Tải Khảo sát hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser 2009

Download miễn phí Khảo sát hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser 2009


Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.
Hệ thống gạt nước và rửa kính trên xe Land Cruiser 200 gồm các bộ phận sau: Cần gạt nước; motor và cơ cấu dẫn động gạt nước; vòi phun của bộ rửa kính; bình chứa nước rửa kính (có motor rửa kính); công tắc gạt nước và rửa kính (Có relay điều khiển gạt nước gián đoạn). Ô tô dùng các kiểu hệ thống gạt nước và rửa kính sau đây:


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng thời bật công tắc light control switch trên bộ điều khiển công tắc đèn (8) ở vị trí head thì đèn đờ mi vẫn sáng bình thường và đồng thời dòng điện đi từ accu qua khoá, cầu chì, rơle đèn đầu làm cho đèn pha sáng. Nếu vào lúc trời tối mà tài xế quên bật đèn pha hay cốt thì tín hiệu từ cảm biến sáng tối (9) sẽ bị tác động và nó gửi tín hiệu đến ECU cấp dòng đến làm cho đèn pha sáng lên. Ngoài ra khi xe đang bật đèn pha nếu gặp xe đi ngược chiều thì mạch cảm biến pha-cốt sẽ bị tác động và làm đóng rơle cấp nguồn tới công tắc dimmer switch làm thay đổi trạng thái pha sang cốt.
3.4.1.3. Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù.
Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy relay đèn kích thước sau.
Hình 3.27. Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù phía trước
Khi bật công tắc máy, đồng thời bật công tắc light control switch trên bộ điều khiển công tắc đèn ở vị trí head và ta bật công tắc đèn sương mù trong mạch lúc này ECU sẽ xử lý cho xuất hiện dòng điện từ (+) Ắc quy Rơ le đèn sau xe làm tiếp điểm đóng lại điều khiển đóng kín mạch nguồn cấp từ Ắc quy đến cầu chì đèn sương mù Rơ le đèn sương mù đóng tiếp điểm điều khiển đóng nguồn cấp từ Ắc quy đến hai đèn sương mù trái và phải phía trước Mass. Lúc này hai bóng đèn sương mù trái và phải phía trước sáng. Khi công tắc điều khiển đèn và công tắc đèn sương mù nằm ở vị trí OFF thì 2 bóng này không sáng.
3.4.2. Hệ thống tín hiệu
Hệ thống tín hiệu bao gồm hệ thống còi điện, hệ thống báo rẽ và báo nguy, hệ thống đèn phanh và hệ thống báo sự cố hệ thống đèn tín hiệu. Ngoài ra, còn có hệ thống đèn kích thước, bao gồm các đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe.
3.4.2.1. Hệ thống còi
a). Cấu tạo còi điện:
Hình 3.28. Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây.
1. Loa còi; 2. Khung thép; 3. Màng thép; 4. Vỏ còi; 5. Khung thép; 6. Trụ đứng; 7. Tấm thép lò xo; 8. Lõi thép từ; 9. Trụ điều khiển; 10. Ốc hãm; 11. Cuộn dây; 12. Cần tiếp điểm tĩnh; 13. Cần tiếp điểm động; 14. Trụ đứngcủa tiếp điểm; 15. Tụ điện; 16. Đầu bắt dây còi; 17. Rơ le còi; 18. Núm còi; 19. Cầu chì; 20. Ắc quy
b. Nguyên lý hoạt động:
Khi ấn núm còi (18) sẽ nối mass cho rơ le còi (17) cho dòng điện từ (+) ăcquy vào cuộn dây tạo ra lực từ trường hút tiếp điểm đóng lại cho dòng điện chạy theo mạch sau: (+) ăcquy ® cầu chì ® khung từ ® tiếp điểm ® cuộn dây (11) ® cần tiếp điểm động (13) ® cần tiếp điểm tĩnh (12) ® mass.
Cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung (3) làm tiếp điểm mở ra ® dòng qua cuộn dây mất ® màng rung đẩy lõi thép (8) lên ® tiếp điểm đóng lại. Do đó, lại có dòng qua cuộn dây nên lõi thép đi xuống. Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 ÷ 400 (Hz )® màng rung tác động vào không khí, phát ra tiếng kêu. Sở dĩ phải dùng rơ le còi vì khi mắc nhiều còi thì dòng tiêu thụ rất lớn (10 ÷ 20 A ) nên rất dễ làm hỏng công tắc, vì vậy khi dùng rơ le còi thì dòng qua công tắc chỉ còn khoảng 0,1 (A).
Hình 3.29. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi
c. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi xe Toyota Land Cruiser 200
Hình 3.30. Sơ đồ bố trí hệ thống còi
3.4.2.2. Hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy
Hình 3.31. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy
1. Nguồn acquy cung cấp 2. Bộ điều khiển và tạo nháy đèn 3. Công tắc báo rẽ 4. Công tắc thông báo khẩn cấp 5. Bộ kết nối 6. Đèn xinhan rẽ trái ở trước và sau 7. Đèn xinhan rẽ phải ở trước và sau 8. Đồng hồ báo đèn xinhan trên táp lô
Khi bật công tắc máy, đồng thời bật công tắc báo rẻ thì đèn báo rẻ trái hay phải sẻ được nối thông với nguồn ắc quy qua bộ tạo nháy làm đèn báo rẻ trái hay phải hoạt động.
Khi rẻ trái thì công tắc đèn xinhan rẻ trái dịch chuyển về bên trái lúc này thì cực B của bộ điều khiển và tạo nháy đèn (2) nối thông với lại cực LL lúc này dòng điện đi từ nguồn ac quy (1) qua bộ điều khiển và tạo nháy đến làm nháy đèn xinhan rẽ trái, đồng thời dòng điện đi qua đèn led báo rẻ trái trên táp lô.
Khi rẻ phải thì công tắc đèn xinhan rẻ trái dịch chuyển về bên phải lúc này thì cực B của bộ điều khiển và tạo nháy đèn (2) nối thông với lại cực LR lúc này dòng điện đi từ nguồn ac quy (1) qua bộ điều khiển và tạo nháy đến làm nháy đèn xinhan rẽ phải, đồng thời dòng điện đi qua đèn led báo rẻ phải trên táp lô.
Khi xe hỏng phải dừng trên đường cao tốc, hay đỗ xe ở vị trí có thể gây nguy hiểm cho người khác thì đèn báo nguy hiểm được thiết kế để sử dụng trong các trường hợp này, đèn này do người lái sử dụng. Khi bật công tắc thông báo khẩn cấp thì cực B của bộ điều khiển và tạo nháy đèn (2) nối thông với cả hai cực LR và LL lúc này dòng điện đi từ nguồn ac quy (1) qua tất cả các đèn báo rẻ ở cả hai phía trước và sau xe tạo nháy và đồng thời kết hợp với tín hiệu âm thanh phát ra từ loa số 1 được đặt ở giữa phía trước xe.
3.4.2.3. Hệ thống đèn phanh
Hình 3.32. Sơ đồ bố trí hệ thống đèn phanh
Hình 3.33. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn phanh
1. Công tắc phanh 2. Bộ Rơ le điều khiển đèn phanh 3. Rơ le điều khiển đèn phanh khi bị trượt 4. ECU điều khiển trượt xe 5. Đèn báo phanh trên táp lô xe 6. Tụ lọc tiếng ồn khi phanh 7. Bộ đèn Led phanh bên trái 8. Bộ đèn Led Phanh bên phải 9. Bộ đèn Led phanh ở giữa trên cao.
Khi đạp phanh bình thường thì công tắc phanh sẻ được đóng lúc này dòng điện sẻ đi từ ắc quy qua công tắc phanh (1) đến bộ ECU điều khiển trượt xe (4) đồng thời qua bộ rơ le điều khiển đèn phanh (2) qua cổng STP và ra cỏng OUT đi đến rơ le điều khiển đèn phanh khi trượt (3) qua tiếp điểm 4 và 3 đến các đèn phanh ở sau đuôi xe và đèn trên bảng táp lô làm sáng đèn.
Khi phanh gấp xe có xảy ra hiện tượng trượt xe thì lúc này ECU điều khiển trượt xe nhận tín hiệu từ các cảm biến ở các bánh xe trước và sau và điều khiển hệ thống phanh ABS hoạt động củng như cấp nguồn 10A qua rơ le điều khiển đèn phanh khi trượt (3) làm đóng tiếp điểm 5 và 3, lúc này cho phép dòng điện đi từ ắc quy qua công tắc phanh (1) đến rơle điều khiển đèn phanh khi trượt (3) và đến các đèn phanh sau đuôi xe làm sáng đèn.
3.5. Hệ thống an toàn
Đây là hệ thống trang bị cho ô tô có thêm các chức năng bảo vệ cho người ngồi trên xe cũng như những người xung quanh, đồng thời tăng khả năng điều khiển cho lái xe. Hệ thống an toàn gồm có hệ thống phanh ABS (Antiblock Brake System) kết hợp điều hòa lực phanh EBD cùng hổ trợ lực phanh khẩn cấp BA và hệ thống túi khí SRS (Supplementary Restraint System).
3.5.1. Hệ thống phanh chống bó cứng ABS kết hợp EBD-BA
Để tránh cho các lốp không bị bó cứng và làm mất khả năng quay vô lăng trong khi phanh khẩn cấp, người điều khiển nên lặp lại động t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top