Download miễn phí Tiểu luận Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh theo luật cạnh tranh 2004



Theo quy định tại Điều 53 Luật Cạnh tranh (2004), Hội đồng cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan chuyên xử lý – “xét xử hành chính” đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh. Nói một cách khác, Hội đồng cạnh tranh là một loại cơ quan tài phán vì có đầy đủ những yếu tố cần thiết sau đây:
۵ Áp dụng pháp luật để ra phán quyết;
۵ Thủ tục xử lý mang tính tranh tụng;
۵ Quyết định của Hội đồng cạnh tranh chỉ bị xét lại bởi hệ thống Tòa án.
Tuy nhiên, khác với các cơ quan xử lý hành chính hiện có trong bộ máy nhà nước, Hội đồng cạnh tranh tổ chức xử lý theo chế độ tập thể chứ không theo chế độ thủ trưởng. Cụ thể, trong số 11 đến 15 thành viên của Hội đồng cạnh tranh,Chủ tịch Hội đồng sẽ lựa chọn ít nhất 05 người để tham gia xử lý một vụ việc cụ thể. Hội đồng xử lý này sẽ quyết định vụ việc theo nguyên tắc biểu quyết đa số.

I. Khái quát về tố tụng cạnh tranh :
1. Khái niệm tố tụng cạnh tranh:
Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
Tố tụng cạnh tranh tiến hành theo thủ tục hành chính có những điểm khác với thủ tục tư pháp tại Tòa án và hiện hành được quy định trong Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 09 năm 2005 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh).
2. Các chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh:
۵ Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.
۵ Người tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Thành viên hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần.
۵ Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm: Bên khiếu nại, bên bị điều tra, Luật sư; người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
II. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh:
1. Cơ quan quản lí cạnh tranh:
Luật cạnh tranh quy định về cơ quan quản lí cạnh tranh như sau:
“Điều 49. Cơ quan Quản lý cạnh tranh.
1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a. Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này.
b. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ thương mại quyết định hay trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c. Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
d. Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
e. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Từ quy định trên đây, Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp mà cụ thể là thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Có thể khẳng định điều này bởi vì điều 7 Luật cạnh tranh đã quy định:
“Điều 7: Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh:
1. Chính phủ thống nhất Nhà nước quản lý về cạnh tranh.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh”
Trong khi đó, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh là do Bộ trưởng Bộ thương mại (nay là Bộ công thương) để Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hơn nữa ở các quy định liên quan đến thủ tục thực hiện miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có vai trò như một cơ quan tham mưu, thay mặt cho Bộ thương mại (nay là bộ công thương) đứng ra thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến (để Bộ trưởng Bộ thương mại quyết định hay Bộ trưởng Bộ thương mại( nay là Bộ ông thương) trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nếu căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, có thể thấy rằng trong hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam, Cơ quan quản lý cạnh tranh có vị trí tương đương với một Tổng cục thuộc Bộ. Theo quy định tại nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Cơ quan ngang Bộ thì trong cơ cấu, tổ chức, bộ máy của Bộ có thể có Cục hay Tổng Cục. Tuy nhiên với cơ quan cấp Cục thì chức năng, nhiệm vụ là do Bộ trưởng quy định còn với cơ quan cấp Tổng cục thì chức năng, nhiệm vụ là do Thủ tướng chính phủ quy định.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top