heoxinh_1011

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNT huyện Bình Lục – Hà Nam





MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH LỤC 3

I. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Bình Lục 3

1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bình Lục 3

2. Sơ lược về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn thôn Việt Nam và chi nhánh huyện Bình Lục 3

2.1 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động 5

2.2 Chức năng và nhiệm vụ chính của các Phòng (Tổ) tại NHNo huyện Bình Lục. 7

3. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Bình Lục 8

3.1 Hoạt động huy động vốn 10

3.2 Hoạt động sử dụng vốn 12

3.3 Hoạt động dịch vụ 14

3.4 Kết quả kinh doanh 17

II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHNo huyện Bình Lục 18

1. Theo đối tượng 18

2. Theo cách huy động 23

3. Theo kỳ hạn 29

4. Theo loại tiền 32

5. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHNo huyện Bình Lục 35

5.1 Thành tựu đạt được 35

5.2 Hạn chế còn tồn tại 37

5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 38

5.3.1 Nguyên nhân khách quan 38

5.3.2 Nguyên nhân chủ quan 39

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH LỤC 41

1. Định hướng phát triển của chi nhánh NHNo huyện Bình Lục hướng phát triển chung 41

2. Định hướng hoạt động huy động vốn 43

3. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNN&PTNN Bình Lục 43

3.1 Nhóm giải pháp chủ yếu 44

3.1.1 Nâng cao công tác dự báo tình hình kinh tế 44

3.1.2 Giải pháp về sản phẩm huy động vốn 46

3.1.3 Chính sách khách hàng 52

3.1.4 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng 54

3.1.5 Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực 56

3.2 Nhóm giải pháp bổ trợ 57

3.2.1 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 57

3.2.2 Mở rộng mạng lưới hoạt động 59

3.2.3 Củng cố, nâng cao uy tín, tạo lòng tin đối với khách hàng 60

4. Kiến nghị 62

4.1 Kiến nghị với chính phủ và bộ ngành có liên quan 62

4.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 63

4.3 Kiến nghị với NHNN&PTNN Việt Nam 65

KẾT LUẬN 67

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ị trường để có thể huy động được nguồn tiềm năng này một cách thường xuyên, liên tục và tận dụng được các ưu điểm của nó so với các nguồn khác.
3. Theo kỳ hạn
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNN&PTNN huyện Bình Lục trong thời kỳ 2006-2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
06/05 (%)
Số tiền
07/06 (%)
Số tiền
08/07 (%)
Tiền gửi không kỳ hạn
65.704
244,4%
87.143
132,6%
76.378
87,65%
Tiền gửi dưới 12 tháng
71.389
102,5%
75.145
105,3%
157.253
209,3%
Tiền gửi từ 12 tháng trở lên
30.094
59,9%
48.203
160,2%
46.178
95,8%
Tổng NV huy động
167.187
134,61%
210.491
125,9%
279.809
132,93%
(Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNN huyện Bình Lục)
Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Việc phân theo kỳ hạn các nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định sự chuyển dịch cơ cấu vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng tăng của nền kinh tế.
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn thường được dùng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng và thanh toán, có kỳ hạn thực tế rất ngắn và không ổn định. Tiền gửi không kỳ hạn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chu kỳ kinh doanh, tính thời vụ của các tổ chức kinh doanh hay tiêu dùng các nhân.
Mặc dù đây là một nguồn vốn rất rẻ đối với ngân hàng nhưng nó không ổn định và có thể gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Do đó duy trì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn ở mức cao gây khó khăn trong việc cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản của ngân hàng.
Nhìn vào bảng số liệu phân tích có thể thấy rõ các nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 39,3% tổng vốn huy động năm 2006 lên tới 41,4% năm 2007. Do lãi suất huy động cao, năm 2008, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn đã giảm xuống, tuy nhiên vẫn chiếm 27,3% tổng vốn huy động.
Chiếm tới 30% - 40% tổng vốn huy động, Chi nhánh hiện nay đang có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn khá cao so với mức bình quân ngành, điều này gây khó khăn cho ngân hàng khi cho vay trung – dài hạn, làm giảm lợi nhuận, và không đáp ứng được các nhu cầu về vốn của khách hàng.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
Tiền gửi dưới 12 tháng thường là nguồn huy động lớn nhất của các ngân hàng do có kỳ hạn ngắn, linh hoạt, lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, nên được các tổ chức kinh tế và dân cư ưa thích hơn. Đồng thời, do tiền gửi dưới 12 tháng có kỳ hạn thực tế ngắn, nhưng khá ổn định với lãi suất không cao nên cũng là một nguồn huy động hấp dẫn đối với ngân hàng.
Do một phần tiền gửi có kỳ hạn của dân cư (tiền tiết kiệm) thường có kỳ hạn thực tế lớn hơn kỳ hạn danh nghĩa của nó, nên Tiền gửi có kỳ hạn loại này không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho vay ngắn hạn của ngân hàng mà còn đáp ứng một phần nhu cầu cho vay và đầu tư trung - dài hạn của ngân hàng. Đây là một nguồn quan trọng cần được chú trọng huy động.
Theo bảng số liệu ta có thể thấy, tiền gửi dưới 12 tháng ở Chi nhánh chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi dưới 12 tháng đã giảm từ 42,7% năm 2006 xuống còn 35,7% năm 2007. Năm 2008 nguồn vốn ngắn hạn này đã tăng lên, chủ yếu do lãi suất tăng mạnh và thất thường, chiếm tỷ trọng lớn là 56,2% tổng nguồn vốn, tăng tới 109,3% so với năm 2007 tương ứng 82.108 triệu đồng. Chi nhánh cần tiếp tục duy trì và tăng mức tiền gửi này.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Loại tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm dài hạn của dân cư. Tiền gửi có kỳ hạn dài thường có lãi suất huy động cao hơn so với tiền gửi dưới 12 tháng, tuy nhiên loại tiền gửi này là rất ổn định, và ngân hàng chỉ phải duy trì dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán của loại tiền gửi này thấp hơn hẳn so với tiền gửi dưới 12 tháng và tiền gửi không kỳ hạn nên chi phí huy động thực tế không cao hơn nhiều so với các loại tiền gửi kỳ hạn ngắn.
Tuy nhiên, loại tiền gửi nay không được các khách hàng ưa thích, vì lạm phát cao, lãi suất không ổn định, bất ổn kinh tế như hiện nay làm tăng rủi ro đối với khách hàng khi gửi với kỳ hạn dài. Do đó loại tiền gửi này thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động của ngân hàng.
Theo số liệu, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng từ 18% năm 2006 lên 22,9% năm 2007 tương ứng với mức 18.109 triệu đồng, là một mức tăng trưởng khá. Nhưng năm 2008, loại tiền gửi này đã giảm 2.025 triệu đồng, và chỉ chiếm 16,5% tổng vốn huy động, do lãi suất biến động thất thường.
Nhìn chung, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, khỏng hơn 80% trong tổng vốn huy động của Chi nhánh, trong đó tiền gửi không kỳ hạn là khá cao. Như vậy, Chi nhánh có kỳ hạn trung bình của vốn khá ngắn, cơ cấu kỳ hạn còn bất hợp lý. Các nguyên nhân của tình trạng này là:
Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, một trong các nguồn vốn huy động chính của Chi nhánh là từ các Tổ chức kinh tế, vì thế các nguồn này thường là nguồn tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán.
Thứ hai, trong những năm gần đây, tình hình lạm phát tăng cao, vào năm 2007 tỷ lệ lạm phát là 8,3%, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2007 tăng 12,36% so với cùng kì năm ngoái, đến năm 2008 lạm phát quá cao có lúc tới 28,3% vào tháng 8 cao nhất trong 17 năm qua. Do vậy người dân chủ yếu giữ tiền để tiêu dùng hay gửi ngân hàng với kì hạn ngắn.
Thứ ba, do xuất hiện nhiều kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán và bất động sản nên người dân chủ yếu gửi tiền với kỳ hạn ngắn để linh hoạt trong đầu tư.
Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao làm cho lãi suất huy động bình quân thấp, chi phí đầu vào rẻ, từ đó dẫn đến lãi suất cho vay thấp, thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao doanh số hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên điều này lại đặt ra một thách thức đối với NHNN&PTNN huyện Bình Lục là làm sao để chủ động trong việc cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn vốn huy động lại hầu hết là ngắn hạn. Ngân hàng huy động vốn không chỉ về số lượng mà còn phải vì chất lượng, có nghĩa là làm thế nào để có thể đảm bảo cân đối giữa vốn dài hạn và vốn ngắn hạn, để từ đó có thể đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của khách hàng.
4. Theo loại tiền
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của NHNN&PTNN
huyện Bình Lục thời kì 2006-2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
06/05 (%)
Số tiền
07/06 (%)
Số tiền
08/07 (%)
Nội tệ
151.726
129,8%
189.288
124,75%
255.264
137,85%
Ngoại tệ
15.461
121,4%
21.203
137,13%
24.545
115,76%
Tổng NV
huy động
167.187
134,61%
210.491
125,9%
279.809
132,93%
( Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNN huyện Bình Lục)
Biểu đồ tỷ trọng huy động nguồn vốn theo loại tiền
Một trong những lý do mà người dân không yên tâm gửi tiền tại các ngân hàng là tâm lý e ngại sự trượt giá của bản tệ. Do đó, họ chọn cách giữ tiền hiệu quả hơn là mua vàng, bất động sản hay là ngoại tệ mạnh. Hiểu rõ tâm lý của khách hàng và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong thanh toán, Chi nhánh đã liên tục triển khai các hình thức huy động, trong đó bao gồm huy động cả ngoại tệ và nội tệ.
Vốn huy động bằng nội tệ
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ phân tích có thể thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là vốn huy động bằng đồng nội tệ, hằng năm chiếm khoảng xấp xỉ 90% tổng nguồn vốn huy động với mức tăng trưởng hằng năm khoảng 30%.
NHNN&PTNN huyện Bình Lục là ngân hàng hoạt động trên địa bàn có nhu cầu vốn nội tệ rất lớn, do đó, ngân hàng đã coi việc huy động vốn nội tệ là nhiệm vụ số một có tính quyết định phát triển kinh doanh. Trong môi trường lãi suất cạnh tranh, các Ngân hàng thương mại cổ phần luôn duy trì lãi suất tiền gửi cao hơn, Chi nhánh đã phải nỗ lực hết mình trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động như tiết kiệm bậc thang, tiết kiêm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm khuyến mãi, gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng để thu hút thêm nữa khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh còn giữ mối quan hệ với các khách hàng cũ, tiếp cận, tìm kiếm thêm các khách hàng mới. Do đó, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng nguồn vốn huy động bằng nội tệ vẫn tăng cao và tăng đều qua các năm, chiếm tỷ trọng khá ổn định, nhằm tài trợ cho các dự án bằng đồng nội tệ.
Vốn huy động bằng ngoại tệ
Kể từ khi Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu buôn bán xuất khẩu hàng hóa qua lại giữa Việt Nam với các nước bạn tăng cao, do đó nhu cầu sử dụng các đông ngoại tệ cũng tăng cao. Nhận thức được điều này, công tác huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ luôn được các ngân hàng chú trọng và phát triển.
Thanh toán biên mậu là một thế mạnh của NHNN&PTNN huyện Bình Lục, với ưu thế là một ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng nên dịch vụ này đã được triển khai rộng rãi và đạt được kết quả tốt. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn ngoại tệ năm 2006 là 21,4% so với năm 2005, chiếm 9,25% trong tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2007 vẫn tốc độ tăng trưởng này là 37,13% so với năm 2006, chiếm 10,08% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên đến năm 2008, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng nhẹ 15,76% so với năm 2007 và chỉ chiếm 8,78% tổng nguồn vốn huy động. Sở dĩ trong năm vừa qua lại có tăng chậm như vậy là do n...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Luận văn Kinh tế 0
N Tăng cường huy động tiền gửi tại Chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang Luận văn Kinh tế 0
T Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế V Công nghệ thông tin 0
T Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Hoàn kiếm Công nghệ thông tin 0
H Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Na Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội tr Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật tàu công trìn Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top