tctuvan

New Member
Chia sẻ cho ae luận văn Phân tích chính sách chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam

Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Nông nghiệp luôn tăng trưởng ổn định, là cơ sở nền tảng và tiền đề vững chắc cho sự phát triển của đất nước, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống của người dân dần được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được cho đến nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Có nhiều nguyên nhân của tồn tại mà một trong những nguyên nhân chính là do nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có kỹ thuật, kĩ năng và trình độ cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và đất nước mặc dù hàng năm Nhà nước vẫn đang dành một khoản ngân sách không nhỏ cho công tác đào tạo nghề. Lao động nông thôn luôn được đánh giá là một nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua và trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nông thôn còn nhiều bất cập, thị trường lao động nông thôn mang tính tự phát và chưa hoàn hảo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tồn tại này là do tâm lý trọng “đại học” xem nhẹ học nghề trong cộng đồng người dân, khả năng chi trả của người dân cho học nghề còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc học nghề chưa thực sự gắn với thị trường sử dụng lao động, học xong rất khó tìm việc làm. Hệ thống cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập: số lượng cơ sở đào tạo còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật cùng kiệt nàn lạc hậu - đặc biệt là các cở sở thuộc ngành nông nghiệp và PTNT; nội dung đào tạo chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ những lý do đó chúng tui thực hiện đề tài: “Phân tích chính sách/ chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam”.
1.2. Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi thời gian những năm gần đấy, liên quan đến bức tranh nguồn nhân lực ở nông thôn và trong nông nghiệp, thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp, các thuận lợi, khó khăn và hạn chế của nó; Từ đó có những khuyến nghị về chủ trương chính sách. Không đi sâu và mở rộng cho toàn bộ các ngành kinh tế và khu vực khác ngoài khu vực nông nghiệp và nông thôn.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn nước ta, chủ trương và chính sách hiện tại, từ đó đề ra khuyến nghị giải pháp chính.
1.2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa lý thuyết về nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.
Thực trạng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.
Xu thế vận động của nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.
Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.
Chủ trường và chính sách chủ yếu đối với công taccs đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Khuyến nghị giải pháp chính.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Khai thác các nguồn số liệu có sẵn đa qua xử lý (số liệu thứ cấp) từ các nguồn khác nhau để mô tả thực trạng.
Xây dựng khung lý thuyết để khái quát vấn đề:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top