Download miễn phí Đề tài Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn áp dụng tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô





 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ 3

TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH DU LỊCH 3

1.1 Hoạt đồng cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân 3

1.1.1 Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ 3

1.1.1.1 Hoạt động thương mại 3

1.1.1.2 Hoạt động cung ứng dịch vụ 4

1.1.2 Vai trò của hoạt động cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân 5

1.1.3 Mục tiêu và yêu cầu đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân 7

1.2 Hợp đồng kinh tế trong hoạt động cung ứng dịch vụ 8

1.2.1 Khái quát về hợp đồng dịch vụ 8

1.2.1.1 Khái niệm hợp đồng kinh tế 8

1.2.1.2 Khái niệm hợp đồng dịch vụ 10

1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ 10

1.2.3 Phân loại hợp đồng dịch vụ 12

1.3 Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch 13

1.3.1 Hoạt động kinh doanh du lịch 13

1.3.2 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch 14

1.3.3 Chế độ giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch 15

1.3.3.1 Chế độ giao kết hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch 15

1.3.3.2 Thực hiện hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch 19

1.3.3.3 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch 22

1.3.3.4 Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại 24

1.3.3.5 Tranh chấp và các hình thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch 25

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY DLDV QUÂN KHU THỦ ĐÔ 30

2.1 Tổng quan về Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Du lịch Dịch vụ QKTĐ 34

2.1.2.1 Hội đồng quản trị 34

2.1.2.2 Giám đốc 35

2.1.2.3 Phó giám đốc 35

2.1.2.4 Phòng kế toán 35

2.1.2.5 Phòng kinh doanh 36

2.1.2.6 Phòng hành chính-tổng hợp 36

2.1.2.7 Văn phòng du lịch 37

2.1.2.8 Tổ lễ tân 37

2.1.2.9 Tổ buồng 39

2.1.2.10 Tổ bếp 40

2.1.2.11 Tổ nhà hàng 40

2.1.2.12 Tổ hành chính bảo vệ 41

2.1.3 Đặc điểm nhân sự của Công ty 42

2.1 .4 Các lĩnh vực kinh doanh 47

2.1.5 Tình hình và phương hướng hoạt động của công ty 48

2.2 Thực tiễn áp dụng hợp đồng dịch vụ trong ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp tại Công ty DLDV Quân Khu Thủ Đô 52

2.2.1 Trình tự giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tại Công ty 52

Thông thường việc giao kết thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tại Công ty được tiến hành theo theo các bước sau: 52

2.2.2 Những loại hợp đồng dịch vụ thường được sử dụng tại Công ty DLDV Quân Khu Thủ Đô 56

2.2.2.1 Phiếu đăng ký giữ chỗ trong khách sạn 56

2.2.2.2 Hợp đồng hội nghị, hợp đồng bán tiệc 57

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN 60

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY DLDV QKTĐ 60

3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô 60

3.1.1 Thuận lợi trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại Công ty 60

3.1.2 Những khó khăn trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng tại công ty 61

3.1.2.1 Những khó khăn do hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam 61

3.1.2.2 Những khó khăn do hạn chế của công ty 66

3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô 68

3.2.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ 68

3.2.2 Một số kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan ban ngành có liên quan 71

KẾT LUẬN 75

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ể có những lựa chọn khác nhau cho hành vi của mình trên cơ sở các quy phạm pháp luật mang tính tùy nghi, các chủ thể có những hành vi và thỏa thuận mà pháp luật không dự liệu những vẫn không bị xem là trái pháp luật. Đứng trước góc độ Nhà nước thì Nhà nước được quyền chủ động đưa các tranh chấp đó ra xét xử. Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh phù hợp với pháp luật là một quyền trong quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn hình thức giải quyết các tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích cho mình mà không chịu sự áp đặt ý chí của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật, các cách được sử dụng để giải quyết tranh chấp gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.
Trong đó, thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thỏa thuận thống nhất. Yêu cầu của quá trình thương lượng là: đòi hỏi các bên phải có thiện chí, hợp tác và có đầy đủ những am hiểu cần thiết về chuyên môn. Kết quả của thương lượng là những cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ bế tắc hay bất đồng phát sinh mà các bên thường không ý thức được trước đó.
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tục gìn giữ và phát triển các quan hệ kinh doanh trong một thời gian dài vì lợi ích chung của cả hai bên. Các giao dịch thương mại ngày càng gia tăng với tốc độ phức tạp ngày càng cao, việc các bên không chỉ đạt được thỏa thuận trong một tranh chấp, mà còn gìn giữ các quan hệ làm ăn lâu dài là điều cơ bản và nhạy cảm với các nhà kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này, các bên phải có được cơ hội để bộc lộ, giải tỏa, xóa bỏ những hiểu lầm, xác định các lợi ích nền tảng của mình và những lĩnh vực có thể thỏa thuận để tìm ra giải pháp chung.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài trong đó các bên tranh chấp sẽ lựa chọn trọng tài viên cho mình để giải quyết tranh chấp. Hai trọng tài viên được chọn sẽ chọn một trọng tài viên làm chủ tịch hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên phải có nghĩa vụ thi hành, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng sức mạnh cưỡng chế. Đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ không thể giải quyết thông qua cơ chế hòa giải, thương lượng hay không muốn lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Theo điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2003 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;
cách giải quyết thông qua Tòa án hay Trung tâm Trọng tài là những thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất tài phán. Trong đó, Trọng tài được coi là Tòa án tư trong việc giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài đều là giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, tuy nhiên thủ tục tố tụng của hai cách này được tiến hành khác nhau. Tòa án nhân danh quyền lực của Nhà nước trong việc xét xử, còn trọng tài nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự. Trong quá trình xét xử tại Tòa án, các bên không có quyền lựa chọn Thẩm phán và Tòa án xét xử, còn trọng tài thì ngược lại, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, trung tâm trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình.
Mỗi cách đều có những ưu thế cũng như những hạn chế của nó, do đó khi tranh chấp xảy ra các bên có thể thỏa thuận chọn cách giải quyết tranh chấp thích hợp nhất. Để tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thời gian là vàng là bạc, do đó việc giải quyết tranh chấp cũng phải được tiến hành nhanh chóng thuận lợi cho các bên.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY DLDV QUÂN KHU THỦ ĐÔ
2.1 Tổng quan về Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
* Quyết định thành lập
Hàng trăm doanh nghiệp làm nhiệm vụ tạo nguồn thu cho ngân sách Đảng và góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngày một tăng, đóng góp một phần ngân sách cho Nhà nước, đồng thời tạo nguồn thu bổ sung vốn để mở rộng sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp của Đảng. Dưới sự chỉ đạo đó, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà nội đã có nghị quyết chỉ rõ công tác tài chính Đảng có vị trí quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng là đảm bảo vật chất cho sự lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng Bộ. Cụ thể, việc đầu tư vốn cho sản xuất - kinh doanh phải chú trọng vào thực hiện phương hướng chính: kinh doanh bất động sản, quảng cáo, khách sạn kết hợp dịch vụ du lịch chủ yếu trên địa bàn Hà nội các doanh nghiệp làm kinh tế Đảng phải kinh doanh có hiệu quả, gương mẫu thực hiện đường lối chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đúng đường lối chỉ đạo của Thường vụ Thành uỷ Hà nội, những năm qua các Doanh nghiệp của Đảng Bộ Hà nội đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao, đóng góp ngân sách cho Nhà nước và một phần quan trọng cho ngân sách của Đảng Bộ Hà nội.
Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô - ra đời theo Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 96 QĐ/UB ngày 14/1/1994 của UBND thành phố Hà nội - nhằm đáp ứng mục tiêu bổ sung ngân sách Đảng cho Thành uỷ Hà nội. .
Trụ sở chính: Khách sạn ATS - 33B Phạm Ngũ Lão Hà nội.
Ngành nghề kinh doanh:
+ Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế; kinh doanh vận chuyển hành khách;
+ Kinh doanh khách sạn, ăn uống;
+ Kinh doanh du lịch phục vụ khách trong và ngoài nước;
+ Tổ chức các dịch vụ, thương mại;
+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Kinh doanh rượu ngoại, thuốc lá ngoại;
+ Dịch vụ giải trí.
- Cơ quan chủ quản cấp trên: Ban Tài chính Quản trị - Thành uỷ Hà nội.
* Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô chính thức đưa khách sạn ATS - 33B Phạm Ngũ Lão vào hoạt động từ tháng 12/1994. Đối tượng khách chủ yếu của khách sạn ATS là khách nước ngoài. Công suất sử dụng buồng phòng 75%. Hàng năm có khoảng 10 nghìn lượt khách đã lưu trú tại khách sạn ATS.
Nằm trong khuôn viên cây xanh là 2 toà nhà 4 tầng gồm 56 phòng với đầy đủ tiện nghi hiện đại đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao (Do Tổng cục Du lịch Việt nam cấp). Khách sạn ATS toạ lạc trên diện tích 2.500 m2 gần Hồ Gươm. Bên cạnh đó là khách sạn ARMY 33C - Phạm Ngũ Lão; Nhà khách Bộ Quốc Phòng chuyên đón khách ngoại giao của Chính Phủ. Hệ thống liên hoàn 3 khách sạn trên cùng một đoạn phố Phạm Ngũ Lão tạo cho khách sạn ATS có một thế mạnh đặc biệt:
Một là: An ninh cho khách và tài sản của khách, Khu vực Quân khu Thủ đô có chế độ gác 24/24 giờ. Đoạn phố Phạm Ngũ Lão không có nhiều ôtô đi lại nên rất yên tĩnh, tạo cho khách cảm giác thật là sảng khoái, an toàn trong giấc ngủ sâu sau một ngày đi du lịch mệt mỏi.
Hai là: Do cơ chế cạnh tranh để tăng doanh thu, đạt được các chỉ tiêu giao nộp cho Ngân sách và cho cấp trên nên ở khách sạn ATS có một phong cách chăm sóc khách thật sự chu đáo. Khách đến ATS tựa như là về chính nhà mình. Mọi dịch vụ đầy đủ được phục vụ quý khách như: giặt là quần áo, gửi thư ảnh, thư điện tử, mạng internets, xem tivi với đầy đủ các kênh quốc tế, giải trí hát karaoke, bể bơi nước mặn Nếu khách muốn đi tham quan danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà nội thì có đột ngũ hướng dẫn viên du lịch nhiều kinh nghiệm giới thiệu nhiệt tình. Các Tours lữ hành vệ tinh phối hợp nhịp nhàng tạo cho khách một kỳ nghỉ thật thoải mái và hợp lý.
* Chức năng,nhiệm vụ
Chức năng
Công ty du lịch dịch vụ QKTĐ là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Thành Ủy Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán độc lập.
Chức năng chính của công ty bao gồm:
- Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn phục vụ nhu cầu tiếp đón khách trong nước và quốc tế của các cơ quan thuộc khối Thành Ủy Hà Nội.
- Thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ, chất lượng cao theo hợp đồng với khách hàng.
Nhiệm vụ
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty;
- Xây dựng ngân sách Đảng cho Thành Ủy Hà Nội;
- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chế độ cô đặc nước mắm bằng phương pháp kết tinh dung môi và ứng dụng sản xuất mắm kem Khoa học Tự nhiên 0
B Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ Luận văn Kinh tế 2
N Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý Chlorine và phương pháp bảo quản lạnh đến chất lượng cải ngọt Khoa học Tự nhiên 0
H Xác định chế độ lạnh đông cho hạt sen tươi và phương pháp tan giá Khoa học Tự nhiên 0
N Bàn về cách tính khấu hao tscđ và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hà Công nghệ thông tin 0
X Chế độ pháp lý về đấu thầu xây dựng - Thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty cơ khí xây dựng Công nghệ thông tin 0
T Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng Luận văn Kinh tế 2
D Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
N Các giải pháp xúc tiến và đưa chế độ tỷ giá ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
P Các giải pháp xúc tiến nhằm mục đích đưa chế độ tỷ giá ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top