Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn ThS. Luật quốc tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng. Nghiên cứu pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng của một số nước nhằm rút ra cơ sở lý luận và bài học cho việc quy định vấn đề này tại Việt Nam. Đánh giá, phân tích thực trạng thực thi pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam; phân tích những mặt bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán ra công chúng để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm khuyến khích phát triển hoạt động này trong thời gian tới
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÀO BÁN CHỨNG
KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
8
1.1. Khái niệm chung 8
1.1.1. Khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán 8
1.1.2. Khái niệm về chào bán chứng khoán ra công chúng 18
1.2. Vai trò và đặc điểm của hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng
21
1.2.1. Vai trò của hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng 21
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng
22
1.2.2.1. Chủ thể chào bán chứng khoán ra công chúng 22
1.2.2.2. Phạm vi và đối tượng chào bán chứng khoán 28
1.2.2.3. Về cách thức chào bán chứng khoán 29
1.2.2.4. Về pháp luật điều chỉnh 30
1.2.2.5. Các hình thức chào bán chứng khoán 31
1.3. Tæ chøc quèc tÕ c¸c ñy ban chøng kho¸n (iosco) 32
1.3.1. Sự hình thành, phát triển của IOSCO 32

1.3.2. Các nguyên tắc của IOSCO 33
1.3.3. Các nguyên tắc của IOSCO đối với hoạt động chào bán
chứng khoán ra công chúng
36
1.3.3.1. Nguyên tắc về hoạt động công bố thông tin của tổ chức
phát hành
36
1.3.3.2. Nguyên tắc đối xử công bằng 37
1.3.3.3. Nguyên tắc kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế 38
1.3.4. Việt Nam và IOSCO 38
Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHÀO BÁN CHỨNG
KHOÁN RA CÔNG CHÚNG TRONG TƯƠNG QUAN
SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT
SỐ NƯỚC
42
2.1. Khung pháp lý của một số nước và của Việt Nam về chào
bán chứng khoán ra công chúng
42
2.1.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng của một số nước
42
2.1.1.1. Nhóm văn bản pháp luật chung về chứng khoán và thị
trường chứng khoán
42
2.1.1.2. Nhóm văn bản pháp luật chuyên ngành về chứng khoán và
thị trường chứng khoán
43
2.1.2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng của Việt Nam
47
2.2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về chào bán chứng
khoán ra công chúng của Việt Nam và một số nước
51
2.2.1. cách quản lý đối với hoạt động chào bán chứng
khoán ra công chúng
51
2.2.2. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng 57
2.2.3. Thủ tục thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng 65

2.2.3.1. C¬ chÕ qu¶n lý nhµ n-íc ®èi víi ho¹t ®éng chµo b¸n chøng
kho¸n ra c«ng chóng
65
2.2.3.2. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng 74
2.3. Một số nhận xét về pháp luật chào bán chứng khoán ra
công chúng của Việt Nam so sánh với pháp luật của một số
nước
78
2.3.1. Về hệ thống pháp luật 78
2.3.2. Về một số nội dung cơ bản của pháp luật chào bán chứng
khoán ra công chúng
80
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CHÀO
BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG TẠI VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA
CÔNG CHÚNG
82
3.1. Thực trạng thực thi pháp luật về chào bán chứng khoán ra
công chúng tại Việt Nam
82
3.2. Một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về
chào bán chứng khoán ra công chúng để phù hợp với luật
pháp và thông lệ quốc tế
90
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về chào bán chứng
khoán ra công chúng
90
3.2.2. Một số đề xuất, giải pháp cụ thể 92
3.2.2.1. Hoàn thiện nhóm văn bản pháp luật chuyên ngành về chào
bán chứng khoán ra công chúng
92
3.2.2.2. Hoàn thiện nhóm văn bản pháp luật chung về chào bán
chứng khoán ra công chúng
101
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ THAM GIA 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) đang ngày càng đóng vai trò là kênh
dẫn vốn, huy động vốn quan trọng trong phát triển kinh tế. Đề án phát triển thị
trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu tổng quát, đó là phải:
Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt
Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng
bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị
trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu
tư phát triển và cải cách nền kinh tế; từng bước nâng cao khả năng
cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế [10].
Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006
đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc xây dựng khung pháp
lý cho hoạt động của TTCK Việt Nam nói chung và hoạt động phát hành,
chào bán chứng khoán huy động vốn của các loại hình doanh nghiệp nói
riêng. Với phạm vi điều chỉnh rộng, Luật Chứng khoán quy định hoạt động
chào bán chứng khoán ra công chúng của các đối tượng là công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần... tạo ra sự thống nhất
trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công
chúng. Lần đầu tiên tại Luật Chứng khoán đã quy định cho phép các doanh
nghiệp Việt Nam được chào bán chứng khoán huy động vốn trên TTCK quốc
tế. Với quy định này, một mặt mở ra kênh huy động vốn vô cùng quan trọng
cho doanh nghiệp Việt Nam; mặt khác, cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
nước ngoài được tham gia góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam, phù
hợp với các cam kết của Việt Nam trong hội nhập thị trường vốn quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế thi hành pháp luật về chứng khoán và TTCK trong
thời gian qua cho thấy pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng đã
bộc lộ nhiều điểm hạn chế, vướng mắc, gây khó khăn cho các doanh nghiệp
trong quá trình chào bán chứng khoán huy động vốn, cụ thể như: Luật Chứng
khoán mới chỉ giới hạn điều chỉnh về hoạt động chào bán chứng khoán ra
công chúng, chưa quy định thế nào là hoạt động phát hành riêng lẻ. Các quy
định về khái niệm, về điều kiện, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
hiện nay chưa rõ ràng và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặc dù pháp luật
đã bước đầu điều chỉnh về hoạt động chào bán chứng khoán ra nước ngoài
song mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc đòi hỏi phải có
những quy định hướng dẫn cụ thể về điều kiện, về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài và ngay cả việc giải quyết xung đột pháp luật khi doanh nghiệp
Việt Nam tiến hành chào bán chứng khoán ra nước ngoài hay doanh nghiệp
nước ngoài chào bán chứng khoán tại Việt Nam.
Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán ra công
chúng phải được tiến hành trên cơ sở tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn
hoạt động của TTCK Việt Nam và dựa trên cơ sở ứng dụng một cách khoa
học của quá trình nghiên cứu kinh nghiệm về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn
của thế giới vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trước những yêu cầu của lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên
cứu luận văn với đề tài "Một số vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán ra
công chúng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước" là một đòi
hỏi mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam và ý nghĩa lý luận
của đề tài
Mặc dù trong quá trình xây dựng Luật Chứng khoán và các văn bản
hướng dẫn thi hành, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK là
Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)) đã có một số

nghiên cứu riêng lẻ liên quan đến việc chào bán chứng khoán ra công chúng
song những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ các vấn đề mang tính
nguyên tắc. Hiện nay, cũng chưa có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện về
nội dung này, đặc biệt là dưới góc độ so sánh với quy định pháp luật về chào
bán chứng khoán ra công chúng của một số nước để rút ra kinh nghiệm cho
Việt Nam. Các văn bản, tài liệu về kinh nghiệm của nước ngoài trong hoạt
động chào bán chứng khoán ra công chúng hầu hết đều chưa được dịch ra
tiếng Việt. Do vậy, việc nghiên cứu luận văn với đề tài "Một số vấn đề pháp
lý về chào bán chứng khoán ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số nước" là thực sự cần thiết, góp phần xây dựng và hoàn thiện
các quy định pháp luật của Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài luận văn hướng đến các mục tiêu sau:
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về
chào bán chứng khoán ra công chúng;
- Nghiên cứu pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng của
một số nước nhằm rút ra cơ sở lý luận và bài học cho việc quy định vấn đề
này tại Việt Nam;
- Đánh giá, phân tích thực trạng thực thi pháp luật về chào bán chứng
khoán ra công chúng tại Việt Nam; phân tích những mặt bất cập, hạn chế của
pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán ra công chúng để từ đó đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm khuyến khích phát
triển hoạt động này trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được giới hạn trong khuôn khổ nghiên cứu, so sánh một số nội
dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… về hoạt động chào bán chứng khoán ra

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ThanhHai130791

New Member
Re: Một số vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60

Link này k tải được mod ơi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top