Melvon

New Member
Download Đề tài Phân tích và đánh giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã cổ phiếu- TSC)

Download Đề tài Phân tích và đánh giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã cổ phiếu- TSC) miễn phí





Ngày 04/10/2007, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã chứng khoán TSC) đã chính thức đưa 8.312.915 cổ phiếu, tương đương với tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 83.129.150.000 đồng, lên niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Đây là cổ phiếu thứ 116 có mặt tại sàn HoSE.
Tại ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE, cơ cấu sở hữu tại TSC chỉ có 20,89% (1,73 triệu cổ phiếu) thuộc sở hữu của các cổ đông ngoài công ty; 1,85 triệu cổ phiếu thuộc cán bộ công nhân viên và một số cổ đông đặc biệt; 4,73 triệu cổ phiếu còn lại (chiếm gần 57%) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ. Đây hứa hẹn là cổ phiếu thuộc loại “hàng hiếm" trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quả thật như vậy, nhìn vào đồ thị 4 và Phụ lục số 1 ta thấy, ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, chỉ có 9.890 cổ phiếu TSC được chuyển nhượng ở mức giá kịch trần 48.000 đồng/cổ phiếu (theo như tính toán HOSE trước đó, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của TSC là 40.000 đồng, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là 20% so với giá tham chiếu).
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

oanh phân bón là từ năm 2006 giá cả trên thị trường thế giới biến động liên tục, khoảng cách giữa giá thế giới và giá tiêu thụ nội địa không theo quy luật thuận chiều.
Đối với xuất khẩu gạo: đây là mặt hàng có rủi ro cao do gạo được xuất khẩu theo quy định riêng của Nhà nước. Nguyên tắc hàng đầu trong điều hành là an ninh lương thực và hầu như năm nào cũng có sự thay đổi trong chính sách, như: hạn chế, tạm ngưng, cấm xuất khẩu. Sự thay đổi chính sách trong điều hành xuất khẩu lương thực luôn ảnh hưởng đến giá lương thực trong nước, tồn đọng hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, kết quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, gạo Việt Nam chưa có thương hiệu, hàng giá trị gia tăng còn ít nên tuy số lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị không cao.
Nhu cầu sử dụng phân bón của bà con nông dân giảm, sản xuất phân bón trong nước ngày càng phát triển, số công ty tham gia nhập khẩu và kinh doanh phân bón ngày càng nhiều làm cho tính chất cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
3.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC NĂM 2005, 2006, 2007
Trong suốt thời gian qua, Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ luôn là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, dẫn đầu về hiệu quả sản xuất kinh doanh và luôn nằm 1 trong 5 vị trí các công ty có doanh số nhập khẩu phân bón lớn nhất Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan, trong năm 2006 tổng lượng phân bón nhập khẩu vào nước ta là 3.118.785 tấn các loại, với tổng trị giá là 687.419.217 USD. Năm 2006 có tới 310 công ty thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu phân bón (năm 2005 là 256 doanh nghiệp) nhưng chỉ có 142 công ty có kim ngạch nhập khẩu từ 100 ngàn USD trở lên. Trong năm 2006, tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của TSC là 36.224.222 USD, chiếm 7,68% kim ngạch của nhóm 21 doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu cao và bằng 5,27% tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón năm 2006 của cả nước.
Công ty luôn luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao (khi còn là DNNN) và khi chuyển sang Công ty cổ phần, Công ty vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, hoàn thành vượt mức kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao cho, dưới đây là những chỉ tiêu chủ yếu của Công ty thực hiện được trong 3 năm qua.
Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2005, 2006, 2007
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
  Tổng doanh thu  
 879.702
 1.138.957
 1.376.645
  Các khoản giảm trừ  
-
-
 1.555 
  Doanh thu thuần  
 879.702 
 1.138.957 
 1.375.090 
  Giá vốn hàng bán  
 854.703 
 1.098.513 
 1.252.296 
  Lợi nhuận gộp  
 24.999
 40.444
 122.794
  Thu nhập hoạt động tài chính  
 10.650 
 13.664 
 9.853 
  Chi phí hoạt động tài chính  
 15.768 
 18.091 
 17.720 
     Trong đó: lãi vay phải trả  
 14.181 
 15.966 
 17.632 
  Chi phí bán hàng  
 13.885 
 23.114 
 27.471 
  Chi phí quản lý công ty 
 6.494 
 4.819 
 9.056 
  Lợi nhuận thuần từ HĐKD  
 (498)
 8.084
 78.399
  Thu nhập khác  
 14.098 
 6.369 
 2.332 
  Chi phí khác  
 291 
 767 
 760 
  Lợi nhuận khác  
 13.807 
 5.602 
 1.572 
  Tổng lợi nhuận trước thuế  
 13.309
 13.686
 79.971
  Thuế TNDN phải nộp  
 452
 1.238
 11.329
  Lợi nhuận sau thuế  
 12.857 
 12.448 
 68.642 
(Nguồn: Báo cáo kết quả Hoạt động kinh doanh của TSC qua 3 năm)
Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng khá, năm 2006 tăng 29,5% so năm 2005. Theo đó, trong năm 2007 Công ty đã đạt 1.375,09 tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bằng 105,78% kế hoạch do HĐQT đã đề ra, tăng 20,8% so với năm 2006 tương đương tăng 236,493 tỷ đồng.
Nếu tính riêng năm 2006 Công ty đã thực hiện mua vào 225.871,112 tấn phân bón và 38.198,222 tấn gạo, bán ra 233.877,5 tấn phân bón và 38.198,222 tấn gạo, đạt doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh là 1.138,957 tỷ đồng. Với lực lượng cán bộ nhân viên của Công ty là 40 người, điều này đã chứng minh cho thấy TSC đã bố trí lao động hợp lý và sử dụng lao động có hiệu quả.
Bên cạnh đó, có thể khẳng định rằng Công ty có chi phí kinh doanh thấp nhất so với các công ty kinh doanh khác cùng ngành hàng, chính điều đó đã làm cho hoạt động của Công ty có tính cạnh tranh cao. Chẳng hạn năm 2006, với doanh số 1.138.957.424.523 đồng, Công ty đã thu về lợi nhuận trước thuế là 13.686.268.974 đồng, bằng 1,2% doanh thu thuần và bằng 19,93% vốn điều lệ; trong khi đó một đơn vị khác kinh doanh cùng ngành hàng với doanh thu thuần đạt được trên 2.100 tỷ đồng nhưng chỉ thu về lợi nhuận trước thuế gần 1,9 tỷ đồng bằng 0,088% trên doanh thu và bằng 5,56% vốn chủ sở hữu. Tương tự năm 2007 tổng lợi nhuận sau thuế năm 2007 Công ty đạt 71,051 tỷ đồng, bằng 202,7% kế hoạch lợi nhuận năm 2007, tăng 422,05% so với năm 2006 tương đương tăng 57,441 tỷ đồng.
Qua bảng số liệu ta thấy được rằng tổng lợi nhuận trước thuế ngoài việc được hình thành từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, còn có một khoản lợi nhuận khác góp vào đó là lợi nhuận của hoạt động bất thường ngoài hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên khoản thu nhập này giảm qua các năm, thấy rằng hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả dựa vào ngành nghề kinh doanh chính. Lợi nhuận Công ty tăng không điều trong 3 năm, tăng cao nhất trong năm 2007, thấp nhất năm 2005. Nhất là lợi nhuận góp tăng mạnh trong năm 2006 và năm 2007, năm 2006 thì tăng lên 61,8% so với năm 2005, năm 2007 thì tăng lên gấp 3 lần so với năm 2006, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty ngày càng tốt lên. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2007 Công ty đạt 71,051 tỷ đồng, bằng 202,7% kế hoạch lợi nhuận năm 2007, tăng 422,05% so với năm 2006 tương đương tăng 57,441 tỷ đồng.
Công ty phân phối lợi nhuận năm 2007 như sau: trích lập quỹ dự trữ 15% số tiền là 10,658 tỷ đồng; trích quỹ khen thưởng phúc lợi 2,333 tỷ đồng; chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 40% số tiền là 33,252 tỷ đồng; thưởng cho Tổng Giám đốc 5% lợi nhuận sau thuế do TSC vượt kế hoạch số tiền là 1,814 tỷ đồng; số còn lại trích lập quỹ đầu tư phát triển là 22,994 tỷ đồng.
Từ kết quả trên ta thấy công ty luôn quan tâm đến các khu vực sản xuất, kinh doanh. Thời gian qua công ty thường xuyên tổ chức lại cơ sở sản xuất, đội ngũ nhân viên, nâng cao chất lượng quản ký điều hành đối với xí nghiệp và đơn vị trực thuộc, cải tiến cơ chế khoán chi phí, tiền lương, tiền thưởng trên doanh thu, để kích thích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên và có chính sách ưu đãi đối với công nhân viên chức có năng lực.Qua khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh TSC trong 3 năm 2005, 2006, 2007 ta nhận thấy xí nghiệp không ngừng cố gắng phấn đấu trong sản xuất kinh doanh, hướng mạnh ra thị trường nhằm tăng lợi nhuận. Biểu hiện cho việc kinh doanh ngày càng tiến triển thuận lợi là sự tăng nhanh về tổng doanh thu, lợi nhuận, tổng quỹ lương và số thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên.
Nhận xét:
Qua phân tích ta thấy tuy ở năm 2005 tuy lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị âm nhưng lợi nhuận này lại đạt dương rất cao ở năm 2006 ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top