Corwyn

New Member
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học phương trình, bất phương trình ở trường trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Nhà xuất bản: ĐHGD
Ngày: 2012
Chủ đề: Phương pháp giảng dạy
Tư duy sáng tạo
Phương trình
Bất phương trình
Phổ thông trung học
Miêu tả: 95 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu lí luận về tư duy, tư duy sáng tạo. Thiết kế các bài toán giải phương trình, bất phương trình nhằm rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và kết quả của đề tài trong dạy học

MỤCLỤC
MỤCLỤC.............................................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ 6
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1..........................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................................10
1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài .........................................................10
1.1.1.Tư duy ..................................................................................................10
1.1.2.Khái niệm tư duy sáng tạo....................................................................10
1.2. Phƣơng hƣớng rèn luyện tƣ duy sáng tạo cho học sinh...............................13
1.2.1.Chú trọng bồi dưỡng từng yếu tố cụ thể của TDST...............................13
1.2.2. Bồi dưỡng TDSTcần kết hợp hữu cơ với các hoạt động trí tuệ khác ....15
1.2.3. Bồi dưỡng TDST cho học sinh cần đặt trọng tâm vào việc phát hiện vấn
đề mới, khơi dậy những ý tưởng mới .............................................................16
1.2.4. Bồi dưỡng TDST là một quá trình lâu dài cần tiến hành trong tất cả các
khâu của quá trình dạy học ...........................................................................17
1.3. Một số cách dạy học nhằm phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh ............17
1.3.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề..........................17
1.3.2. Dạy học khám phá...............................................................................18
1.3.3. Dạy học hợp tác ..................................................................................18
1.4. Dạy học giải bài tập toán ở trƣờng trung học phổ thông .........................18
1.4.2. Phương pháp giải bài tập toán học .....................................................20
1.5. Dạy học nội dung giải phƣơng trình, bất phƣơng trình ở trƣờng THPT ......24
1.5.1. Vị trí, nội dung phần phương trình, bất phương trình trong chương
trình toán THPT............................................................................................24
1.5.2. Thực trạng của việc học phương trình, bất phương trình ở trường phổ
thông hiện nay...............................................................................................24
1.5.3. Thực trạng của việc dạy phương trình, bất phương trình ở trường
THPT trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh..............................25
CHƢƠNG 2.........................................................................................................27
PHÁT TRIỂN TƢ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC GIẢI
PHƢƠNG TRÌNH, BẤT PHƢƠNG TRÌNH. .......................................................27
2.1. Phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh khi giảng dạy lý thuyết..................27
2.2. Rèn luyện và phát triển một số yếu tố của tƣ duy sáng tạo cho học sinh
thông qua các dạng bài tập giải phƣơng trình, bất phƣơng trình ........................37
2.2.1. Dạng bài tập có nhiều cách giải..........................................................37
2.2.2. Dạng bài tập rèn luyện suy nghĩ không dập khuôn, máy móc ..................485
2.2.3. Bài tập rèn luyện khả năng tìm ra những liên tưởng và những kết hợp
mới................................................................................................................55
2.2.4. Dạng bài tập rèn năng lực tư duy như: Tương tự, khái quát hóa, đặc
biệt hóa. ........................................................................................................61
2.2.5. Bài tập tìm sai lầm trong lời giải của bài toán. ...................................66
CHƢƠNG 3..........................................................................................................74
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................................................74
3.1.Mục đích, nội dung thực nghiệm sƣ phạm...................................................74
3.1.1 .Mục đích của thực nghiệm sư phạm ....................................................74
3.1.2.Nội dung của thực nghiệm sư phạm......................................................74
3.2. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................74
3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ......................................................74
3.2.2.Kế hoạch thực nghiệm..........................................................................75
3.2.3. Giáo án thực nghiệm sư phạm.............................................................75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................105
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi hoàn cảnh và mọi thời đại thì phát triển giáo dục và đào tạo là động
lực quan trọng để thúc đẩy đất nƣớc, phát huy nguồn lực con ngƣời. Trong Nghị
quyết hội nghị Trung ƣơng IV của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã
chỉ ra rằng: “Mục tiêu giáo dục đào tạo là đào tạo những con người lao động tự
chủ, tích cực, có năng lực giải quyết vấn đề, góp phần thực hiện mục tiêu lớn của
đất nước là :dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Và trong luật giáo dục (1998), điều 24 đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học...”.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng trong các mục tiêu giáo dục thì mục tiêu phát triển trí tuệ
cho học sinh đƣợc đặt lên hàng đầu.Tuy nhiên dạy học trong các trƣờng phổ thông
hiện nay đang đứng trƣớc thực trạng: nội dung dạy học nặng nề về cung cấp kiến
thức, phƣơng pháp dạy học chủ yếu hƣớng đến sử dụng, khai thác trí nhớ và khả
năng tƣ duy tái tạo của học sinh. Có thể là do chịu tác động nặng nề của mục tiêu
thi cử: học để thi đỗ, dạy để có thành tích thi cử tốt nhất. Thực trạng của việc dạy
môn Toán ở trƣờng Trung học phổ thông cũng không tránh khỏi những điều đáng
lo đó.
Để khắc phục điều đó, với lƣợng kiến thức và thời gian phân phối cho môn Toán
đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một phƣơng pháp giảng dạy linh hoạt, biện pháp tích
cực. Nhƣ vậy thì mới có thể chuyển tải tối đa lƣợng kiến thức đến học sinh, mới
phát huy đƣợc tƣ duy sáng tạo cho học sinh, để đáp ứng không chỉ học tốt môn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Toán mà còn học tốt các môn học khác cũng nhƣ có thể ứng dụng linh hoạt những
kiến thức đã học vào yêu cầu cuộc sống.
Phƣơng trình, bất phƣơng trình là một nội dung quan trọng trong chƣơng trình toán
Đại số và Giải tích ở trƣờng THPT. Để giải đƣợc nhiều bài toán phƣơng trình, bất
phƣơng trình đòi hỏi học sinh phải biết kết hợp sáng tạo các kiến thức đã học có
liên quan trong suốt chƣơng trình THPT. Đây cũng là phần kiến thức có vai trò
quan trọng trong việc phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh.
Với những lí do nêu trên, với mong muốn góp phần phát triển tƣ duy sáng tạo cho
học sinh, tui đã chọn đề tài: “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy
học phương trình, bất phương trình ở trường trung học phổ thông ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học phƣơng trình, bất phƣơng
trình ở trƣờng trung học phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về tƣ duy, tƣ duy sáng tạo.
- Thiết kế các bài toán giải phƣơng trình, bất phƣơng trình nhằm rèn luyện và phát
triển tƣ duy cho học sinh.
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và kết quả của đề tài trong
dạy học.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình dạy học giải phƣơng trình, bất phƣơng trình ở trƣờng
THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng linh hoạt các biện pháp rèn luyện và phát triển tƣ duy sáng tạo cho
học sinh trong dạy học phƣơng trình, bất phƣơng trình thì sẽ phát huy đƣợc khả
năng tƣ duy sáng tạo cho học sinh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu9
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.
- Phƣơng pháp điều tra, quan sát.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn
dự kiến đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
- Chƣơng 2:phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học giải phƣơng
trình, bất phƣơng trình ở trƣờng trung học phổ thông.
- Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.Tư duy
Tƣ duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ có tính quy luật sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan, mà
trƣớc đó ta chƣa biết.
Tƣ duy không phải là sự ghi nhớ mặc dù nó có thể giúp cho sự hoàn thiện trí nhớ.
Tƣ duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các
liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ, đƣợc chọn lọc và kích thích chúng hoạt động
để thể hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hƣớng cho hành vi phù hợp
với môi trƣờng sống.
Tƣ duy mang tính khái quát, tính gián tiếp, tính trừu tƣợng.
Sản phẩm của tƣ duy là những khái niệm, phán đoán, suy luận để diễn đạt bằng
những từ, ngữ, câu, kí hiệu……
1.1.2.Khái niệm tư duy sáng tạo
1.1.2.1. Sáng tạo
Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị phụ thuộc, gò bó vào
những cái đã có.
Ba yếu tố cơ bản của sáng tạo là:
- Tính mềm dẻo (Flexibility)
- Tính nhuần nhuyễn (Fluency)
- Tính độc đáo (Originatily)11
Sáng tạo chỉ mang tính tƣơng đối (sáng tạo đối với ai), trí tƣởng tƣợng là điều kiện
cần để sáng tạo.
1.1.2.2. Bốn giai đoạn của quá trình sáng tạo
Quá trình sáng tạo trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Là giai đoạn chuẩn bị cho công việc ý thức, nghĩa là hình thành vấn
đề đang giải quyết và giải quyết bằng các cách khác nhau.Vai trò của giai đoạn này
là huy động các thông tin hữu ích còn tiềm ẩn để có thể cho lời giải cần tìm.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này còn đƣợc gọi là giai đoạn ấp ủ, đƣợc bắt đầu khi công
việc có ý thức ngừng lại. Công việc tiếp diễn là của tiềm thức.
Giai đoạn 3: “Giai đoạn bừng sáng trực giác”.Đây là giai đoạn nhảy vọt về chất
trong tiến trình nhận thức để quyết định cho quá trình tìm kiếm lời giải. Sự bừng
sáng trực giác này thƣờng xuất hiện đột nhiên không biết trƣớc hay có khi nó xuất
hiện sau khi đã có sự dự cảm sẽ biết đƣợc kết quả.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn kiểm chứng. Ở giai đoạn này cần triển khai lập
luận, chứng minh logic và kiểm tra lời giải nhận đƣợc từ trực giác. Giai đoạn này
rất cần thiết vì tri thức nhận đƣợc bằng trực giác chƣa chắc chắn.
Nhƣ vậy sáng tạo là hoạt động đa dạng và phong phú của con ngƣời. Có thể phân
chia sáng tạo thành hai cấp độ nhƣ sau:
Cấp độ 1: Là hoạt động cải tạo, cải tiến, đổi mới, nâng cao những cái đã có lên một
trình độ cao hơn.
Cấp độ 2: Là hoạt động tạo ra cái mới về chất.
1.1.2.3. Tư duy sáng tạo
Tƣ duy sáng tạo là một dạng tƣ duy độc lập, tạo ra ý tƣởng mới độc đáo và có hiệu
quả giải quyết vấn đề cao.
Ý tƣởng mới đƣợc thể hiện ở chỗ phát hiện vấn đề mới, tìm ra hƣớng đi mới, tạo ra
kết quả mới.
Tính độc đáo của ý tƣởng mới thể hiện ở giải pháp lạ, không quen thuộc hay duy
nhất.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
Theo J.Danton: “Tƣ duy sáng tạo là năng lực tìm thấy những ý nghĩa mới, những
mối quan hệ mới, là năng lực chứa đựng sự khái quát, sự phát minh, sự đổi mới, trí
tƣởng tƣợng…”
Theo George Polya: “Có thể gọi là tƣ duy có hiệu quả nếu dẫn đến lời giải bài tập
cụ thể nào đó. Có thể gọi là sáng tạo nếu tƣ duy đó tạo ra những tƣ liệu, phƣơng
tiện để giải bài tập”.
Tƣ duy sáng tạo có những yêu cầu về sự tích lũy kinh nghiệm hay tích lũy tri thức,
từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề không theo khuôn mẫu, cách thức định sẵn, gạt
bỏ những hiểu biết về kiến thức thông thƣờng nhƣng vẫn đảm bảo các tính chất cơ
bản nhƣ tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính hoàn thiện.
Tƣ duy sáng tạo là sự vận dụng các kinh nghiệm giải quyết vấn đề này cho những
vấn đề khác. Nếu một ngƣời chỉ có tƣ duy kinh nghiệm thì sẽ lúng túng khi gặp
phải vấn đề nằm ngoài kinh nghiệm.Tuy nhiên nếu ngƣời đó có tƣ duy sáng tạo thì
sẽ thì sẽ giải quyết đƣợc những vấn đề ngoài kinh nghiệm mà họ có.Tƣ duy sáng
tạo nhằm thay đổi kinh nghiệm hay tạo nên các kinh nghiệm mới dựa trên các kinh
nghiệm cũ và qua đó làm phong phú thêm kinh nghiệm để thay đổi về chất cho các
vấn đề, sự vật, sự việc mà nó giải quyết, tạo điều kiện phát triển kĩ năng sáng tạo.
Krutexki chỉ ra 3 vòng tròn đồng tâm phản ánh mối quan hệ của ba dạng tƣ duy nói
lên điều kiện cần của TDST là tƣ duy độc lập và tƣ duy tích cực.
- Tƣ duy tích cực (Học sinh chú ý nghe thầy
chứng minh định lí và cố gắng hiểu)
- Tƣ duy độc lập (Học sinh tự đọc định lí,
tự giải một bài toán dƣới sự hƣớng dẫn của
thầy giáo)
- Tƣ duy sáng tạo (Học sinh tự khám phá ra13
định lí, bài toán mà trƣớc đó học sinh đó
chƣa biết)
Nhƣ vậy có thể nói tƣ duy sáng tạo là sự kết hợp ở đỉnh cao, hoàn thiện nhất của tƣ
duy tích cực và tƣ duy độc lập, nó tạo ra cái mới có tính giải quyết vấn đề một cách
hiệu quả và chất lƣợng.
1.2. Phương hướng rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh
(Phần này được trình bày dựa theo cuốn khuyến khích một số hoạt động trí tuệ của
HS)
1.2.1.Chú trọng bồi dưỡng từng yếu tố cụ thể của TDST
Trong quá trình dạy học ngƣời giáo viên cần chú trọng, chú ý bồi dƣỡng từng yếu
tố cụ thể TDST nhƣ tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo.
●Tính mềm dẻo của tƣ duy sáng tạo.
Tính mềm dẻo của tƣ duy sáng tạo đƣợc thể hiện chủ yếu qua hai đặc trƣng nổi bật
sau:
- Một là năng lực chuyển hóa trong tƣ duy tức là chuyển từ cách nhìn này sang
cách nhìn khác; từ giải pháp này sang giải pháp khác. Năng lực điều chỉnh kịp thời
hƣớng suy nghĩ khi hƣớng suy nghĩ cũ không giải quyết đƣợc vấn đề hay khi gặp
trở ngại.
-Hai là suy nghĩ không dập khuôn, không áp dụng máy móc những kinh nghiệm,
kiến thức, kĩ năng đã có, đã biết vào hoàn cảnh mới, điều kiện mới mà trong đó đã
có những yếu tố thay đổi. Cần có năng lực nhận ra vấn đề mới trong điều kiện quen
thuộc, chức năng mới của đối tƣợng quen biết.
●Tính nhuần nhuyễn của tƣ duy sáng tạo.
Đó là năng lực tạo ra một cách nhanh chóng sự tổ hợp giữa các yếu tố riêng lẻ của
tình huống hoàn cảnh, đƣa ra giả thuyết mới, ý tƣởng mới.
Tính nhuần nhuyễn đƣợc đặc trƣng bởi khả năng tạo ra một số lƣợng nhất định các
ý tƣởng, là sự đa dạng của các cách xử lí bài toán, tìm nhiều giải pháp giải quyết
một bài toán dƣới nhiều góc độ khác nhau, tình huống khác nhau. Số ý tƣởng càng
nhiều thì có nhiều khả năng xuất hiện ý tƣởng độc đáo.
Tính nhuần nhuyễn của tƣ duy thể hiện rõ nét ở hai đặc trƣng sau:
-Một là: Tính đa dạng của các cách xử lí khi giải toán, khả năng tìm đƣợc nhiều
giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau. Đứng trƣớc một vấn đề phải
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
giải quyết, ngƣời có tƣ duy nhuần nhuyễn nhanh chóng tìm và đề xuất đƣợc nhiều
phƣơng án khác nhau và từ đó tìm đƣợc phƣơng án tối ƣu.
-Hai là: Khả năng xem xét đối tƣợng dƣới nhiều khía cạnh khác nhau, có một cái
nhìn sinh động từ nhiều phía đối với các sự vật và hiện tƣợng chứ không phải cái
nhìn bất biến, phiến diện, cứng nhắc.
Trong mỗi bài toán đều có những đối tƣợng, những quan hệ mà ta có thể nhìn
chúng dƣới những góc độ khác nhau, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế
khi giải toán thì học sinh thƣờng có thói quen khi đã nghĩ ra một cách giải đối với
một bài tập nào đó thì coi nhƣ chỉ biết đến cách đó mà thôi và coi nhƣ đã giải
xong. Hầu hết các em không có thói quen đi tìm một hƣớng giải khác mà thƣờng
coi hƣớng giải đã biết đó là duy nhất, cứ thế áp dụng nếu gặp bài toán tƣơng tự.
Làm nhƣ vậy sẽ không phát triển đƣợc tƣ duy, khả năng sáng tạo càng không có.
Và các em sẽ dễ dàng bị thất bại nếu gặp một bài toán hơi khác bài mà các em đã
biết. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của ngƣời giáo viên cần cho học sinh tìm nhiều lời
giải cho một bài toán, qua các lời giải đó tìm lời giải tối ƣu nhất. Với việc làm nhƣ
vậy học sinh sẽ đƣợc rèn khả năng chuyển từ thao tác tƣ duy này sang các thao tác
tƣ duy khác, các em còn biết đánh giá vấn đề, đƣa ra nhận xét về cách hay, cách
chƣa hay.
●Tính độc đáo của tƣ duy sáng tạo.
Tính độc đáo của TDST đƣợc đặc trƣng bởi các khả năng sau:
1) Khả năng tìm ra những liên tƣởng và những kết hợp mới.
2) Khả năng nhìn ra những mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tƣởng nhƣ
không có liên hệ với nhau.
3) Khả năng tìm ra giải pháp lạ tuy đã biết những giải pháp khác.
Các yếu tố cơ bản nói trên không tách rời nhau mà trái lại chúng quan hệ mật thiết
với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau. Khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ
này sang hoạt động trí tuệ khác (tính mềm dẻo) tạo điều kiện cho việc tìm đƣợc
nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau (tính nhuần nhuyễn) và
nhờ đề xuất đƣợc nhiều phƣơng án khác nhau mà có thể tìm đƣợc phƣơng án lạ,
đặc sắc (tính độc đáo). Các yếu tố cơ bản này có quan hệ khăng khít với các yếu tố
khác nhƣ: tính chính xác, tính hoàn thiện, tính nhạy cảm vấn đề… Tất cả các yếu
tố đặc trƣng nói trên cùng góp phần tạo nên TDST.
Xác định phƣơng hƣớng cho giải pháp phát triển tƣ duy sáng tạo của học sinh
trong dạy học phƣơng trình, bất phƣơng trình.
-Trình bày biện pháp phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh bằng cách rèn luyện
các yếu tố của tƣ duy sáng tạo nhƣ tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo
cũng nhƣ kết hợp với các năng lực tƣ duy nhƣ tổng quát hóa, đặc biệt hóa, tƣơng tự
hóa. Việc làm này đƣợc tiến hành khi giảng dạy lí thuyết và khi giảng dạy bài tập.
Khi giảng dạy bài tập, tác giả đã đƣa ra 5 dạng bài tập nhằm rèn luyện các yếu tố
nêu trên.Với mỗi dạng bài tập đó, tác giả đều áp dụng các phƣơng pháp dạy học
phù hợp nhƣ: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, làm việc
nhóm.
- Giải pháp phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học phƣơng trình, bất
phƣơng trình đề xuất trong luận văn một phần đã đƣợc kiểm nghiệm, đánh giá qua
thực nghiệm sƣ phạm. Tuy phạm vi thực nghiệm chƣa rộng nhƣng đã chứng tỏ
đƣợc tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm,
có khả năng ứng dụng trong thực tế giảng dạy.
2. KHUYẾN NGHỊ
Trong quá trình thực hiện đề tài, tui mạnh dạn đƣa ra một số ý kiến sau:
-Cần tăng thời lƣợng dành cho nội dung phƣơng trình, bất phƣơng trình vì đây là
nội dung toán học quan trọng. Việc tăng thời lƣợng cũng giúp cho giáo viên thực
hiện tốt hơn kế hoạch giảng dạy của mình.
-Giáo viên cần mạnh dạn hơn trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để có thể
phát triển tƣ duy sáng tạo tốt nhất cho học sinh. Bên cạnh đó cần có nhiều tìm tòi,
sáng tạo trong việc nghiên cứu nội dung chƣơng trình.
Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả của luận văn mới chỉ
dừng lại ở những kết luận ban đầu, nhiều vấn đề của luận văn chƣa đƣợc phát triển
sâu và không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy tác giả rất mong nhận
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Phát Triển Năng Lực Tư Duy Và Lập Luận Toán Học Cho Học Sinh Lớp 5 Qua Dạy Học Giải Bài Tập Hình Học Luận văn Sư phạm 0
D Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Môn đại cương 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top