phuong1987us

New Member
Phân tích để làm rõ những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạngViệt Nam và thế giới ?
 
Tags: giá trị của tư tưởng hồ chí minh với thế giới và nước ta, Hãy phân tích giá trị của tư tưởng hcm đối với cách mạng VN, làm rõ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam., Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới., phân ích giá trị của tư tuong hồ chí minh, phân tích và làm rõ giá trị tư tưởng hồ chí minh, Phân tích giá trị tư tưởng Hồ Chi Minh đối với cách mạng Việt Nam và sự phát triển thế giới?, Phân tích giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và sự phát triển thế giới?, giá trị của tư tưởng hồ chí minh đối với thế giới, phân tích giá trị trong tư tưởng hồ chí minh, trình bày những giá trị trong tư tưởng hồ chí minh đối với cách mạng việt nam, giá trị của tư tưởng hồ chí minh đối với dân tộc việt nam và thế giới, nguồn gốc giá trị tư tưởng hồ chí minh đối với việt nam và thế giới, phân tích nguồn gốc, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và Thế giới, Phân tích nguồn gốc, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc việt Nam và thế giới, phân tích những giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam, phân tích Gía trị tư tưởng hồ chí minh, phân tích giá trị ý nghĩa tư tưởng hồ chí minh đối với dân tộc nhân loại, Phân tích giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng thế giới., phan tich gia tri cua tu tuong ho chi minh, những giá trị mà tư tưởng hồ chí minh đem lại, anh chị hãy phân tích làm sáng tỏ những giá trị bền vững của chủ nghĩa mác lê nin tư tưởng hồ chí minhtrong thời đại ngày nay, Phân tích và làm sáng tỏ những giá trị bền vững tư tưởng hồ chí minh trong thời đại hiện nay, phân tích những giá trị tư tưởng hồ chí minh, LAM RO GIA TRI TU TUONG HO CHI MINH, phân tích giá trị của tư tưởng Hồ chí minh trong việc cổ vũ cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả của thời đại. Liên hệ bản thân trong việc vận dụng giá trị tư tưởng của NGười, phân tích giá trị thục tiễn của tư tưởng hồ chí minh đối với thế giới, làm rõ giá trị tư tưởng hồ chí minh, Phân tích giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam và thế giới.

camaphehe

New Member
- Thế kỷ 20 đã đi qua, nhưng ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh với khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” vẫn còn nguyên giá trị và sức sống, tạo nên sự liên kết gắn bó giữa các thế hệ người Việt Nam, giữa Việt Nam với thế giới.
Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, nhân kỷ niệm lần thứ 120 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tổ chức tại Hà Nội tuần qua, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới đã có chung nhận định, với những giá trị to lớn của mình, tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần xây dựng, cổ vũ khích lệ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Theo các đại biểu, “tư tưởng Hồ Chí Minh” đã trở thành “kim chỉ nam” đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng. Tư tưởng và tấm gương đấu tranh bất khuất cho độc lập, tự do của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã trở thành nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ 20.Gần 1 thế kỷ đã đi qua, nhìn lại lịch sử, yếu tố ấy rõ nét hơn bao giờ hết. Ông Say Chum, Trưởng Ban Thường trực Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Trưởng đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Campuchia cho rằng: “Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương anh hùng trong sáng và là di sản quý giá đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân ba nước Campuchia, Việt Nam, Lào và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam; đồng thời cũng là một lãnh tụ thiên tài trong số những nhà lãnh đạo thế giới đã có những đóng góp tích cực trong phong trào giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, đạo đức mới trong lịch sử Việt Nam”.

Nhiều nghiên cứu quốc tế khẳng định cách mạng Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Ông Marurul Ahsan Khan, Chủ tịch Đảng Cộng sản Bangladest nhớ lại: “tui là người chỉ huy lực lượng du kích đặc biệt do Đảng Cộng sản Bangladest lãnh đạo. Thời kỳ đó, chúng tui gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ nhiều nguồn tin, chúng tui đã đọc được các tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là động lực giúp chúng tui đấu tranh. Việt Nam - Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, là biểu tượng của chiến thắng, giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, buộc chủ nghĩa đế quốc phải thất bại”.

Còn theo ông Sitaram Yechury, một đại biểu Ấn Độ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm nên tinh thần đoàn

Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lý luận, nhà tư tưởng, nhà chiến lược thiên tài mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất. Người là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam đoàn kết một lòng, vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, anh dũng đấu tranh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọngkết quốc tế, góp phần tạo nên sức mạnh để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc. Ông nhấn mạnh: “Thắng lợi của nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã khích lệ cảm hứng cho toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy một điều “không có sức mạnh nào thắng được tinh thần đoàn kết. Chúng tui đã nằm dưới ách thống trị của người Anh 150 năm, hiểu rõ ách thống trị thực dân. Chúng tui nhận thức rõ rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhà lãnh đạo cộng sản đầu tiên kết nối con đường giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội”.

Theo ông John Callow, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Marx (London - Anh), độc lập dân tộc là một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là yếu tố cốt lõi để cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Ông phân tích: “Chúng ta hãy trở lại với bối cảch cách đây 1 thế kỷ, khi Việt Nam còn là một đất nước bị cai trị bởi chế độ quan lại thực dân, và khi các vùng miền của Việt Nam bị chế độ thực dân quan lại chia cắt để cai trị. Trong bối cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rằng nếu không lật đổ chế độ thực dân, không xây dựng Cách mạng thì vĩnh viễn Việt Nam không thể thoát khỏi sự nô lệ. Đó chính là nguyên nhân Người xây dựng lực lượng Cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thay đổi lịch sử của cả dân tộc Việt Nam, đem lại độc lập tự do, ấm no cho người dân Việt Nam”.

Từng là sỹ quan Mỹ tham chiến tại miền Nam Việt Nam, ông Graham-Coe vừa có dịp trở lại Việt Nam trong chuyến du lịch đến một số nước Đông Nam Á. Điểm đầu tiên ông tham quan khi chen chân tới Hà Nội là Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ những hiện vật về một con người vĩ đại mà 30 năm qua ông dành nhiều thời gian tìm hiểu.
 

Healleah

New Member
Bạn tham khảo bài này xem sao nhé: Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Ở đây, xin làm rõ phần nào nhận định đúng đắn của Đảng ta về tư tưởng vĩ đại của Người.

1-Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau…

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý.

Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Hồ Chí Minh lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Nó là cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyền thống văn hóa quý giá. Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội dung trung quân ái quốc, lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước đối với Người là gắn liền với yêu nhân dân. Người nói, lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của Người không bao giờ thay đổi…Người có một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc và được học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai cấp công nhân, yêu nước mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những người cùng khổ, đối với giai cấp công nhân các nước trên thế giới. Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm.

Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Truyền thống này hình thành một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Người Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh). Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Ngay cả khi tiếp thu lý luận Mác-Lênin-đỉnh cao của trí tuệ nhân loại-cũng phải trên nền tảng của giá trị truyền thống. Người nhấn mạnh: Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu kinh sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được…Tư tưởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của con người, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển. Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải, ngay thẳng. Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên “công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa để phân rõ bạn thù. Ai làm điều gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ thù.

Trong những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh đã kế thừa tinh thần cộng đồng, một lối sống thành thực, thân ái, những thuần phong mỹ tục, trở thành những yếu tố đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, người đã nói đến đời sống mới của một người, một nhà, một làng và khắp cả nước. Xoay quanh hạt nhân của đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh đã nói đến thuần phong mỹ tục, không có cờ bạc, hút xách, bợm bài, trộm cắp...
 

to_du_na

New Member
Phân tích giá trị tư tưởng hồ chí minh
1. Hình thức tổ chức:
1.1. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất
- Hồ Chí Minh lại chủ trương đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức vì cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức lại thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn; nếu không, quần chúng nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh
- Để xây dựng trên thực tế tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương đưa quần chúng nhân dân vào các tổ chức yêu nước phù hợp với từng đối tượng quần chúng và từng bước phát triển của cách mạng, đồng thời Người chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp tất cả các tổ chức và cá nhân yêu nước phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng chung.
1.2. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
Để Mặt trận hoạt động một cách hiệu quả, Hồ Chí Minh đã đưa ra những nguyên tắc hoạt động sau:
- Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông và lao động trí óc, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
- Hoạt động đoàn kết trong Mặt trận phải là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
2. Vận dụng tư tưởng này, yêu cầu cách mạng đặt ra trong giai đoạn hiện nay là: phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc nhằm fát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đnước vì mục tiêu của CNXH.
Một số giải fáp nhằm fát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay:
- Phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Lấy mục tiêu của sự nghiệp CM làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, fân biệt đối xử, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.
- Đảm bảo công bằng và bình đẳng XH.
- Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống ctrị. Sưu tầm.
 

phuonglinh1411

New Member
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều công lao to lớn đối với dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh thoát khỏi ách thuộc địa, xây dựng xã hội độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ. Vì vậy, Người không chỉ là Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá lớn mà còn là "một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc". Một trong những cống hiến xuất sắc nhất của Hồ Chí Minh đối với dân tộc là việc lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc duy nhất đúng. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, trong khi giai cấp phong kiến, tiêu biểu là triểu đình Huế đã từng bước nhượng bộ, đầu hàng rồi làm tay sai cho thực dân Pháp, khi các cuộc đấu tranh yêu nước, chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã lần lượt thất bại, rơi vào tình thế "dường như trong đêm tối không có đường ra". Điều này thể hiện mâu thuẫn giữa sức sống, tinh thần đấu tranh anh dũng, bền bỉ của dân tộc với sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược, nổi lên là các vấn đề chủ yếu: Lực lượng cách mạng ; giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ; Con đường cách mạng ? Trong khi ấy phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn liên tục diễn ra. Đồng thời, phong trào của công nhân ngày càng lớn mạnh, như "cánh én báo hiệu mùa xuân". Việc giải quyết vấn đề được đặt ra trong phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam vào thời điểm lúc bấy giờ, giai cấp nào lãnh đạo cách mạng - không thể tách với tình hình quốc tế đang ngày càng ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung và Hồ Chủ Tịch nói riêng. Năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi với lòng nồng nàn yêu nước, năm 1920 bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản, người chiến sĩ quốc tế xuất sắc, Người đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc duy nhất đúng cho dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên Hồ Chí Minh trình bày con đường giải phóng dân tộc Việt Nam trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Hồ Chí Minh chỉ rõ cách mạng Pháp cũng giống như cách mạng Mỹ là cách mạng tư sản, cách mạng không đến nơi. Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công và thành công đến nơi. Cách mạng Việt Nam muốn thành công chớ nên theo cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ mà phải theo cách mạng Tháng Mười. Hồ Chí Minh khẳng định: "Giai cấp công nhân Việt Nam đã đem ánh sáng cách mạng tháng Mười soi tỏ cho con đường cách mạng Việt Nam"1.. Con đường giải phóng dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong bài Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay, tháng 1/ 1959: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"2. Giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười, theo con đường cách mạng vô sản, đó là tư tưởng chỉ đạo mang tính nguyên tắc có ý nghĩa phương pháp luận. Vấn đề đặt ra là con đường Cách mạng Tháng Mười, con đường cách mạng vô sản đó vận dụng vào Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến phải như thế nào. Chỉ làm sáng tỏ vấn đề này chúng ta mới thấy sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính cương vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo được Hội nghị thành lập Đảng thông qua năm 1930 xác định con đường cách mạng Việt Nam cụ thể hơn, rõ hơn: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Từ đó về sau trong quá trình hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Hồ Chí Minh nhiều lần trình bày tư tưởng của mình về con đường cách mạng Việt Nam. Năm 1953, trong tác phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh viết: "Tính chất thuộc địa và phong kiến của xã hội cũ Việt Nam khiến cách mạng Việt Nam phải chia làm hai bước. Bước thứ nhất là đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến, thực hiện "người cày có ruộng", xây dựng chính trị và kinh tế dân chủ mới... Bước thứ hai là tiến lên chủ nghĩa xã hội, tức là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản"3.. Các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều thể hiện một "đề tài" là chống đế quốc phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cũng năm 1959, trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 12-1959, Hồ Chí Minh chỉ rằng: Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa4. Những năm 60 của thế kỷ XX, con đường cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh luận giải khái quát, sâu sắc hơn. Nói chuyện tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập, ngày 22/1/1965 Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình và phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới"5... Có thể khẳng định rằng những quan điểm trên đây đều tập trung phản ánh tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Về vấn đề này đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quan điểm cơ bản nhất, là cốt lõi, là nguồn gốc, là hạt nhân chi phối hệ tư tưởng cũng như hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là trục bất di, bất dịch của cách mạng Việt Nam, vững chắc như non sông đất nước Việt Nam6. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội không chỉ thể hiện sự khác nhau về chất giữa con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh với con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến, hay hệ tư tưởng tư sản mà còn thể hiện rõ nét sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc"7. Sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự tổng kết kinh nghiệm cách mạng thế giới, cuộc đấu trnah của nhân dân Việt Nam sự vận dụng và phát triển sáng tạo tinh hoa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin. Vì vậy đó là sự lựa chọn duy nhất đúng không chỉ đối với Việt Nam mà có ý nghĩa định hướng cho cuộc đấu tranh của các dân tộc, trước hết là phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội từ sự lựa chọn của Hồ Chí Minh, đã trở thành lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của cách mạng Việt Nam. Điều đó không chỉ được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng mà còn được thử thách và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay. Con đường giải phóng dân tộc mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn là duy nhất đúng trong quá khứ, hiện tại và cho sự phát triển của tương lai! Cho dù, kẻ thù luôn tấn công vào con đường mà chúng ta đã, đang và mãi đi theo. Chúng ta càng thắng lợi, kẻ thù càng chống phá điên cuồng. Chỉ có lòng tin tuyệt đối, sáng suốt và thực hiện sáng tạo, bền gan giữ vững và phát huy sức mạnh con đường giải phóng dân tộc mới đưa đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng mô hình mundell-fleming để phân tích tác động của chính sách tài khóa Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng cảm biến sinh học điện hóa để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ rau quả Nông Lâm Thủy sản 0
D Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt N Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của KTĐN ở nước ta trong giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
N Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Ph Luận văn Kinh tế 0
M Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN$PTNT Đồng Hỷ Th Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích công việc là công cụ cơ bản để quản lý nguồn nhân sự Luận văn Kinh tế 0
1 Vận dụng một số phương pháp thống kê để hoàn thiện hệ thống phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hòa Bình Khoa học Tự nhiên 2
L phân tích các Báo cáo tài chính của công ty trong ba năm: 2006, 2007, 2008 để đánh giá thực trạng tà Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top