Download miễn phí Đề tài Rủi ro và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Chánh





Qua phân tích hoạt động của Ngân hàng, tui xin trình bày một số kiến nghị nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng:

- Từ những phân tích trên cho thấy, việc đánh giá không đúng và không kịp thời các khoản nợ “có vấn đề” thông qua việc chuyển nợ quá hạn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng trong công tác theo dõi khoản vay, thu hồi nợ, cũng như có khả năng làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn mới phát sinh. Chính vì vậy, việc chuyển nợ quá hạn theo điểm 2 Điều 13 của Quyết định số 1627 không phải là vấn đề cốt lõi làm gia tăng nợ quá hạn của Ngân hàng, mà chính là ở chổ chất lượng tín dụng của Ngân hàng và đang được cải thiện như thế nào. Vì vậy, để chuyển nợ quá hạn theo tinh thần văn bản mới đi vào cuộc sống, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng nợ xấu, trước mắt Ngân hàng cần làm những việc sau:

+ Ngoài việc chuyển nợ quá hạn theo Điều 13, Quyết định 1627, NHNN nên đưa thêm một số quy định khác mang tính định lượng đối với nợ quá hạn như: tỷ lệ nợ quá hạn ròng tối đa mà NHTM được phép duy trì, phương pháp xác định nợ quá hạn ròng, Hiện tại chưa có một văn bản nào quy định về các nội dung đó.

+ Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ càng hơn về tính đúng đắn và ý nghĩa của việc chuyển nợ quá hạn theo Điều 13, Quyết định 1627, để qua đó, đề ra kế hoạch hành động nhất quán phù hợp với hoàn cảnh đổi mới. Đặc biệt là nhanh chóng thay đổi tư duy và ứng dụng kịp thời các chuẩn mực vào hoạt động của Ngân hàng, tránh tình trạng chạy đua về mặt thành tích, chẳng hạn như tìm mọi cách để giảm tỷ lệ về nợ quá hạn càng thấp càng tốt, mà bỏ rơi những tiềm ẩn đang rình rập và đe dọa Ngân hàng đằng sau những khoản nợ quá hạn đó. Nghĩa là, chúng ta không nên để đến lúc nợ quá hạn phát sinh rồi mới tìm biện pháp phòng ngừa, xử lý mà chúng ta phải có những biện pháp phòng ngừa trước khi chưa thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Do đó, việc chuyển nợ quá hạn và quản lý nợ quá hạn là một nghiệp vụ không thể tách rời trong hoạt động tín dụng. Nếu nghiệp vụ này được coi trọng (song song với các nghiệp vụ xảy ra trước nó như thẩm định, kiểm tra, giám sát, ) thì nó không những góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ï cho vay ngắn hạn dự kiến đạt 231.000 triệu đồng, tăng 38,32%, tức tăng 64.000 triệu đồng so với năm 2003.
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn dự kiến đạt 189.000 triệu đồng, tăng 41,04%, tức tăng 55.000 triệu đồng so với năm 2003.
- Giải pháp: Xác định mục tiêu tăng dư nợ đảm bảo thu nhập cho đơn vị, Ngân hàng đã đề ra các giải pháp như sau:
+ Từng bước mở rộng tín dụng, đầu tư cho các thành phần kinh tế, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn với cơ cấu: 20% đến 25% trên tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh, 75% đến 80% trên tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp.
+ Tổ chức khảo sát, nắm bắt đặc điểm kinh tế, đặc điểm ngành nghề của các đơn vị sản xuất kinh doanh, qua đó xác định thị trường đầu tư trọng điểm, vừa đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn, vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, an toàn cho Chi nhánh.
+ Đối với các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các khu dân cư đô thị mới, giải pháp cơ bản là phải tận dụng tối đa lợi thế của một Ngân hàng hiện đại kết hợp với tổ chức tốt việc cung ứng các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng như: thanh toán nhanh, nối mạng thanh toán điện tử, chi trả lương thông qua mạng ATM, thu chi tiền mặt tại nhà, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để từng bước chiếm lĩnh thị phần trên thị trường.
+ Đầu tư theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ từ các loại hình doanh nghiệp, cá nhân, đến công tác khuyến nông, lâm, ngư nhằm chuyển giao công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm,
+ Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng vay vốn.
+ Tìm hiểu và nắm vững tính đặc thù cùa từng địa bàn riêng biệt. Công tác đầu tư tín dụng sắp tới vào các dư án: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà, cho vay tiêu dùng đến từng cán bộ công nhân viên, cho vay doanh nghiệp, và đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp, cho vay nghề khác.
1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng, biện pháp giảm tỷ lệ nợ quá hạn và thu hồi các khoản nợ đã xử lý.
- Giải pháp:
+ Ngân hàng xem chất lượng tín dụng là trọng tâm, thường xuyên chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện cho vay theo đúng quy trình nghiệp vụ, phải thẩm định chặt chẽ, lựa chọn khách hàng có uy tín, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, trên cơ sở cho vay phải đảm bảo an toàn vốn.
+ Thực hiện đúng quy trình cho vay, thu nợ, xử lý nợ đúng đối tượng.
+ Tổ chức kiểm tra, đối chiếu nợ, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn. Từ đó rút ra biện pháp xác định khả năng thu hồi, phân loại nợ quá hạn, đề ra kế hoạch thu hồi.
1.4. Mở rộng và tăng thu dịch vụ.
Giải pháp: Đơn vị chủ yếu thu phí chuyển tiền qua Ngân hàng, bộ phận kế toán và ngân quỹ có thái độ giao dịch tốt. Khi khách hàng có yêu cầu nộp chuyển tiền món lớn, đơn vị cử cán bộ kế toán ngân quỹ đến thu tận nhà nhanh chóng không để xảy ra sai sót.
Trên đây là một số chỉ tiêu và giải pháp để thực hiện mà NHNO & PTNT đưa ra năm 2004 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
A. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNO & PTNT BÌNH CHÁNH.
1. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN.
NHNO & PTNT Bình Chánh là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Vì vậy, để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi và trôi chảy, cho nên công tác huy động vốn luôn được Ngân hàng quan tâm. Bởi vì nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp pần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngành.
Với phương châm “đi vay để cho vay”, Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp tích cực để huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư với các hình thức như: mở tài khoản thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, Mặc dù những năm trở lại đây lãi suất trên thị trường không ổn định nhưng nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng nhờ chất lượng hoạt động và các biện pháp nghiệp vụ của Ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bảng 4: So sánh tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
02/01
03/02
2001
2002
2003
Số tiền
%
Số tiền
%
- TG đơn vị kinh tế
104.009
88.634
145.272
-15.375
85,21
56.638
163,90
- Tiền gửi tiết kiệm
137.301
166.554
307.170
29.253
121,30
140.616
184,42
+ Không kỳ hạn
6.820
4.520
7.034
-2.300
66,27
2.514
155,61
+ Có kỳ hạn
130.481
152.034
205.170
21.553
116,51
53.136
134,95
+ 12 tháng trở lên
25.594
23.828
94.966
-1.766
93,09
71.138
398,54
- Huy động kỳ phiếu
5.962
19.595
21.261
13.633
328,66
1.666
108,50
Tổng vốn huy động
247.272
274.783
473.703
27.511
111,13
198.920
172,39
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Đồthị 1 : Nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng từ năm 2001 đến năm 2003. Năm 2001 nguồn vốn huy động là 247.272 triệu đồng, trong đó tiền gửi của các đơn vị kinh tế là 104.009 triệu đồng chiếm 42,06% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm là 137.301 triệu đồng chiếm 55,52% tổng nguồn vốn huy động, huy động kỳ phiếu là 5.962 triệu đồng chiếm 2,42%. Đến năm 2002 tổng nguồn vốn huy động được tại Ngân hàng là 274.783 triệu đồng, tăng 27.511 triệu đồng (tăng 11,13%) so với năm 2001, trong đó hình thức huy động kỳ phiếu tăng mạnh nhất, tăng 328,66%, tức tăng thêm 13.633 triệu đồng.
Sang năm 2003, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng vọt lên 473.703 triệu đồng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh nhất, tăng 184,43%, tức tăng 140.616 triệu đồng so với năm 2002. Như vậy tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn có mức tăng trưởng mạnh qua các năm. Có được điều này chứng tỏ sự quan tâm của các ngành các cấp chính quyền địa phương làm cho người dân đã có thu nhập tương đối ổn định và có tích lũy, từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng cũng tăng lên.
Bên cạnh đó kết quả huy động vốn của Ngân hàng đạt được như vậy là do:
- Ngân hàng thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của địa phương.
- Mức lãi suất mà Ngân hàng huy động là phù hợp với khách hàng.
- Sau nhiều năm hoạt động Ngân hàng đã tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng.
- Ngoài ra nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác như : cung cách phục vụ của nhân viên Ngân hàng luôn lịch thiệp, vui vẻ, chất lượng, phục vụ nhanh gọn, chính xác, Trụ sở Ngân hàng đặt ở vị trí thuận lợi, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, nên dễ dàng thu hút khách hàng tham gia giao dịch.
Tóm lại, mặc dù Ngân hàng gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn như : điều kiện kinh tế xã hội, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn. Nhưng nhờ Ngân hàng có những giải pháp linh hoạt đồng bộ và định hướng đúng nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Trong đó Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến các nguồn vốn ổn định và có lãi suất thấ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng – Tỉn Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô Luận văn Kinh tế 0
B Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành Luận văn Kinh tế 0
H Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
A Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển Kiến trúc, xây dựng 0
V Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vi Luận văn Kinh tế 0
A Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt nam Luận văn Kinh tế 2
N Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top