ninhxuannhan

New Member
Download Luận văn Huy động vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Huy động vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam





MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng, đồ thị
Lời mở đầu
Chương 1– LÝ LUẬN CHUNG VỀ KTTN VÀ HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC
NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHU VỰC KTTN
1.1 Tổng quan về khu vực KTTN
1.1.1 Khái niệm về KTTN
1.1.2 Các hình thức của KTTN
1.1.3 Tính tất yếu phát triển khu vực KTTN trong nền kinh tế thị trường
1.2 Huy động vốn nước ngoài đối với phát triển khu vực KTTN
1.2.1 Các hình thức huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn nước ngoài cho KV KTTN
1.3 Tác động của vốn nước ngoài đối với phát triển KTTN
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng thu hút vốn nước ngoài đối với sự
phát triển khu vực KTTN
Chương 2– THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO PHÁT
TRIỂN KTTN TẠI VIỆT NAM
2.1 Khái quát thực trạng hoạt động của khu vực KTTN tại Việt Nam
2.1.1 Tình hình hoạt động củakhu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.1.2 Những thành tựu đạt được của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.1.2.1 Đóng góp vào tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.2.2 Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển
2.1.2.3 Đóng góp to lớn cho ngân sách
2.1.2.4 Tạo việc làm cho người lao động
2.1.2.5 Phát triển kinh tế đối ngoại
2.1.2.6 Quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất
2.1.3 Những hạn chế chủ yếu của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.2 Thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN tại
Việt Nam thời gian qua
2.2.1 Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.2.2.1 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
2.2.2.2 Huy động vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường tài chính (FPI)
2.2.2.3 Thu hút kiều hối
2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực
KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.3.1 Ưu điểm
2.3.2 Hạn chế
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Chương 3– CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC
NGOÀI CHO PHÁT TRIỂNKTTN TẠI VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển khu vực KTTN tại Việt Nam đến năm 2010
3.2 Các biện pháp hoàn thiện huy động vốn nước ngoài cho phát triển
KTTN tại Việt Nam
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô
3.2.2 Các giải pháp vi mô
3.2.2.1 Các giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.2.2.2 Các giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ
Kết luận
Tài liệu tham khảo



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

á thị trường của nước ta vì mục
tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Tóm lại, KTTN đã góp phần khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ
phận dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần xây dựng đội
ngũ các nhà DN. Tầng lớp doanh nhân ngày càng đông đảo đã có cơ hội thể hiện
chức năng động, sáng tạo dám làm dám chịu. Góp phần duy trì và phát triển các
làng nghề truyền thống qua kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản
lý đã tích lũy qua nhiều thế hệ. Những nỗ lực của khu vực KTTN đã và đang
góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển, thực hiện công bằng xã hội. Cơ cấu kinh tế nhờ đó cũng được chuyển
dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng và sản phẩm có giá trị lớn. Cơ chế quản lý
cũng được đổi mới theo hướng thị trường, thúc đẩy cạnh tranh tôn trọng luật
pháp.
2.2.5 Những hạn chế chủ yếu của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian
qua
- Thứ nhất, phần lớn các DN khu vực KTTN đều có quy mô nhỏ, năng lực và sức
cạnh tranh yếu, chủ yếu phát triển theo chiều rộng.
45
Tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng hiện nay qui mô của các DN khu
vực KTTN nói chung rất nhỏ. Xét về phương diện vốn thì khu vực ĐTNN có qui
mô lớn nhất, hơn 86% DN khu vực ĐTNN có vốn lớn hơn 10 tỷ đồng, tương ứng
khu vực KTNN là khoảng 65% và khu vực KTTN chỉ khoảng 10%. Hơn 80% các
DN khu vực KTTN có vốn nhỏ hơn 5 tỷ đồng, con số này tương ứng đối với DN
khu vựcKTNN là khoảng 20% và DN khu vực ĐTNN với vốn nhỏ hơn 10 tỷ
đồng là khoảng 14%. Theo số liệu của Cục thống kê, qui mô vốn bình quân của
một DN khu vực KTTN năm 2000 là 6,1 tỷ đồng, năm 2004 là 6,9 tỷ đồng, tương
ứng cho một DN khu vực KTNN là 114 tỷ đồng và 180 tỷ đồng, DN khu vực
ĐTNN là 137 tỷ đồng và 138 tỷ đồng.
Thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng phổ biến đối với
toàn bộ các DN khu vực KTTN và được coi là một trong những cản trở lớn nhất
đến sự phát triển của các DN khu vực KTTN. Hầu hết các DN khởi sự hoàn
toàn bằng vốn tự có ít ỏi của mình. Khả năng tạo vốn của các DN khu vực
KTTN bằng năng lực nội sinh còn rất hạn hẹp. Việc vay vốn ngân hàng của các
DN khu vực KTTN còn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, bản thân các DN cũng có những hạn chế nhất định trong việc
tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin, thành lập DN chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm chứ chưa tính toán đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ nên
hầu hết các chủ DN khu vực KTTN hoạt động thiếu phương án cũng như kế
hoạch kinh doanh, vì vậy dễ bị bất lợi trước biến động của thị trường.
- Thứ hai, trình độ kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.
Một mặt, do thời gian hình thành và phát triển chưa lâu, tiềm lực vốn còn
yếu nên khu vực này ít có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ. Mặt khác, do
hoạt động đầu tư của KTTN thời gian qua chủ yếu là theo bề rộng ; cơ chế chính
sách cũng ràng buộc KTTN khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, vốn
46
nước ngoài, khó tiếp cận thị trường thế giới để đổi mới nâng cấp kỹ thuật, công
nghệ. Phần lớn máy móc, thiết bị của các DN khu vực KTTN rất cũ, lạc hậu,
nhiều loại có tuổi thọ trên 20 năm, nhiều cơ sở mua máy móc thiết bị cũ do
DNNN thanh lý, thải ra. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản Lý Kinh Tế
Trung ương thì chỉ có 25% số DN tư nhân và 20,5% số công ty tư nhân sử dụng
công nghệ hiện đại; 38,5% DN tư nhân và 18,7% công ty sử dụng công nghệ cổ
truyền; 38,5% DN tư nhân và 60,5% công ty kết hợp cả công nghệ hiện đại và
cổ truyền; các hộ cá thể sử dụng công nghệ thủ công và truyền thống là phổ
biến. Do đó đã hạn chế năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và làm cho sức
cạnh tranh của các mặt hàng không cao.
Lao động trong các DN khu vực KTTN chủ yếu là lao động phổ thông, ít
được đào tạo. Khu vực này đang thiếu trầm trọng công nhân được đào tạo, nhất
là công nhân có tay nghề cao. Đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý DN đang là khâu
yếu nhất: khoảng 60-70% mới có trình độ phổ thông trung học; 80% chưa qua
đào tạo chuyên môn; chỉ có khoảng 5,13% có trình độ đại học trở lên. Với cơ
cấu cán bộ quản lý như vậy, tuyệt đại bộ phận các DN khu vực KTTN không có
tầm nhìn dài hạn trong kinh doanh. Cùng với sự lạc hậu về công nghệ, sự yếu
kém của đội ngũ lao động cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả SXKD
của khu vực kinh tế này.
- Thứ ba, thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định đang là
trở ngại lớn đối với các DN khu vực KTTN.
Luật Đất đai chỉ quy định quyền sử dụng đất, không cho phép tư nhân có
quyền sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán đất. Điều đó dẫn đến quyền
sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất không ổn định, đất
đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả. Trong điều kiện như vậy bất lợi hơn cả là
các DN khu vực KTTN mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định.
47
Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của Nhà nước đối với
DNNN và cho thuê đất đối với DN khu vực KTTN cũng gây bất lợi và thiệt thòi
cho khu vực KTTN. Hiện nay phần lớn các DN khu vực KTTN phải sử dụng nhà
ở, đất ở của gia đình trong khu dân cư làm nơi sản xuất kinh doanh nên chật hẹp,
gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến những khiếu kiện …. và khó mở rộng sản xuất
kinh doanh.
2.3 Thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN tại
Việt Nam thời gian qua
2.3.1 Thực trạng huy động vốn FDI
Thu hút vốn FDI nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm giải quyết khó khăn về vốn đầu tư cho nền kinh tế nói chung và khu vực
KTTN nước ta nói riêng.
Với những nỗ lực nhằm thu hút vốn FDI nước ngoài trong những năm qua
đã đạt được kết quả tương đối khả quan và thể hiện trên các mặt:
- Các dự án còn hiệu lực:
Tính từ năm 1988 đến hết năm 2005, cả nước có 6.030 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư 51 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 28 tỷ USD tính
cho các dự án còn hiệu lực.
Vốn FDI là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm
2006. Ước tính cả năm, tổng vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt trên 10 tỷ
USD, mức cao nhất kể từ năm 1988 và vượt qua mức 8,6 tỷ USD của năm 1995.
Vốn bình quân 1 dự án 8,4 triệu USD, tăng 1,2 triệu USD năm 2005. Địa phương
thu hút nhiều dự án và vốn đầu tư là Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương. Một số tập đoàn kinh tế lớn đã chuyển dự án từ Trung Quốc sang
Việt Nam. Tập đoàn Nike lo ngại rủi ro kinh doanh ở Trung Quốc đã tuyển dụng
50.000 lao động tại Việt Nam để mở rộng sản xuất.
48
Theo bảng 9 thì vốn FDI giai đoạn 1998-2005 chủ yếu đổ vào ngành công
nghiệp với tỷ trọng 69,49%, nông lâm nghiệp chỉ 4,9% và dịch vụ là 24,02%.
Đến năm 2006 thì vốn FDI lại tiếp tục chảy vào ngành công nghiệp, cụ thể là
chảy vào các khu công n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quản trị quan hệ khách hàng cá nhân trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Á Châu phòng giao dịch Minh khai Luận văn Kinh tế 0
D GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀNG MAI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tây Luận văn Kinh tế 0
H Tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNT huyện Bình Lục – Hà Nam Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM cổ phần Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
K Một số giải pháp huy động vốn từ hộ gia đình và doanh nghiệp của ngân hàng Tthương Mại Cổ Phần Kĩ Th Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn tại PGD Oceanbank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top