nằm trong tay nhà Nguyễn và chính sách mà
nhà Nguyễn thi hành là một chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động. Nhà
Nguyễn tăng cường đàn áp, bóc lột ở bên trong và thực hiện bế quan toả cảng đối với
bên ngoài. Nhiều phong trào cải cách diễn ra nhưng đều thất bại. Điều này đã dẫn đến
sự trì trệ trong phát triển kinh tế của Việt nam. Cùng thời gian đó, Pháp xâm lược Việt
Nam. Triều đình nhà Nguyễn không đủ sức để đương đầu với sự lớn mạnh của một đế
quốc phương Tây hùng mạnh. Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nhiều phong trào vũ
trang kháng chiến chống Pháp nổi lên ở khắp đất nước: Ở phía Bắc có các cuộc khởi
nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích… Ở miền Trung có Đặng Như
Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng…Ở miền Nam có Trần Tấn, Nguyễn Trung
Trực… Những phong trào ấy thể hện tinh thần yêu nước với lòng căm thù giặc sâu sắc.
Tuy nhiên những người đứng đầu của các phong trào ấy là những sĩ phu Văn thân. Họ
vẫn mang tư tưởng hệ phong kiến, chưa nhận thức được vai trò của quần chúng. Điều

này cho thấy hệ tư tưởng phong kiến đã bất lực trước thực tiễn của lịch sử.
Những năm đầu của thế kỷ XX, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của
nhân dân ta rất sôi động nhưng lại rất khủng hoảng về lý luận dẫn đường. Yêu cầu thực
2
tiễn của cách mạng Việt Nam đặt ra đòi hỏi phải có một lý luận cách mạng đúng đắn,
soi sáng cho cách mạng Việt Nam để có thể giải phóng được dân tộc. Trong giai đoạn
ấy sự xuất hiện của một nhân vật đã mở ra một tia hy vọng cho cách mạng Việt Nam đó
chính là Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh đã nhận thức một cách
thấu đáo, sâu sắc trước hiện thực của Việt Nam và quyết định phải ra đi tìm con đường
mới để tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã nhận thức một cách
thấu đáo, sâu sắc trước hiện thực của Việt Nam và quyết định phải ra đi tìm con đường
mới để tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc. Trước Hồ Chí Minh đã có nhiều nhà
cách mạng ra đi tìm đường cứu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng những
đường lối lý luận mà họ đưa ra không phù hợp với thực tiễn đã dẫn đến thất bại. Điều
này đòi hỏi đặt ra cho Hồ Chí Minh phải tìm được một lý luận đúng đắn phù hợp với
yêu cầu thực tiễn Việt Nam mới có thể giải quyết vấn đề thực tiễn ấy. Vì thế, người đã
bôn ba khắp thế giới, từ Tây sang Đông, từ châu lục này sang châu lục khác, tham gia
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức ở nhiều
nước khác nhau. Hồ Chí Minh xác định rõ mục đích: “muốn đi ra nước ngoài, xem nước
Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tui sẽ trở về giúp đồng bào
chúng ta”[14]. Mục đích ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nét
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Từ thực tiễn của các nước để tìm ra lý luận cách
mạng sau đó vận dụng lý luận cách mạng ấy trở lại hoạt động thực tiễn cách mạng Việt
Nam.
Hồ Chí Minh tiếp thu nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ
nghĩa Mác – Lênin không máy móc, giáo điều mà đã sáng tạo. Vì theo chính quan điểm
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin đã cho thấy rõ điều này.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn được thể hiện một cách biện chứng. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và
tiêu chuẩn của lý luận, lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn đáp ứng

yêu cầu thực tiễn. Ngược lại thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận và đồng thời lý luận
phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn. Lý luận
phải phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể. Khi Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm này,
người đã vận dụng một cách sáng tạo đúng như quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ
Chí Minh đã phải quan sát thực tiễn một cách thấu đáo, không chỉ thực tiễn Việt Nam
mà thực tiễn các nước khác.
Thực tiễn mà Hồ Chí Minh đã trải qua từ khi người ra đi là thực tiễn đi vào cuộc
sống của những người lao động ở các nước, thực tiễn trong các hoạt động của tổ chức
quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội khác nhau, tham gia vào các hoạt động của Đảng
xã hội Pháp. Chính thực tiễn sinh động đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng tạo nên
thành công trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh.
3
Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho tư tưởng của
mình, nhận thức để đến và tiếp thu được ngay với chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ những
điều mà người chứng kiến trong thực tiễn và tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin, người rút
ra một kết luận là phải giải phóng thuộc địa. Không đơn giản để có thể đưa ra một kết
luận như vậy, kết luận mà Hồ Chí Minh tổng kết được khi đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin thể hiện sự thống nhất sâu sắc giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng.
Điều này thể hiện trình độ tư duy lý luận sắc bén, vốn hiểu biết sâu sắc của Hồ Chí
Minh.
Hoạt động thực tiễn ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh có
được một trình độ lý luận nhạy bén và quan sát tinh tế. Người đã nhận thấy rõ bản chất
của chủ nghĩa tư bản: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư
bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những
châm ngôn lý tưởng: bác ái, bình đẳng…”[3]; “…những lời tuyên bố tự do của các nhà
tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc.
Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực
lượng của bản thân mình”[15].
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được Hồ

Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn cách mạng của mình.
Đó chính là sự logic của lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin. Lý luận phải
chỉ đạo cho hoạt động cách mạng thực tiễn và nó được bổ sung từ thực tiễn cách mạng
sinh động. Điều này đã thể hiện rõ ở Hồ Chí Minh, người tích cực tham gia hoạt động
trong các tổ chức cách mạng, tổ chức chính trị - xã hội nhằm đưa chủ nghĩa Mác –
Lênin vào phong trào cách mạng. Người đã tham gia vào hoạt động của Đảng xã hội
Pháp, bỏ phiếu tán thành quốc tế III, sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, hội liên hiệp
thuộc địa, ra báo Người cùng khổ - cơ quan tuyên truyền và vận động cách mạng của
hội liên hiệp thuộc địa. “Người đã viết nhiều bài báo nói về phong trào công nhân ở các
nước thuộc địa và phụ thuộc cũng như tố cáo tội ác của bọn đế quốc thực dân đăng trên
các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Người cùng khổ… xuất bản ở Pari. Người đã
tham gia dự đai hội lần thứ V Quốc tế cộng sản, Đại hội Quốc tế công hội đỏ, quốc tế
phụ nữ, Quốc tế thanh niên, là uỷ viên Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách cục
Phương nam. Người đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam…Đây là cả một quá trình phát triển từ nhận thức lý luận đến
việc kết hợp sáng tạo lý luận Mác – Lênin vào thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
và thực tiễn cách mạng Việt Nam”[14].
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ từ nhận thức lý luận mà
còn từ hoạt động thực tiễn cách mạng, đưa lý luận vào thực tiễn cách mạng. Hồ Chí
Minh là người duy nhất tìm thấy con đường đúng đắn để giải phóng cho dân tộc ta và
các dân tộc bị áp bức khác. Khi người đọc sơ thảo trong Luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa của Lênin. Đều này cho thấy, Hồ Chí Minh không đến với chủ nghĩa Mác –
4
Lênin một cách giáo điều máy móc mà đến với chủ nghĩa Mác – Lênin trên cơ sở của sự
thống nhất nhuần nhuyễn giữa lý luận cách mạng và hoạt động thực tiễn cách mạng của
người. Người là một trong những nhà hoạt động thực tiễn lý luận kiệt xuất của các dân
tộc thuộc địa bị áp bức trên toàn thế giới trong thế kỷ thứ XX cho nên những quan điểm
lý luận của người đều thấm đượm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về lý luận và thực tiễn
1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về lý luận

Theo Hồ Chí Minh “lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là
tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội được tích trữ trong quá trình lịch sử. Còn
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm phong trào công nhân từ
trước đến nay của tất cả các nước”[8].
Chúng ta nhận thấy ở Hồ Chí Minh quan niệm về lý luận đã hàm chứa trong đó
yếu tố thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của con người bao gồm cả sản xuất vật chất
và đấu tranh cách mạng. Quan niệm của Hồ Chí Minh đã hàm chứa trong nó yếu tố
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lý luận là sự tổng hợp tất cả tri thức của con người
trong lịch sử về tự nhiên và xã hội. Đương nhiên, tri thức lý luận sẽ không có nếu không
có hoạt động thực tiễn của con người đó là thực tiễn lao động sản xuất và thực tiễn đấu
tranh cách mạng.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã nêu một cách cụ thể hơn:
“lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem
xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với
thực tế”[5]. Theo Hồ Chí Minh “đó là lý luận chân chính”[5]. Lý luận là sự tổng kết từ
những kinh nghiệm của thực tiễn mà thành, nhưng lý luận chân chính phải được thực
tiễn kiểm nghiệm từ thực tế, được thực tế chứng minh, phải phù hợp thực tế, phải được
vận dụng vào trong thực tế. Hồ Chí Minh khi nói đến lý luận, ở nhiều bài viết, bài nói
chuyện, người dùng nhiều cách để diễn đạt khác nhau. Trong tác phẩm Đường Cách
mệnh, Hồ Chí Minh đã mượn câu nói của Lênin để mở đầu trong tác phẩm như là một
lời tuyên ngôn: “không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động…”.
Điểm cơ bản về lý luận của người muốn nhấn mạnh đó là lý luận “do kinh nghiệm từ
trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp, phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó
mà thành”[5].
Hồ Chí Minh đã xác định lý luận, đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
rất quan trọng. Vì nó là kim chỉ nam cho hành động, chỉ phương hướng cho chúng ta
trong thực tế. Không có lý luận thì không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử lý
cho khéo, kết quả thường thất bại. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi.
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của lý luận trong mối quan hệ với thực tiễn: “làm
mà không có lý luận thì không khác gì mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp

váp”[6].
5
Lý luận quan trọng như vậy, nên việc lựa chọn lý luận đúng, chủ nghĩa đúng là
yếu tố quyết định đưa đến sự thành bại của cách mạng. Không chỉ cách mạng Việt Nam
mà Hồ Chí Minh còn đề cập đến tình trạng thiếu lý luận của các nhà cách mạng phương
Đông. Người đã nhiều lần đề nghị Quốc tế cộng sản gửi tài liệu, sách báo cho các Đảng
ở phương Đông; thiết thực hơn là người đã gửi nhiều thanh niên Việt Nam sang
Mátxcơva và Quảng Châu học tập, rồi còn trực tiếp mở các lớp huấn luyện lý luận chính
trị cho thanh niên Việt Nam yêu nước.
Tuy nhiên, trong khi xác định vai trò lý luận, Hồ Chí Minh cũng nêu lên những
khuyết điểm mà cán bộ ta thường mắc phải. Ngay từ năm 1947, Hồ Chí Minh đã phải
chỉ ra rằng do “kém lý luận hay coi khinh lý luận, hay lý luận suông”[5] mà nhiều
đảng viên ta mắc phải bệnh chủ quan, kém lý luận là không nắm được lý luận thuyết
minh chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá để áp dụng vào phong trào mà không hiểu biện
chứng là cái gì? Điều đó có nghĩa là không chịu học chủ nghĩa duy vật biện chứng. Kém
lý luận là “gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo.
Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ như thế nào làm thế
ấy. Kết quả thường thất bại”[5]. Khinh lý luận là “bệnh” của những cán bộ kinh qua
công tác hàng ngày nên có bề dày kinh nghiệm, có thành tích. Họ thường coi khinh lý
luận, coi nhẹ việc học tập lý thuyết, học tập sách vở. Hồ Chí Minh nhắc nhở: Nếu họ đã
có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công việc tốt hơn nhiều…Những anh em đó
cần nghiên cứu thêm lý luận mới thành người cán bộ toàn diện. Còn lý luận suông theo
Hồ Chí Minh: lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, lý luận mà không áp dụng
vào thực tế là lý luận suông.
Vì vậy, đối với Đảng cộng sản phải có một lý luận tiên phong. Để nhấn mạnh vai
trò lý luận tiền phong của Đảng cộng sản, Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý cán bộ đảng
viên theo chỉ dẫn của Lênin “không có lý luận thì không có phong trào cách mạng” chỉ
có một Đảng có lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến
sĩ tiền phong”. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng các Đảng cộng sản anh em luôn chú trọng
lý luận “vì Đảng nhận thấy rằng lý luận vạch cho Đảng con đường đúng đắn để tiến lên

chủ nghĩa cộng sản” [8]. Người cũng lưu ý lý luận cách mạng của Đảng cộng sản Việt
Nam là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là vũ khí, tư tưởng kim chỉ nam cho hành động
cách mạng của Đảng nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin không phải là kinh thánh là bài
thuốc chữa bách bệnh, những lý thuyết khô cứng. Nó đòi hỏi phải nắm bắt được bản
chất cách mạng khoa học của học thuyết ấy để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam và không ngừng bổ sung phát triển. Qua các bài viết, bài nói của Hồ
Chí Minh, chúng ta thấy vai trò của lý luận rất quan trọng được thể hiện qua những
điểm chủ yếu sau:
Lý luận vũ trang cho chúng ta quan điểm và phương pháp để nhận thức đúng đắn
sự vật, định hướng cho chúng ta giải quyết công việc tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
6

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top