Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà





Trong những những năm vừa qua, Tổng công ty đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu của kế hoạch SXKD đề ra. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thực hiện đứng kế hoạch đề ra. Đảm bảo đủ vốn cho SXKD và đầu tư. Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu của TCT. Duy trì sự ổn định, phát triển SXKD và đầu tư trong điều kiện có những biến động lớn của thị trường, bảo toàn và phát triển vốn. Hoàn thành mục tiêu, tiến độ, đảm bảo chất lượng xây lắp các công trình trọng điểm. (Xem bảng 2.1 )

Qua bảng số liệu cho thấy Tổng công ty vẫn giữ được sự phát triển tương đối ổn định, mọi chỉ tiêu đều có mức tăng trưởng đáng kể trong đó có ba chỉ tiêu quan trọng nhất là giá trị sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu và lợi nhuận. Với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi tập thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty Sông Đà và sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo với những kế hoạch mục tiêu cụ thể, trong những năm qua, tổng giá trị SXKD của Tổng công ty liên tục tăng, từ 10.500 tỷ đồng năm 2006 đến 18.510 tỷ đồng năm 2008.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vụ của Tổng công ty
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ
Tên giao dịch quốc tế: SONG DA COPRATION
Tên viết tắt: SÔNG ĐÀ
Địa chỉ trụ sở chính: Nhà G10 - phường Thanh Xuân Nam - quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội
Điện thoại: (84 - 4) 8541164/8541160
Fax: (84 - 4) 8541161
Email: [email protected]
Website: http:// www.songda.com.vn
Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà bởi nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà có công suất 110 MW; Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thủy điện Việt Nam.
Từ năm 1979 - 1994, Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên sông Đà - một công trình thế kỷ. Và cũng chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà.
Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà. Và ngày 11 tháng 3 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà.
Có thể nói, lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thuỷ điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi công. Đó là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà (110MW), Hoà Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Sông Hinh (66MW), Yaly (720MW), Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342MW), Sơn La (2.400MW)...; Đường dây 500kV Bắc - Nam; Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quóc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân...
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam. Từ một đơn vị nhỏ bé chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau: Xây dựng các công trình thủy điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông; Kinh doanh điện thương phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị; tư vấn xây dựng; Xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Ngày nay Tổng công ty có một đội ngũ hơn 40.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, trong đó có hơn 6000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học.
Cùng với việc phát triển về số lượng các đơn vị thành viên và đội ngũ CBCNV, Tổng công ty Sông Đà liên tục đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ, kỹ sư cũng như tay nghề của công nhân và năng lực xe máy, thiết bị. Nhiều khoá đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề đã được tổ chức cho CBCNV của Tổng công ty. Hàng chục dự án đầu tư nâng cao năng lực xe máy, thiết bị đã được thực hiện. Hiện tại, Tổng công ty Sông Đà có một dàn xe máy, thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Mỹ... Đặc biệt, trong lĩnh vực thi công công trình ngầm, Tổng công ty là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại như máy khoan hầm và máy khoan néo anke của hãng ATLAS COPCO (Thụy điển), TAMROCK (Phần Lan), máy phun vẩy bê tông của hãng ALIVA (Thụy Sĩ), máy khoan ngược ROBBINS của hãng ATLAS COPCO (Mỹ)...
Với đội ngũ CBCNV lành nghề và giầu kinh nghiệm, với năng lực xe máy, thiết bị hiện đại, tiên tiến, Tổng công ty Sông Đà luôn hoàn thành các công trình được Nhà nước giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Với phương châm "phát huy nội lực, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới xây dựng Tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh", năm 2000 Tổng công ty đã nghiên cứu và triển khai đầu tư một loạt các nhà máy thuỷ điện với qui mô vừa và nhỏ, các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, các khu đô thị và công nghiệp... Đó là các nhà máy thuỷ điện Ry Ninh 2 (8,1MW), Nà Lơi (9,3MW), Cần Đơn (80MW), Nậm Mu (15MW), Sê San 3A (100MW), Nậm Chiến (220MW), Sekaman 3 (300MW)...., Nhà máy thép Việt - ý (250.000 tấn/năm), Nhà máy xi măng Hạ Long (2,4 triệu tấn/năm), Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì... Đến nay, một số nhà máy như thủy điện Ry Ninh 2, Nà Lơi, Nậm Mu, Cần Đơn, Nhà máy thép Việt - ý đã đi vào hoạt động góp phần tăng đáng kể tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty.
Bằng những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi, tập thể CNCNV Tổng công Sông Đà vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí trong đó có 2 Huân chương Hồ Chí Minh, nhiều huân chương Độc lập và Huân chương Lao động các hạng. Đặc biệt, ngày 15 tháng 1 năm 2004, một vinh dự lớn lao đã đến với Tổng công ty Sông Đà: Đảng và Nhà nước đã quyết định phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho tập thể CBCNV Tổng công ty.
Phát huy những thành tích đã đạt được, tập thể CBCNV Tổng công ty Sông Đà đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
a. Chức năng:
Tổng công ty Sông Đá trực tiếp xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghệ, cơ sở hạ tầng và công trình giao thông.Ngoài ra, Tổng công ty Sông Đà còn tham gia vào một số lĩnh vực khác như: tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu, cơ khí, nghiên cứu, đào tạo
Tổng công ty Sông Đà tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, còn có trường đào tạo công nhan kỹ thuật lành nghề.
Tổng công ty Xây dựng Sông Đà thực hiện chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư tài sản, nguồn lực, thực hiện hoạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển nguồn vốn thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ các cán bộ công nhân viên theo pháp luật, theo chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của toàn công ty để thực hiện sản xuất kinh doanh.
b. Nhiệm vụ:
Lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động mua với sự tác động của bộ phận sản xuất phù hợp với kế hoạch tổng thể của dự án
Mua vật liệu, máy móc trong nước và nước ngoài, lên kế hoạch vận chuyển tới công trường
Kiểm tra và lưu kho vật liệu công trường, xây dựng phù hợp với nơi đặt hàng
Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đối với dự án sản xuất trong quá trình đưa dự án vào vận hành.
Xây dựng thuỷ điện: Việt Nam là một trong 14 nước trên thế giới giàu tiềm năng về thuỷ điện.Tổng công ty Sông Đà đã xây dựng thuỷ điện Thác Bà 108 KW, thuỷ điện Hoà Bình 1920 KW, Yaly 720 KW.
Xây dựng công trình hầm và các công trình ngầm
Xây lắp đường dây và trạm biến áp, dường dây cao thế và hạ thế như: trạm biến áp 500 KW (đường dây Bắc Nam), Móng Cái - Quảng Ninh 220 KW, cải tạo lưới điện.
2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty Mẹ, gồm:
Hội đồng quản trị: bao gồm cả Hội đồng tư vấn phát triển, Ban kiểm soát.
Tổng giám đốc điều hành: Tổng giám đốc Tổng công ty và các Phó tổng giám đốc Tổng công ty.
Bộ máy giúp việc:
Các phòng ban chức năng Tổng công ty:
PHÒNG KẾ HOẠCH
Tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực:
Xây dựng và quản lý công tác kế hoạch.
Quản lý công tác sản xuất công nghiệp và vật tư.
Thực hiện và quản lý công tác báo cáo kế hoạch và báo cáo thống kê.
PH ÒNG Đ ẦU T Ư
Quản lý công tác đầu tư
Lập, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, các dự án lien doanh, liên kết trong và ngoài nước.
PHÒNG KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
Là phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Tổng công ty trong lĩnh vực:
1. Kế toán và hoạch toán kinh doanh trong toàn Tổng công ty.
2. Giúp Tổng công ty và Hội đồng quản trị kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Tổng công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và Của Tổng công ty.
3. Kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị trong Tổng công ty.
PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT
Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực:
Quản lý kỹ thuật chất lượng
Quản lý tiến độ thi công công trình
Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
Công tác bảo hộ lao động
Tổ chức đấu thầu, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các gói thầu
PHÒNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực:
Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu thiết bị, vật tư, phụ tùng
Quản lý công tác lắp đặt thiết bị
Nghiên cứu và đề xuất việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thiết bị vào sản xuất
Quản lý cơ giới
Công...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trư Văn hóa, Xã hội 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
E Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụ Luận văn Kinh tế 0
O Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - Dụng cụ cơ khí Luận văn Kinh tế 2
N Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần XDCTGT 842 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top