PhimCuoiTuan_vn

New Member
Download Luận văn Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ

Download miễn phí Luận văn Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ





Cửchỉ mỉm cườithường kết kết hợp với ánh mắt. Khi cười mỉm, ánh mắt
cũng phải biết “mỉm cười”, nếu không thì làm cho người ta cảm giác đó là nụcười
không xuất phát từ đáy lòng. Mắt không chỉbiết nói mà còn có thểcười. Nếu trong
lòng tràn đầy những tình cảm ấm áp, thân thiện, đầy tình yêu thương nồng thắm, nụ
cười của người phát ra sẽ được thểhiện ngay trên ánh mắt và gây được thiện cảm
lớn của người khác. Nếu học được và cười được bằng ánh mắt với khách hàng trong
lúc giao lưu thì cái cười mỉm đó sẽcàng trởnên thân thiện và truyền cảm. Còn
những người yêu nhau khi bày tỏcửchỉnày, đặc biệt là nữgiới thường đầu hơi cúi
xuống, liếc mắt và cười tủm tỉm là một dấu hiệu không những tạo ra sựcuốn hút mà
còn mong muốn được che chở, yêu thương.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

u của họ bằng cách đưa cho họ một li nước hay nhờ họ cầm một thứ gì đó. Nếu
không, họ sẽ vẫn giữ thái độ tiêu cực giống như lúc họ khoanh tay.
Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả khảo sát những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp
hàng ngày của người Việt, hai cử chỉ vừa nêu chiếm tỉ lệ thấp hơn. Cử chỉ khoanh
tay trước ngực là 14% và hai bàn tay xiết chặt vào nhau là 5%31.
Nhận xét: Trên đây là những cử chỉ bộc lộ thái độ bất hợp tác trong giao
tiếp. Do đó, quá trình đàm thoại, thương lượng, hay nói chuyện, mỗi người cần sử
dụng đúng lúc. Trong cuộc sống hàng ngày, người phát thông tin nên hạn chế sử
dụng những cử chỉ mang cảm xúc bất lợi này để không làm gián đoạn qúa trình
giao tiếp. Đồng thời, người tiếp nhận những cử chỉ này cũng cần linh động, điều
chỉnh để tiến trình giao tiếp đạt hiệu quả hơn.
2.2.2. Những cử chỉ thương yêu và giận dữ
2.2.2.1.Cử chỉ thương yêu
a) Nhận xét
Liên quan đến cử chỉ thương yêu là những hành vi động chạm. Roger E.
Axtell [34, tr. 57-64] cho rằng các nền văn hóa khác nhau có những cách ứng xử
khác nhau về sự động chạm. Chẳng hạn, ở thành phố New York có những cửa hàng
bán lẻ của người Hàn Quốc. Khi khách hàng người Mĩ mua hàng và nhận lại tiền dư
trả lại, các nhân viên bán hàng người Hàn Quốc đặt tiền lên quầy để tránh động
chạm vào họ. Điều này với người Mĩ là một sự lãnh đạm và xúc phạm. Nhưng
người Hàn Quốc lại quan niệm mọi động chạm bằng cơ thể và mọi tiếp xúc bằng
mắt là hàm ý gợi dục nên họ cẩn thận tránh né.
Cùng suy nghĩ như người Hàn Quốc, người Nhật Bản sẽ khó chịu nếu một
người nào đó bước tới và khoác cánh tay của họ. Dù người Nhật chấp nhận bị chèn
ép trên xe điện ngầm hay xe lửa, họ vẫn không thuộc về một xã hội thích động
chạm. Những lúc đó, người Nhật xử lí những khó chịu khi bị chen lấn ở nơi công
cộng bằng cách nhìn ra chỗ khác, tránh tiếp xúc bằng mắt, rút vào thế giới riêng của
mình. Người Trung Quốc cũng vậy, đặc biệt giữa nam và nữ xưa còn có quan niệm:
31 Xem chi tiết tại PL2.17-18
“nam nữ thụ thụ bất thân”, nữ để cho nam giới động chạm vào mình là đã hư hỏng.
Nhưng quan niệm này ngày nay đã thay đổi.
Nhưng dù thế, những quy tắc về sự động chạm này đang thay đổi ở nhiều nơi
trên thế giới. Tại Mĩ, các chính trị gia đều đã biết đến giá trị của sự đụng chạm. Họ
thường xuyên bắt tay bằng hai tay, ngẫu nhiên chạm vào khuỷu tay người khác,
hay nhẹ nhàng chạm vào lưng người đứng gần mình. Những giám đốc kinh doanh
người Nhật ở Mĩ cũng ép mình học hỏi và chấp nhận những cái bắt tay nghiến ngấu,
vỗ lưng, thậm chí một vòng tay bè bạn quàng trên vai để chụp một tấm ảnh.
Nguyễn Quang [31, tr. 185-220] đã xem xét hành vi động chạm với nhiều cử
chỉ phong phú hơn Roger E. Axtell. Đó là những cử chỉ bắt tay, cúi chào, ôm, hôn,
nắm tay…Theo tác giả, người Việt sử dụng hành vi động chạm giữa những người
đồng giới (đặc biệt là nữ) nhiều hơn. Tuy nhiên, với người Việt, hành vi tiếp
xúc/động chạm của con cái đã lớn với bố mẹ là rất thấp; trong khi đó, với người
phương Tây, hành vi này giữa các con cái lớn và bố mẹ vẫn khá cao.
Dwyer đã nhận xét về các hành vi động chạm như sau [Dẫn theo 31, tr. 186]:
Đập, đánh, nắm tay hay dẫn dắt chuyển động của người khác là những ví dụ
của hành vi động chạm được giao tiếp một cách không lời. Mỗi hiện tố này lại tiếp
thêm một nghĩa khác cho thông điệp. Động chạm có thể an ủi hay trợ giúp người
khác và bày tỏ các cảm xúc khác nhau như biểu cảm, gợi dục hay bề trên …
Theo chúng tôi, cử chỉ thương yêu là cử chỉ thể hiện tình cảm/có quan hệ tốt
với người giao tiếp. Từ những nhận xét trên, luận văn xét thấy hành vi thương yêu
bao gồm những cử chỉ quen thuộc như: ôm, hôn, nắm tay, …
b) Những cử chỉ thương yêu
(i) Cử chỉ ôm32
Ôm là hành vi không lời để biểu lộ tình cảm tích cực đối với người được ôm.
Hành động ôm được bắt đầu bằng việc giang hai cánh tay ra và kết thúc với việc
khép hai cánh tay lại phía sau lưng của người tiếp nhận với phần trước của hai đối
tác chạm vào nhau.
32 Xem hình 66-69 tại PL3.5
Theo các nhà nghiên cứu, hành vi ôm xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã
hội loài người; và thậm chí rộng hơn, nó còn là hành vi của nhiều loài thú sống theo
bầy đàn (đặc biệt là các loài linh trưởng) khi muốn truyền tải những tình cảm nồng
ấm cùng sự an toàn cho con cái chúng và/hay các thành viên khác trong bầy đàn.
Các bức vẽ nguyên thủy trong các hang động cho phép chúng ta tin rằng ôm chính
là một hành vi nguyên sơ biểu thị tình cảm của con người khi ngôn ngữ chưa đủ độ
tinh tế để diễn đạt.
Trong xã hội bộ lạc, ôm chỉ được sử dụng giữa những người đàn ông với
nhau nhằm bày tỏ sự tôn trọng đối với sức mạnh và quyền lực của đối tác. Từ thời
kì Ai-Cập cổ đại đến thời kì trung cổ ở Châu Âu, hành vi ôm còn được nói đến với
một mục đích gián tiếp và thực dụng là đảm bảo rằng đối tác không giấu vũ khí
trong mình, dưới lớp áo thùng thình đang mặc. Ngày nay, ôm thực hiện nhiều chức
năng khác nhau như: biểu lộ tình bằng hữu, sự yêu thương, tính lịch sự…
Trước đây, khi muốn bày tỏ sự tôn trọng, người ta tiến về phía đối tác, đặt
bàn tay trái lên ngực mình (thể hiện sự chân thành). Và đưa cánh tay phải ra ôm lấy
anh ta (thể hiện sự tôn trọng). Ngày nay, khi ôm, người ta thường giang hai cánh
tay, lòng bàn tay mở rộng, hơi khum vào trong (thể hiện sự chân thành, nồng ấm) và
ôm đối tác bằng cả hai cánh tay.
Xét theo chức năng, hành vi ôm thành 5 loại [31, tr. 209-210]:
- Ôm yêu thương (Love hugging): Thường được những người yêu nhau hay
các thành viên trong gia đình sử dụng.
- Ôm bằng hữu (Frienship hugging): Thường xuất hiện giữa bạn bè và
những người quen thân.
- Ôm lịch sự (Politeness hugging): Phổ biến trong các trường hợp mang
tính xã giao, giữa những người quen, mới quen nhưng biểu lộ thân mật.
- Ôm chào đón (Greeting hugging): Kiểu ôm mang tính xã giao, được sử
dụng khi gặp gỡ ai đó (có thể thân hay sơ) sau một thời gian gặp gỡ.
- Ôm chia tay (Farewell hugging): Kiểu ôm mang tính xã giao, được sử
dụng khi chia tay ai đó (có thể thân hay sơ) sau một thời gian gặp gỡ.
Xét theo các vị trí và chuyển động của cánh tay, theo Nguyễn Quang [31, tr.
210 -211], hành vi ôm được phân thành:
- Ôm cổ (Neck hugging): Nhảy lên hay hai chân kiễng lên, hai tay ôm lấy
cổ đối tác. Cử chỉ này làm cho đối tác có thể dễ dàng thực hiện được các hành động
ôm lưng, và ôm eo. Kiểu ôm này thường được con trẻ sử dụng sử dụng với bố mẹ,
ông bà hay người yêu nữ với người yêu nam.
- Ôm vai-cổ (Shouder-Neck hugging): Bàn tay phải đặt lên gáy đối tác,
cánh tay phải choàng lên phần vai và cổ đối tác, trong khi bàn tay trái đặt lên phần
eo phải của đối tác và cánh tay trái ôm lấy phần dưới của lưng (hay ngược lại). Cử
chỉ này cho phép đối tác có thể dễ dàng th...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top