mosvananh

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở thành phố Hà Nội





- Căn cứ vào Nghị định 22/1998/NĐ-CP thì Chủ tịch UBND quận, huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt đối với các dự án có tổng mức chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đến 500 triệu đồng (đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách); đến 1 tỉ đồng (đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách);.
- Dự án có tổng mức chi phí đền bù giải phóng mặt bằng trên 500 triệu đồng (đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách); trên 1 tỉ đồng (đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách) thì Chủ tịch UBND quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng quận, huyện lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng báo cáo Hội đồng thẩm định thành phố trình UBND Thành phố phê duyệt.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ất, nếu được xét giao đất ở thì theo tiêu chuẩn như sau:
- Nếu diện tích bị thu hồi toàn bộ bằng hay nhỏ hơn các mức diện tích quy định dưới đây thì được giao bằng 100% diện tích bị thu hồi.
60m2 đối với khu vực nội thành
80m2 đối khu vực thị xã, thị trấn, các phường (trước đây là xã mới được thành lập từ sau năm 1993), khu vực ven đê, khu du lịch, khu công nghiệp dịch vụ, thương mại, ven trục đường giao thông.
120m2 đối với khu vực nông thôn đồng bằng.
160m2 đối với khu vực nông thông trung du.
200m2 đối với khu vực nông thôn miền núi.
Việc phân loại xã nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi áp dụng theo quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội .
- Nếu diện tích bị thu hồi toàn bộ lớn hơn các mức quy định ở phần trên đây thì được giao đủ theo mức đó và giao bổ sung 50% phần diện tích chênh lệch, nhưng tổng diện tích đất được giao không lớn hơn 1,5 lần đối với đất ở đô thị và không lớn hơn 2 lần đối với đất ở nông thôn so với mức quy định ở phần trên.
- Trường hợp nhà nước thu hồi toàn bộ đất ở của người đang sử dụng mà diện tích bị thu hồi nhỏ hơn 40m2 (đối với đất ở tại đô thị) 100m2 (đối với đất ở thuộc nông thôn) thì người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền, có thể được xét mua nhà hay xét giao đất bổ sung cho đủ mức giao đất tối thiểu theo quy địng taị khoản 2 điều 30 Nghị địng 22/1998/NĐ-CP (40m2 đối với đất ở tại đô thị, 100m2 đối với đất ở thuộc nông thôn) nhưng phần diện tích giao bổ sung phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất cho Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định nhân hệ số điều chỉnh K như sau:
K = 1,5 đối với trường hợp được giao đất ở tái định cư tại đô thị.
K = 1,0 đối với trường hợp được giao đất ở tái định cư tạ vùng nông thôn.
c) Xử lý một số trường hợp cụ thể khác.
- Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần đất ở của người đang sử dụng:
+ Nếu phần diện tích lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng lớn hơn hay bằng 20m2 thì chủ sử dụng đất được đền bù bằng tiền đối với diện tích đất bị thu hồi, phần diện tích còn lại phải xây dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc được cơ quan nhà nước có thầm quyền phê duyệt.
+ Nếu phần diện tích còn lại dưới 20m2 hay từ 20m2 trở lên nhưng hình thể thửa đất không xây dựng được theo quy hoạch, kiến trúc thì khuyến khích họ chuyển nhượng cho các hộ lân cận hay Nhà nước thu hồi toàn bộ để sử dụng vào mục đích khác và chủ sử dụng đất được đền bù thống nhất theo chính sách chung.
- Trường hợp thu hồi đất của người lấn chiếm trái phép: Nếu đối tượng bị thu hồi toàn bộ đất và không còn nơi ở nào khác, có hộ khẩu tại Hà Nội thì có thể được xem xét mua nhà theo giá đảm bảo kinh doanh.
Đối với nhà đất mua sau 1/7/1994 của người có nhà ở, đất ở hợp pháp nhưng chưa sang tên trước bạ, khi bị thu hồi nếu người đang sử dụng đất nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ thì được hưởng chính sách đền bù như người sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở hợp pháp.
B. Đền bù thiệt hại về tài sản trên đất.
Căn cứ để tính tiền đền bù nhà ở là cấp nhà và đơn giá xây dựng theo quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Đơn giá đền bù nhà dưới cấp 4, nhà tạm, công trình phụ theo quy định của Liên sở Tài chính - vật giá - xây dựng.
1, Đền bù thiệt hại về nhà và vật kiến trúc:
- Biệt thự và nhà cấp 1,2,3 đền bù theo giá trị còn lại và ngoài phần được đề bù theo giá trị còn lại chủ sở hữu tài sản còn được trợ cấp thêm 50% giá trị khấu hao được xác định tại phương án đều bù nhưng tổng mức đền bù không thấp hơn 60% so với giá xây dựng mới. Nhà cấp 4, nhà tạm dưới cấp 4, các công trình phụ đền bù theo đơn giá xây dựng mới.
- Vật kiến trúc và các công trình xây dựng khác được đền bù theo đơn giá dự toán do các cơ quan chuyên ngành quy định.
2, Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế có tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc phải phá dỡ giải phóng mặt bằng mà tài sản đó được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thì không được đền bù thiệt hại về tài sản (vẫn lên phương án đền bù) và được ghi giảm vốn theo giá trị còn lại trên sổ sách (trường hợp tài sản đã được giao vốn). Nếu có nhu cầu xây dựng lại, phải lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp tài sản nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng là tường rào, nhà bảo vệ thì được đền bù đề các cơ quan, tổ chức trên xây dựng lại.
Nếu các cơ quan, tổ chức dùng một phần nguồn vốn huy động để xây dựng nhà cửa vật kiến trúc thì phần đền bù thiệt hại tài sản trả cho cơ quan, tổ chức đó theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số tiền thuộc nguồn vốn huy động.
3. Mức đều bù cho chủ sử dụng nhà, đất di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố tính theo diện tích sàn xây dựng bị thu hồi.
- Nhà cấp 3 trở lên : 35.000đ/m2
- Nhà cấp 4 trở lên: 25.000đ.m2
- Nhà tạm dưới cấp 4 dùng làm nhà ở: 15.000đ/m2
Nhưng tổng mức đền bù di chuyển cho một chủ sử dụng nhà đất tối đa không vượt quá 3.000.000đ và tối thiểu không thấp hơn 1.000.000đồng.
Trường hợp chủ sử dụng nhà đất bị thu hồi phải di chuyển chỗ ở nếu không nhận nhà hay đất ở khu tái định cư trong phạm vi Hà Nội mà di chuyển chỗ ở về tỉnh khác thì được hưởng mức đền bù di chuyển là 5.000.000đ/ một chủ sử dụng đất, nhà.
4. Đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (do cơ quan quản lý nhà cho thuê hay nhà do cơ quan tự quản) phải di chuyển thì người thuê nhà không được đền bù diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước mà chỉ đưọc xét đền bù chi phí tự đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp theo giấy phép xây dựng, đồng thời được thuê hay mua nhà ở tại nơi khách theo giá bán thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê hay Nghị định 61/CP với diện tích tương đương nơi ở cũ. Trong trường hợp mua nhà, nếu nơi ở mới rộng hơn nơi ở cũ thì phần diện tích nhà tăng thêm phải mua theo giá đảm bảo kinh doanh . Tiền phần đất rộng hơn được tính vào giá nhà bằng 100% theo khung giá đất cho Uỷ ban nhân thành phố quy định.
- Đối với nhà ở không hợp pháp (kể cả trên đất sử dụng hợp pháp và không hợp pháp khi nhà nước thu hồi đất không được đền bù, mà chỉ được xem xét trợ cấp).
- Các vật kiến trúc và các công trình xây dựng khác xây dựng hợp pháp trên đất sử dụng hợp pháp, hợp lệ từ trước khi công bố quy hoạch được đền bù theo dự toán, đơn giá do các cơ quan chuyên ngành cấp thành phố quy định.
5. Đền bù thiệt hại về mồ mả.
- Trường hợp thành phố có quỹ đất để bố trí di chuyển mồ mả thì chủ mộ được đền bù phần chi phí đào bới, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp như sau:
+ Mộ đất : 600.000đ/mộ
+ Mộ xây: 900.000đ/mộ
+ Mộ không có chủ: 400.000đ/mộ (chủ đầu tư có trách nhiệm di chuyển đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top