rongconmangkinh

New Member

Download miễn phí Đề tài Những vấn đề pháp lý Trong quy chế cho vay tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam





 MỤC LỤC

Chương I: Những vấn đề pháp lý trong quy chế cho vay tín dụng và vai trò của hoạt động tín dụng

 I.Tín dụng ngân hàng

 1.Khái niệm

 2.Vai trò

 II.Các biện pháp bảo đảm tiền vay cho hoạt động vay tín dụng và văn bản pháp lý liên quan

 1.Các biện pháp bảo đảm

 1.1.Biện pháp cầm cố

 1.2.Biện pháp thế chấp

 1.3.Biện pháp đặt cọc

 1.4.Biện pháp ký cược

 1.5.Biện pháp ký quỹ

 1.6.Biện pháp bảo lãnh

 1.7.Biện pháp tín chấp

 2. Vai trò của các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng Ngân hàng

 III.Rủi ro tín dụng

 1.Khái niệm

 2.Phân loại rủi ro

 3.Nguyên nhân gây rủi ro

 a.Từ phía khách hàng

 b.Từ phía ngân hàng

 c.Những nguyên nhân khác

 4.Những điều kiện để nhận biết rủi ro tín dụng

 a.Có dấu hiệu báo trước rủi ro

 b.Dấu hiệu cho thấy có sự rủi ro

 5.Quản lý rủi ro

 6.Những quy định của pháp luật về quản lý rủi ro

 6.1 Quy định của Nhà nước về Chính sách cho vay và an toàn tín dụng

 6.2 Quy định của pháp luật về quản lý nợ tại các ngân hàng thương mại

 Chương II:Thực trạng áp dụng pháp luật tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam

 I.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN

 1.Quá trình hình thành và phát triển và những cột mốc đáng nhớ

 2.Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban

 a- Sơ đồ bộ máy quản trị hiện nay.

 b-Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

 II.Quy định của ngân hàng về quản lý rủi ro tín dụng(còn thiếu)

 1.Về quản lý các hoạt động tín dụng để tránh mang lại rủi ro của Ngân hàng Techcombank

 2.Quy trình cho vay tín dụng và cách tính điểm,xếp hạng tại ngân hàng Techcombank.

 III.Quy định của ngân hàng về bảo đảm tiền vay cho các hoạt động tín dụng

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


biết và xác định được các loại rủi ro mà TCTD có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động.
+ Định lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp ban điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát.
+ Kiểm soát rủi ro: Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp.
- Theo dõi rủi ro: là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm soát, nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh.
- Quá trình quản lý rủi ro: hoạt động quản lý rủi ro tín dụng không chỉ dừng lại ở việc phát hiện và xử lý các khoản vay đã xảy ra rủi ro, quản lý rủi ro tại các ngân hàng đó là quá trình dự đoán, phòng ngừa những khả năng rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với một món vay thông qua việc xem xét tính khả thi của việc sử dụng hiệu quả đồng vốn. Để đảm bảo hạn chế đến mức tối đa rủi ro xảy ra trong hoạt động tín, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng phải được diễn ra xuyên suốt quy trình cho vay của ngân hàng. Trong quá trình thực hiện hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng cần hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ xấu để giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Sau khi đã cấp tín dụng, nếu phát sinh rủi ro, ngân hàng có những biện pháp quản lý và thanh lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề.
6.Những quy định của pháp luật về quản lý rủi ro
6.1 Quy định của Nhà nước về Chính sách cho vay và an toàn tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm đó là chính sách cho vay. Nội dung của chính sách cho vay được xây dựng trên cơ sở nhu cầu tín dụng của khách hàng và đoán tương lai cũng như diễn biến trong quá khứ về rủi ro tín dụng. Mục tiêu của chính sách cho vay phản ánh đường lối chung của một ngân hàng, định hướng hoạt động cho cán bộ tín dụng và các nhân viên trong ngân hàng, tăng cường nâng cao chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Đảm bảo chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cần có hai điều kiện: điều kiện cần và điều kiện đủ.
- Điều kiện cần: là những tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng, áp dụng dối với khách hàng có nhu cầu vay vốn bao gồm các điều kiện về:
+ Chính sách khách hàng
+ Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng
+ Lãi suất và phí suất tín dụng
+ Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ
- Điều kiện đủ: là những đảm bảo của người vay về khả năng trả nợ cho ngân hàng sau khi đã được cấp vốn vay, bao gồm các điều kiện về:
+ Các khoản bảo đảm
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành một chính sách cho vay chung nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động cấp tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định tại Điều 5 Luật các Tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004, Nhà nước đưa ra chính sách cho vay nhằm động viên các nguồn lực trong nước là chính và tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước; mở rộng đầu tư tín dụng, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Bên cạnh chính sách cho vay chung của Nhà nước, chính sách cho vay còn bao gồm các chính sách liên quan đến từng vấn đề trong hoạt động cấp tín dụng như:
- Đối với chính sách giới hạn tín dụng, theo quy định tại Mục III của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN của ngày 19/06/2005 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
+ Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD.
Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD.
+ Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định.
Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD.
+ Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng tối đa không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Tổng mức cho vay và bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài, trong dó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Tổng mức cho vay và bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
- Đối với mức lãi suất theo quy định tại Điều 11 của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN :
+ Mức lãi suất cho vay do TCTD và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hay điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
Chính sách về các khoản bảo đảm: Ngân hàng cấp tín dụng dựa trên uy tín của khách hàng. Trong những trường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn, ngân hàng yêu cầu khách hàng ký kết hợp đồng bảo đảm theo các hình thức cầm cố hay thế chấp nhằm hạn chế bớt các các thiệt hại do rủi ro ro tín dụng có thể xảy ra với ngân hàng.
Hiện nay, cơ sở pháp lý của các giao dịch bảo đảm được quy định chung tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/11/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Bên cạnh đó, vấn đề bảo đảm tiền vay đặc thù của hoạt động của các TCTD còn được quy định tại Điều 52 Luật các Tổ chức tín dụng 1997 sửa đổi, bổ sung năm 2004, theo đó:
- TCTD chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay.
- TCTD có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hay không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD cho vay.
- TCTD xem xét, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- TCTD nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. Tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý.
Đối với hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản bao gồm hợp đồng thế chấp và hợp đồng cầm cố được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hay ghi trong hợp đồng chính theo quy định tại điều 327 và điều 343 BLDS 2005. Ngoài ra, theo quy định tại điều 51 Luật các Tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004 và điều 17 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì trong nội dung chính của hợp đồng tín dụng có nội dung về hình thức bảo đảm tiền vay, giá trị tài sản bảo đảm, cách xử lý tài sản bảo đảm, Như vậy, TCTD có thể đưa nội dung chủ yếu của biện pháp bảo đảm vào hợp đồng tín dụng mà không cần lập thành hợp đồng riêng nhưng vẫn đảm bảo văn cứ pháp lý của hoạt động cho vay có bảo đảm.
Trong trường hợp khách hàng vay không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ. Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/11/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/03/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN (sau đây gọi là Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN); Luật Đất đai 2003 và một số văn bản có liên quan khác.
An toàn trong kinh doanh là yêu cầu...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top