Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
lời nói đầu
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình CNH -HĐH, đưa đất nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế nước ta những năm đổi mới, mở cửa đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Việt Nam hiện đang là thành viên của ASEAN, APEC, đã ký hiệp định thương mại Việt-Mỹ, không bao lâu nữa sẽ gia nhập AFTA (2006) và sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO trong tương lai. Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo hiệp định CEPT, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế 4230 mặt hàng. Do đó, trong điều kiện mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì thách thức phải đối đầu với cạnh tranh, hội nhập quốc tế sẽ ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh có nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung. Yêu cầu này đặt ra không chỉ đối với các doanh nghiệp tham ra vào thị trường thế giới, mà ngay cả đối với các doanh nghiệp chỉ sản xuất hàng hoá cho thị trường nội địa vì tính chất giao lưu quốc tế hiện nay không còn thuần tuý ở phạm vi ngoài biên giới. Điều này cũng không làm ngoài phạm vi của Công ty Vật liệu điện – công cụ cơ khí - một doanh nghiệp Nhà nước, để tồn tại và phát triển trong xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - công cụ cơ khí” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết thúc còn gồm có:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - công cụ cơ khí trong vài năm gần đây.
Chương III Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện – công cụ cơ khí.
Do điều kiện thời gian có hạn và khả năng tổng hợp đánh giá còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành Thank thầy giáo - GS.TS Nguyễn Thành Độ; cùng các Cô Chú, các Anh Chị cán bộ công nhân viên Phòng Kế hoạch tổng hợp và Phòng Tổ chức hành chính của Công ty Vật liệu điện – công cụ cơ khí đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Chương I :

một số vấn đề Lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
I. Khái luận về cạnh tranh
1.Bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh
Cạnh tranh là hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh song nhìn chung cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua hay ganh đua của các thành viên của một thị trường hàng hoá, sản phẩm cụ thể nhằm lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường. Như vậy, về phương diện kinh tế cạnh tranh được hình thành trên cơ sở tiền đề là: có sự hiện diện của các thành viên thương trường, có cuộc chạy đua mục tiêu kinh tế giữa các thành viên và chúng đều diễn ra trên một thị trường cụ thể.
Khi nhận dạng tính chất và mức độ biểu hiện của cạnh tranh trong các hình thái thị trường cho thấy tầm quan trọng của việc nhận dạng và xác lập được các tiêu chí phân loại hình thái thị trường để đánh giá tính chất và mức độ biểu hiện của cạnh tranh theo hình thái:
- Căn cứ vào mức độ can thiệp của công quyền vào đời sống kinh tế, người ta phân chia thị trường thành hai hình thái cạnh tranh: cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết, Nhà nước nào cũng có chính sách kinh tế riêng và vì thế luôn tìm các hướng các hoạt động kinh tế (vĩ mô) của mình.
- Căn cứ vào cơ cấu doanh nghiệp mức độ tập trung trong một ngành, một lĩnh vực kinh tế, người ta phân thị trường thành các hình thái: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo mà biểu hiện cực đoan nhất của nó là độc quyền. Ngày nay, trên thực tế cũng không có thể có cạnh tranh hoàn hảo năng lực thực tế, điều kiện chủ quan và kể cả các “cơ may” của các doanh nghiệp không thể đồng nhất.
- Căn cứ vào mục đích, tính chất của các cách cạnh tranh người
ta phân nhóm các hành vi cạnh tranh trên các hình thái thị trường gồm hai loại: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, vì được bảo hộ bởi nguyên tắc về quyền tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội và sự giục dã của lợi nhuận, nên thực trạng của thương trường luôn diễn ra theo hướng không lành mạnh. Đây chính là một trong những tiền đề để pháp luật cạnh tranh ra đời.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh: Kinh tế học định nghĩa cạnh tranh là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Như vậy đã là kinh tế thị trường thì đương nhiên có cạnh tranh, và cạnh tranh theo nghĩa là tranh giành khách hàng (thị phần) thì chỉ có trong khuôn khổ của kinh tế thị trường. Vì cạnh tranh là hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế thị trường và để đạt được mục tiêu lợi nhuận, những người tham gia thị trường phải thông qua sự cạnh tranh lẫn nhau, nên từ lâu vấn đề cạnh tranh đã là một những nội dung quan trọng của các môn khoa học về kinh tế và đối tượng điều chỉnh của luật pháp. Tuy nhiên, cạnh tranh thị trường không phải bao giờ cũng trôi chảy. Những mặt trái của nó được khái quát lại trong thuật ngữ “thất bại thị trường, với một trong những biểu hiện rõ rệt nhất là những cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ. Ngoài ra, theo như sự phân tích của kinh tế chính trị Mac xit, cuộc cạnh tranh trong điều kiện của kinh tế thị trường TBCN còn mang tính “mù quáng và tàn bạo”theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” với biết bao nhiêu những hậu quả kinh tế và xã hội đổ xuống đầu các giai cấp cần lao.
Ngày nay sau biết bao biến cố thăng trầm qua nhiều thế kỷ của hệ thống kinh tế thị trường TBCN và cả qua sự đổ vỡ của kinh tế kế hoạch hoá tập trung trong hệ thống XHCN từng tồn tại gần một thế kỷ, người ta đã có cơ sở nhận định chung quanh vấn đề cạnh tranh là: Trên thực tế, không có một thị trường nào ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo hay hoàn toàn độc quyền. Mọi nền kinh tế thị trường đều có trạng thái cạnh tranh không hoàn hảo, ở đâu đó giữa hai cực này cả hai lực lượng độc quyền và cạnh tranh kết hợp với nhau trong việc xác định phần lớn giá cả.Vì vậy, việc xác định một nền kinh tế là có tính cạnh tranh hay độc quyền trở nên có ý nghĩa tương đối. Tuy nhiên, cũng không phải vì tương đối và sự phức tạp của vấn đề mà không thể phân biệt được một cách rạch ròi giữa tình trạng độc quyền và tính cạnh tranh. Về nguyên tắc, người ta có thể coi một nền kinh tế có nhiều yếu tố cản trở sự cạnh tranh là một nền kinh tế thiếu tính cạnh tranh, và ngược lại.
2. Các loại hình cạnh tranh
Cạnh tranh có nhiều hình thái khác nhau tuỳ theo góc độ xem xét, ở đây có ba góc độ.
2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh ta có thể chia cạnh tranh thành ba loại
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua.
- Cạnh tranh giữa người mua và người mua.
- Cạnh tranh giữa người bán và người bán.
v Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là một sự mặc cả theo quy luật mua rẻ, bán đắt. Cả hai bên đều muốn đạt tối đa lợi ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hoá lợi nhuận, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất để tối đa hoá lợi ích của mình nhưng chất lượng phải đảm bảo. Và mức giá cuối cùng vẫn là mức giá thoả thuận giữa hai bên.
v Cạnh tranh giữa người mua với người mua: Xảy ra khi thị trường mức cung nhỏ hơn mức câù. Lúc này hàng hoá trên thị trường khan hiếm, người mua sẵn sàng mua với giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa người mua trở nên gay gắt hơn, giá cả hàng hoá sẽ tăng lên và kết quả là những người bán sẽ thu được mức lợi nhuận lớn trong khi đó những người mua tự làm hại chính mình.
v Cạnh tranh giữa người bán với người bán: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất. Các doanh nghiệp phải luôn đua nhau, loại trừ lẫn nhau để giành cho những ưu thế về thị trường và khách hàng nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển.


2.2. Căn cứ vào phạm vi kinh tế
Có 2 loại hình cạnh tranh là: Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh ngoài ngành.
v Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá cả thị trường chung cho sản phẩm đó trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hoá, dịch vụ đó. Trong cuộc cạnh tranh này, thị trường về một loại sản phẩm thực sự bị chia sẻ rõ rệt, bởi thế cạnh tranh diễn ra khốc liệt có thể dẫn đến thôn tính lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Trong một ngành nếu như các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có quy mô và thế lực ngang nhau thì sự cạnh tranh trên thị trường sẽ trở nên khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, sự có mặt của các sản phẩm thay thế một mặt góp phần đa dạng hoá thị trường sản phẩm, mặt khác nó đặt ra thách thức mới cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh. Các vấn đề xoay quanh cạnh tranh trong nội bộ ngành luôn là những vấn đề bức xúc của doanh nghiệp. Hiểu được môi trường ngành sẽ giúp doanh nghiệp biết về đối thủ cạnh tranh, về bạn hàng và đặc biệt về chính mình để từ đó các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp.
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phớ



rộng lớn, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi thế giới. Điều này làm cho cạnh tranh càng trở nên quyết liệt và sâu rộng. Cạnh tranh được xem như là yếu tố nội tại của quá trình kinh doanh và đi vào cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Cũng như các doanh nghiệp khác thì Công ty Vật liệu điện - công cụ cơ khí khi muốn đưa ra các chính sách chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh cần biết khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp, đồng thời hiểu được thực trạng kinh doanh của đối thủ. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh thì ngoài sự nỗ lực của Công ty cần có những chính sách bảo hộ đúng đắn của Nhà nước, với vai trò tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh (bằng quản lý vĩ mô, bằng pháp luật, bằng đòn bẩy kinh tế, bằng các chính sách ưu đãi...), kết hợp với các giải pháp ổn định và phát triển hợp lý như đã trình bày.
Với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - công cụ cơ khí ”. Em mong muốn đóng góp những suy nghĩ nghiên cứu tìm tòi và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành Thank Thầy giáo - GS.TS Nguyễn Thành Độ, cùng các CôChú, các Anh Chị cán bộ công nhân viên Phòng Kế hoạch tổng hợp và Phòng Tổ chức hành chính của Công ty vật liệu điện – công cụ cơ khí đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.




Tài liệu tham khảo
1) Chiến lược cạnh tranh – M.Porter.
2) Giáo trình: Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - Nhà xuất bản lao động thương binh - xã hội: Hà Nội-2002.
3) Giáo trình : Quản trị kinh doanh tổng hợp – Nhà xuất bản thống kê:Hà nội – 2001.
4) Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung: Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước - Hà Nội 1998.
5) Tạp chí Công nghiệp Việt Nam: Số 12+13/2001,Số2+3/2002, Số9/2002.
6) Tạp chí Cộng Sản : Số 7/2000.
7) Tạp chí Phát triển kinh tế.
8) Tạp chí Thương mại: Số 17/2001
9) Tạp chí Kinh tế và Phát triển: Số 50+52/2001.
10) Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế: Số 254/1999,Số 270/2000.
11) Báo cáo kết quả kinh doanh 1999-2000-2001-2002 của Công ty Vật liệu điện – công cụ cơ khí
12) Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2002-2006 của Công ty Vật liệu điện
13) Một số tài liệu tham khảo khác.










Mục lục

lời nói đầu 1
Chương I : 3
một số vấn đề Lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 3
I. Khái luận về cạnh tranh 3
1.Bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh 3
2. Các loại hình cạnh tranh 5
2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh ta có thể chia cạnh tranh thành ba loại 5
2.2. Căn cứ vào phạm vi kinh tế 6
2.3. Căn cứ vào tính chất và mức độ của cạnh tranh 7
3.Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 8
II. Quan niệm về khả năng cạnh tranh 10
1.Khái niệm về khả năng cạnh tranh 10
2. Lợi thế cạnh tranh, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 11
2.1. Lợi thế cạnh tranh 11
2.2. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 12
3. Các chỉ tiêu đánh giá và công cụ chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 12
3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 12
3.2. Các công cụ chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 14
4. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 19
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 20
1. Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế 20
2. Các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp 22
2.1.Khách hàng 22
2.2.Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 22
2.3.Các doanh nghiệp sẽ tham gia thị trường (đối thủ tiềm ẩn) 23
2.4. Sức ép từ phía các nhà cung cấp 23
2.5.Sức ép của các sản phẩm thay thế 24
3.Các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp 24
3.1.Trình độ và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp 24
3.2.Năng lực tài chính 25
ChươngII: 26
Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh của Công ty Vật liệu điện - công cụ cơ khí 26
I. Giới thiệu về Công ty Vật liệu điện - công cụ cơ khí 26
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 26
2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty 28
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 29
4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty 33
4.1.Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 33
4.2.Đặc điểm của mặt hàng kinh doanh 35
4.3. Đặc điểm về nguồn lực của Công ty 36
4.4.Đặc điểm thị trường tiêu thụ và khách hàng của Công ty 38
1.4. Đối thủ cạnh tranh của Công ty 39
II.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vật liệu điện và công cụ cơ khí 40
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 40
1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 40
1.2. Kết quả thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, với người lao động 43
2. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 43
III. Tình hình cạnh tranh của Công ty vật liệu điện và công cụ cơ khí 44
1. Lợi thế và vị thế cạnh tranh của Công ty hiện nay 44
1.1. Tương quan cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường mua (cung ứng) 47
1.2. Tình hình cạnh tranh ở thị trường tiêu thụ hàng hoá 48
2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty 52
2.1. Thị phần của Công ty 53
2.2. Doanh thu 55
2.3. Tỷ suất lợi nhuận 56
2.4. Tỷ lệ chi phí cho Marketing 56
3.Các công cụ Công ty sử dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh 56
3.1.Chữ tín 56
3.2. Chất lượng sản phẩm 58
3.3.cách phục vụ và thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh 58
4. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - công cụ cơ khí 59
4.1. Những mặt thuận lợi 59
4.2. Những mặt khó khăn 60
Chương III: 63
Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - công cụ cơ khí (ELMACO). 63
I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty. 63
1. Định hướng phát triển nguồn hàng 63
2. Định hướng phát triển thị trường và khách hàng 64
3.Phương hướng kiện toàn bộ máy quản lý, đổi mới công tác cán bộ 66
II. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - công cụ cơ khí 66
1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 67
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 67
1.2. cách thực hiện 68
1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 69
1.4. Hiệu quả của biện pháp 69
2. Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách giảm chi phí 70
2.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn 70
2.2.cách thực hiện 71
2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 71
2.4. Hiệu quả của biện pháp 72
3. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm tăng cường tiềm lực tài chính của Công ty 72
3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 72
3.2.cách thực hiện 73
3.3. Điều kiện để thực hiện 74
3.4. Hiệu quả của biện pháp 75
4. Nâng cao trình độ quản lý, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực 75
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 75
4.2. cách thực hiện 76
4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 77
4.4. Hiệu quả của biện pháp 77
II.Một số kiến nghị đối với nhà nước 78
1.Điều chỉnh tỷ giá hối đoái 78
1.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn 78
1.2. cách thực hiện 79
1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 79
1.4. Hiệu quả của biện pháp 80
2.Cải cách hệ thống thuế 80
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 80
2.2. cách thực hiện 80
2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 81
2.4. Hiệu quả của biện pháp 81
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top