karen_lee1988

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, thực trạng định hướng và giải pháp





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HÀ TĨNH 3
1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 3
1.1. Đặc điểm, vị trí địa lí tỉnh Hà Tĩnh .3
 1.2.Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1996 đến nay 6
2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH NHỮNG NĂM VỪA QUA 11
2.1. Tình hình đầu tư nói chung tại tỉnh Hà Tĩnh. 11
2.2 Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh những năm vừa qua. 18
2.2.1. Tỡnh hỡnh kinh tế nụng thụn Hà Tĩnh những năm vừa qua 18
2.2.2. Cỏc dự ỏn và mụ hỡnh trọng điểm 21
3. Những thuận lợi khó khăn và tồn tại của công cuộc đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn ở Hà Tĩnh 34
3.1. Thuận lợi 34
3.2 . Khó khăn và tồn tại 35
Phần II : Định hướng đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh và những giải pháp 44
1. Định hướng phát triển cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 44
1.1. Định hướng phát triển chung. 44
1.2.Phương hướng kế hoạch cụ thể 47
1.3. Cỏc dự ỏn đã phê duyệt 48
2. GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH 50
2.1.Các giải pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu đó đề ra 50
2.2. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư cho nông nghiệp. 51
2.3.Các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. 61
KẾT LUẬN .68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Hồng ý, Lili, đào nhật tân, lay ơn, cúc, hồng... sẽ đạt từ 50-60 triệu đồng/hộ/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Đến nay, thị xã Hà Tĩnh đã có trên 80 hộ dân trồng hoa, hộ có diện tích lớn trồng từ 0,2- 1 ha. diện tích trồng hoa đang từng bước mở rộng. Hiện nay, việc cắm hoa, chơi hoa một thú vui tao nhã và ngày càng trở thành nhu cầu lớn của người dân. Theo các chủ kinh doanh hoa cây cảnh ở thị xã thì hiện nay phần lớn các loại hoa đang bán trên thị trường chủ yếu nhập từ Hà Nội, Đà lạt, Nghệ An... vì vậy việc trồng hoa ở thị xã Hà Tĩnh đã có thị trường tiêu thụ tại chỗ. Đây là một lưọi thế rất lớn cho sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất của nông nghiệp, ngoài ra còn có thể xuất bán cho các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.
Phát triển nghề trồng hoa cây cảnh là một hướng đi thích hợp có nhiều triển vọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Thị xã Hà Tĩnh. Tuy nhiên để trồng hoa cây cảnh ngày càng phát triển thì cần có một số chính sách ưu đãi cho các hộ trồng hoa như công tác quy hoạch để phát triển làng hoa, hỗ trợ giống, đầu tư khoa học kỹ thuật,...
Mới đây thị xã Hà Tĩnh đã hình thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp đó là Hội Sinh vật cảnh, là sân chơi dành cho những người trồng và kinh doanh hoa cây cảnh. Đây chính là cầu nối để những người trồng hoa, chơi hoa, cây cảnh có dip gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và tạo cầu nối với các cơ quan khoa học kỹ thuật, quản lý cũng như tìm kiếm thị trường mới, tạo nên sự thuận lợi cho các hộ sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh ở Hà Tĩnh, góp phần đa dạng hoá các loại hình sản xuất, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
-Dự án "cải tiến, nâng cao chất lượng giống trâu thịt giai đoạn 2007-2010
Nguồn vốn : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với UBND Tỉnh
Hà Tĩnh là địa phương có đàn trâu khá lớn, theo số liệu của Sở Nông nghiệp&PTNT đến tháng 12-2007 toàn tỉnh có 109.780 con trâu, chủ yếu tập trung ở các huyện như: Can Lộc, Cẩm xuyên, Kỳ Anh... Tuy nhiên, trong một thời gian dài đàn trâu không được cải tạo nên chất lượng giống ngày càng thoái hoá, xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy không đáp ứng cho nhu cầu cày kéo phục vụ sản xuất và giết thịt. Hiện nay, nhu cầu sử dụng thịt trâu ngày càng tăng, do vậy việc cải tạo, nâng cao chất lượng đàn trâu là việc rất cần thiết. Được sự hỗ trợ kinh phí của Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện dự án "Cải tiến, nâng cao chất lượng giống trâu thịt giai đoạn 2007-2010" cho 10 tỉnh, gồm: Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh .Với mục tiêu của Dự án là nâng cấp giống trâu thương phẩm (trâu thịt) từ 10-15%, bằng hình thức bình tuyển những con trâu đực tốt, có khối lượng từ 450 kg trở lên cho phối giống với trâu cái tạo ra con trâu F1 có chất lượng, sản lượng thịt cao. Để dự án thực hiện có hiệu quả cao Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao cho Trung tâm giống chăn nuôi Hà Tĩnh phối hợp với Phòng nông nghiệp và PTNT các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh triển khai hạng mục của dự án. Đến nay, Trung tâm đã tổ chức 2 lớp tập huấn, thời gian 3 ngày cho cán bộ phòng nông nghiệp các huyện và bình tuyển 60 con trâu đực, 3.000 con trâu cái ở các địa phương trên, đồng thời cán bộ kỹ thuật Trung tâm còn hướng dẫn nông dân trồng cỏ, chế biến thức ăn và các biện pháp phòng chống một số bệnh thường gặp ở đàn trâu. Các hộ có trâu tham gia dự án sẽ được hỗ trợ theo chính sách phát triển chăn nuôi của tỉnh. Theo kế hoạch của dự án đến năm 2009 sẽ tạo ra được đàn trâu có chất lượng tốt phục vụ công tác cày kéo và giết thịt. Dự án đã giúp cho người dân bảo tồn được những đặc tính quý, nâng cao chất lượng của đàn trâu địa phương, đặc biệt tạo ra một cách sản xuất mới cho người chăn nuôi trâu thịt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo./.
-Dự án sản xuất cây ăn quả sạch theo mô hình hộ gia đình
Cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh là loại cây có giá trị kinh tế cao, có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Hà Tĩnh. Đặc biệt cây bưởi Phúc Trạch và cam Bù - Hương Sơn. Tuy nhiên các vườn cây ăn quả có múi nói chung đang có chiều hướng thoái hoá. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do cây giống không đảm bảo chất lượng, tình hình sâu bệnh gây hại ngày càng gia tăng.
Từ đặc điểm trên, để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh việc xây dựng mô hình sản xuất giống cây ăn quả có múi sạch bệnh đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất là vấn đề hết sức cần thiết.
Lãnh đạo tỉnh đã có biện pháp chuyển giao tiến bộ KHKT, đưa nghề trồng cây ăn quả trở thành nghề sản xuất mũi nhọn của huyện Hương Khê. Giúp người dân tiếp cận với cách sản xuất giống cây ăn quả theo công nghệ mới, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu sang cách sản xuất khoa học tiên tiến, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.
Các công tác thiết kế xây dựng nhà lưới có mái che trực xạ, mô hình vườn ươm có quy mô 1000m2, các biện pháp đảm bảo các điều kiện để sản xuất giống cây ăn quả: Hệ thống điện, nước tưới tiêu, bể chứa phân… được thực hiện. Đồng thời tỉnh cũng phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả tổ chức sản xuất giống cây ăn quả (bưởi Phúc Trạch, cam các loại) đảm bảo chất lượng cao, để cung ứng phục vụ sản xuất.
Sau một thờI gian vườn ươm 1 năm đã xuất từ 800 đến 1 vạn cây, cung cấp cây giống cho địa phương trồng mới từ 20-25 ha và cung cấp cho một số vùng lân cận. Lợi nhuận kinh tế của mô hình thu được từ 20-25 triệu đồng/năm từ sản xuất cây giống.
Được biết lãnh đạo tỉnh sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ nhân rộng mô hình vườn sản xuất giống cây ăn quả đảm bảo chất lượng làm giống phục vụ chương trình phát triển cây ăn quả trên địa bàn và hỗ trợ mở lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT trồng cây ăn quả cho người dân, đối với cây ăn quả thời gian đầu tư thực hiện dự án 2 năm tỉnh tiếp tục đầu tư để người dân có điều kiện tích luỹ thêm được nhiều kiến thức hơn.
 -Dự án phát triển đồi chè xuất khẩu tại các huyện phía Tây
Bắt đầu triển khai thực hiện :2002
Tổng mức vốn : 5 triệu USD
Nguồn vốn : vay WB
Năm 2008, Hà Tĩnh đã xuất khẩu khoảng 6.000 tấn chè búp khô, đạt kim ngạch 4,5-5triệu USD, chiếm 2,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh; thị trường chính vẫn là các nước Trung Đông, EU, ASEAN, Mỹ, Nga, Đài Loan.
Để đạt con số trên, tỉnh đã tiến hành mở rộng vùng nguyên liệu, tập trung trồng các giống chè chất lượng cao để cải tạo quỹ gen chè và giống chè hiện nay. Bên cạnh đó, cải tiến cơ bản cơ cấu phân bón, trồng cây xanh, cây bóng mát theo cách kết hợp nông lâm; cải tạo hệ thống canh tác, chú trọng công tác thủy lợi để đưa diện tích tưới vào thâm canh cao; đồng thời thực hiện chương trình khuyến nông từ khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái và chế biến...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top