Weallere

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU 2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HỖ TRỢ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 4
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 4
1.1.1 Khái niệm trọng tài thương mại 4
1.1.2 Đặc điểm của trọng tài thương mại 4
1.1.3 Phân loại trọng tài thương mại 5
1.1.4 Vai trò của trọng tài thương mại 6
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 6
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 6
1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của trọng tài trước khi có Luật trọng tài thương mại 2010 7
1.2.1.1.1 Giai đoạn trước khi Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 có hiệu lực 7
1.2.1.1.2 Giai đoạn từ khi Pháp lệnh trọng tài thương mại có hiệu lực: 8
1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển của trọng tài từ khi Luật trọng tài thương mại 2010 có hiệu lực cho đến nay: 9
1.2.2 Khái niệm và ưu điểm của cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài: 10
1.2.2.1 Khái niệm cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại: 10
1.2.2.2 Ưu điểm của phươnng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại: 11
1.3 KHÁI QUÁT VỀ SỰ HỖ TRỢ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 12
1.3.1 Khái niệm hỗ trợ tư pháp 12
1.3.2 Sự hỗ trợ đối với hoạt động của trọng tài thương mại 12
1.3.3 Sự cần thiết phải hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại 12
1.3.3.1 Mối quan hệ giữa trọng tài thương mại và Cơ quan tư pháp 12
1.3.3.1.1 Mối quan hệ giữa trọng tài thương mại và Tòa án 12
1.3.3.1.2 Mối quan hệ giữa trọng tài thương mại và Cơ quan thi hành án 13
1.3.3.2 Vai trò của Cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại 14
1.3.3.2.1 Vai trò của Tòa án 14
1.3.3.2.2 Vai trò của Cơ quan thi hành án 14
1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 15

Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa thị trường theo chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng từ Đại hội VI (12/1986), Việt Nam bắt đầu thực hiện mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã hội. Nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh kinh tế đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng đến các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy, tranh chấp xảy ra trong thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời.
Pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như pháp luật thương mại nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hoà giải, toà án hay trọng tài. Trên thế giới, cách giải quyết bằng trọng tài được áp dụng rất rộng rãi nhưng ở Việt Nam thì cách giải quyết tranh chấp này vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật nước ta còn những quy định chưa phù hợp và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tế, trong đó tiêu biểu là các quy định về việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên nước ta đang từng bước hoàn thiện cách giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, tiêu biểu là sự ra đời của Luật trọng tài thương mại năm 2010 cơ bản đã khắc phục được những điểm chưa phù hợp của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003.
Nước ta đang thực hiện chủ trương khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại khi phát sinh tranh chấp giữa các bên. Vấn đề trên xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể kinh doanh, các thể nhân, pháp nhân muốn giải quyết việc tranh chấp của mình một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả, đồng thời cũng góp phần giảm tải công việc cho Toà án. Toà án và trọng tài thương mại tồn tại độc lập nhau nhưng có mối quan hệ hỗ trợ mật thiết với nhau. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật trọng tài, đặc biệt là quy định rõ ràng về mối quan hệ hỗ trợ của Cơ quan tư pháp đối với trọng tài là một vấn đề cấp thiết. Từ những lập luận trên, Người viết đã chọn đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Quy định pháp luật về trọng tài thương mại rất rộng do đó việc nghiên cứu, tìm tài liệu còn hạn chế, đề tài nghiên cứu có giới hạn, thời gian làm đề tài ngắn, thêm vào đó trong thời gian làm đề tài thì Luật trọng tài thương mại 2010 mới có hiệu lực và được áp dụng vào thực tế chưa lâu (thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến khi báo cáo luận văn) nên Người viết chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về cơ chế hỗ trợ của Cơ quan tư pháp (Toà án, Cơ quan thi hành án) đối với hoạt động của trọng tài thương mại trong quá trình giải quyết tranh chấp, cụ thể được quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010 trên cơ sở so sánh với PLTTTM 2003, Luật mẫu Uncitral và Luật trọng tài của một số nước trên thế giới.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Luận văn hướng tới mục đích là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về trọng tài thương mại hiện hành trong việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại của Cơ quan tư pháp, nêu lên thực trạng, bất cập của pháp luật, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiệnn pháp luật về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại của Cơ quan tư pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, Người viết sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích luật viết, tổng hợp để thực hiện việc nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu qua sách báo và tạp chí, những bài bình luận khoa học pháp lý về vấn đề hỗ trợ tư pháp đới với hoạt động của trọng tài thương mại.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn trình bày gồm những phần:
 Mục lục.
 Lời mở đầu.
 Chương 1: Khái quát chung về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và sự cần thiết của việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại.
 Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý về việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại.
 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại.
 Kết luận vấn đề.
 Danh mục tài liệu tham khảo.

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HỖ TRỢ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại
1.1.1 Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hay ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đua ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt của trọng tài viên, với tư cách là một bên tứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.
Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI thông qua ngày 25 tháng 2 năm 2003, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2003 (PLTTTM 2003) được hiểu là: Trọng tài là cách giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định.
Theo Luật trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2011 (sau đây gọi tắt là Luật trọng tài thương mại 2010) được hiểu là: Trọng tài thương mại là cách giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.
Có thể hiểu rằng, trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận đưa các tranh chấp ra trước một trọng tài viên hay ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp theo một trình tự tố tụng nhất định.
1.1.2 Đặc điểm của trọng tài thương mại
Từ những mô hình tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại của một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có thể đưa ra một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, trọng tài thương mại là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế về trọng tài thương mại. Thuật ngữ trọng tài phi Chính phủ không có nghĩa là cơ quan trọng tài này sẽ không chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Phi Chính phủ là để phân biệt với một cơ quan tài phán Nhà nước, có quyền lực Nhà nước. Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của các cơ quan trọng tài, nhưng sẽ thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, cũng như những tác động khác như tham gia điều ước quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất… Các quy định của Nhà nước nói chung đều có tác động theo hai hướng tích cực, tiêu cực đến hiệu quả giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Trước tiên, trọng tài thương mại là cách giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài. Cũng giống như các cách giải quyết tranh chấp khác, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng có một số nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc cơ bản của trọng tài đó là thẩm quyền được hình thành từ ý chí thoả thuận của các bên tranh chấp. Ý chí đó thường được thể hiện dưới dạng các thoả thuận bằng văn bản hay còn gọi là thoả thuận trọng tài. Do vậy, thoả thuận trọng tài giữa các bên chính là luật trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, bắt buộc các bên đương sự phải thi hành. Do đó, nhìn ở một gốc độ nào đó thì quyết định của trọng tài cũng có tính chất như quyết định của cơ quan tài phán công.
Thứ ba, theo pháp luật của nhiều nước và theo pháp luật Việt Nam điều ghi nhận sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại. Tòa án hỗ trợ trọng tài về các nội dung như: thông qua trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài thương mại, Tòa án đảm bảo các quyết định của trọng tài thương mại được thực thi trên thực tế khi các bên tranh chấp không tự nguyện thi hành, Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản đang tranh chấp, chỉ định trọng tài viên. Nhìn chung, mỗi quốc gia áp dụng các quy tắc tố tụng trọng tài khác nhau nhưng về cơ bản các quy tắc này cũng có nhưng điểm chung do hầu hết các trung tâm trọng tài trên thế giới đều xây dựng dựa trên khuôn mẫu của Luật trọng tài mẫu UNCITRAL .
Thứ tư, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế.
Thứ năm, phán quyết của trọng tài thương mại có giá trị chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất kì cơ quan, tổ chức nào. Trọng tài chỉ xét xử 1 lần và phán quyết có giá trị chung thẩm, và nếu không bị hủy thì phán quyết được chuyển sang ngay Cơ quan thi hành án. Đó chính là lý do doanh nghiệp thích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vì tranh chấp được giải quyết rất nhanh. Hai bên có thể thỏa thuận yêu cầu trọng tài giải quyết trong 1 - 2 tháng, còn nếu đưa ra Tòa án có thể mất vài năm.
1.1.3 Phân loại trọng tài thương mại
Nhìn chung, trọng tài ở nhiều nước trên thế giới thường tổ chức dưới hai hình thức là trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) và trọng quy chế (trọng tài thường trực). Trọng tài Việt Nam cũng được phân thành hai hình thức bao gồm:
Trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc): là hình thức trọng tài do các bên thành lập để giải quyết cho từng vụ tranh chấp mà họ yêu cầu. Sau khi vụ việc đã được giải quyết xong thì trọng tài Ad-hoc sẽ tự giải tán.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

JullyNguye

New Member
Re: [Free] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại

bạn ơi cho mình xin link tải tài liệu này với ạ
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top