luulytim4511

New Member
Download miễn phí Khóa luận Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .Trang 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI.3
1.1. Bản chất pháp lý của hợp đồng và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .3
1.2. Phân loại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .5
1.3. Lược sử hình thành và phát triển của chế định pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam .7
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 .8
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến hết năm 2005 .11
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay .16
1.4. Nguồn luật điều chỉnh đối với hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .17
1.4.1. Văn bản pháp luật .17
1.4.2. Điều ước quốc tế .18
1.4.3. Tập quán thương mại .20
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .23
2.1. Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam 23
2.1.1.Về nội dung của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .23
2.1.2.Về giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .24
2.1.3.Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .27
2.1.4.Về hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại .29
2.1.5. Về thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .38
2.1.6. Về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .39
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam .48
KẾT LUẬN .52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .54

CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

1.1 Bản chất pháp lý của hợp đồng và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
Hiểu một cách khái quát và chung nhất theo nghĩa rộng, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó. Bản chất thực sự của hợp đồng là sự tự nguyện và thống nhất ý chí thông qua thỏa thuận nhằm đạt được một hay nhiều lợi ích chung nào đó. Ở trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế xã hội hầu hết đều được xác lập và thực hiện thông qua các hình thức pháp lý là hợp đồng. Giao kết và thực hiện hợp đồng chính là cách thức cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Bộ Luật Dân Sự 2005 (BLDS 2005) đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 BLDS 2005). Theo đó, phạm vi áp dụng của BLDS 2005, các quy định về hợp đồng dân sự được áp dụng cho các hợp đồng nói chung bao gồm cả các hợp đồng phát sinh từ quan hệ kinh doanh, thương mại. Do đó, khái niệm hợp đồng dân sự cũng là khái niện chung về hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và kinh doanh.
Vì vậy, hợp đồng trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, bản thân nó cũng có những điểm riêng nhất định, khác biệt với những loại hợp đồng dân sự thông thường theo cách hiểu truyền thống. Khi nghiên cứu về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, chúng ta có thể đặt hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong mối liên hệ với hợp đồng dân sự theo nguyên lý “cái chung” và “cái riêng”. Theo cách tiếp cận này, những vấn đề cơ bản của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại như giao kết hợp đồng, nguyên tắc và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và cách xử lý hợp đồng vô hiệu sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật và không có sự khác biệt nào với những hợp đồng dân sự thông thường. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn sẽ vẫn gặp một số những quy định cụ thể dành riêng cho hợp đồng trong lĩnh vực thương mại do xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để nhận diện hợp đồng trong thương mại, có thể căn cứ vào các tiêu chí pháp lý chủ yếu sau:
Thứ nhất, tiêu chí về chủ thể của hợp đồng:
Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại thiết lập chủ yếu giữa các thương nhân. Theo Luật thương mại 2005 (LTM 2005): “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh” (Khoản 1, Điều 6).
Trong một số trường hợp, pháp luật quy định chủ thể hợp đồng đều phải là thương nhân (như hợp đồng thay mặt cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại…). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác hợp đồng trong thương mại chỉ đòi hỏi ít nhất một bên là thương nhân (như hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng dịch vụ xây dựng...).
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng:
Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được thiết lập dựa trên cơ sở cách thức hai bên thỏa thuận theo ý chí tự nguyện, nó có thể được thể hiện dựa trên hình thức lời nói, văn bản hay cũng có thể là hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong thực tiễn, có một số trường hợp pháp luật bắt buộc các bên phải lập hợp đồng thành văn bản, ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ... LTM 2005 đồng thời cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hình thức văn bản bằng hình thúc khác có giá trị pháp lí tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (Khoản 15, Điều 3, LTM 2005).
Thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.
Thứ ba, về mục đích của các bên trong hợp đồng:
Mục đích phổ biến của các bên trong hợp đồng lĩnh vực thương mại là lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận luôn là đặc trưng trong các giao dịch kinh doanh thương mại do các bên hợp đồng đều nhằm thu được lợi nhuận từ việc thực hiện hợp đồng. Tuy vậy trong thực tế có một số trường hợp một bên chủ thể của hợp đồng không phải là thương nhân và họ giao kết hợp đồng không nhằm mục đích lợi nhuận. Theo quy định của LTM 2005, việc có áp dụng luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này hay không sẽ do bên không có mục đích lợi nhuận quyết định (Khoản 3, Điều 1, LTM 2005).
1.2 Phân loại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
Việc phân loại hợp đồng nhằm mục đích xác định cơ chế điều chỉnh phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng. Theo Điều 406 BLDS 2005, hợp đồng được phân loại theo những tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, căn cứ vào mức độ tương xứng về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên, hợp đồng nói chung được phân chia thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, nghĩa là mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa là người có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Do đó trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa, thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mặc dù trong Bộ luật dân sự không quy định việc bắt buộc hợp đồng mua bán phải được thể hiện dưới hình thức cụ thể nào song trong trường hợp hợp đồng được giao kết theo hình thức văn bản thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản khi thực hiện. Khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn, không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hay có người bảo lãnh, hay nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho một tài sản vật chất có giá trị). Do đó, nếu hợp đồng được giao kết dưới hình thức viết thì chỉ cần lập thành văn bản và giao cho bên có quyền giữ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận.
Trong cách phân loại hợp đồng này, cơ sở để xác định một hợp đồng là song vụ hay hợp đồng đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Thứ hai, căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các quan hệ hợp đồng, hợp đồng được phân chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ.
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Theo đó, khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, thì đương nhiên phát sinh hiệu lực, nghĩa là phát sinh hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm giao kết.
Hợp đồng phụ là hợp đồng có hiệu lực khi có hai điều kiện sau: thứ nhất phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, đối tượng cũng như hình thức của hợp đồng và thứ hai là hợp đồng chính có hiệu lực.
Thứ ba, căn cứ vào chủ thể được hưởng lợi từ hợp đồng, hợp đồng được phân chia thành: hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng phải báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hay huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
Còn ở hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của một bên nhằm mang lại lợi ích (đảm bảo quyền) của bên kia trong quan hệ hợp đồng.
Thứ tư, căn cứ vào nội dung của mối quan hệ kinh tế, hợp đồng được chia thành nhiều loại cụ thể như:
Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng trong xây dựng cơ bản, hợp đồng trong trung gian thương mại ( thay mặt cho thương nhân, môi giới kinh doanh, đại lý, ủy thác mua bán hàng hóa), hợp đồng dịch vụ trong xúc tiến thương mại (hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa), hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư (hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh…).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



vài vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số
Tiểu luận Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng
Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ cung cấp phần mềm và
Tiểu luận Pháp luật hợp đồng của Việt Nam- Những
Tự do giao kết hợp đồng - những vấn đề lý luật và thực hiện : Luận
vài vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt
Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và thực tiễn
 

DieuHien89

New Member
Re: Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

BÀI NÀY MÌNH THẤY RẤT HAY, MÌNH ĐANG RẤT CẦN BÀI NÀY
 

daigai

Well-Known Member
Re: Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

Trích dẫn từ DieuHien89:
BÀI NÀY MÌNH THẤY RẤT HAY, MÌNH ĐANG RẤT CẦN BÀI NÀY


Link download của bạn đây
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ THEO HỢP ĐỒNG BOT VÀ BTO Luận văn Kinh tế 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương m Nông Lâm Thủy sản 0
B Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ Luận văn Kinh tế 2
K Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia Luận văn Kinh tế 1
S Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn áp dụng tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý về đất đai tại Việt Nam Công nghệ thông tin 0
X Chế độ pháp lý về đấu thầu xây dựng - Thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty cơ khí xây dựng Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top