Akub

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

cho đến khi bằng vốn điều lệ.
4. Nâng cao chất lượng cán bộ về mọi mặt:
Khi hoạt động tín dụng được đa dạng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực họ phụ trách và nhừ đó sẽ có quyết định tốt hơn trong khi cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, ngân hàng phải coi trọng công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng để khuyến khích cán bộ tín dụng rèn luyện tu dưỡng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng Quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng một cách bền vững. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường thí rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống KT- CT- XH của một nứoc và có thể lan rộng sang qui mô quốc tế. Nguyên nhân của sự sụp đổ đó chính là rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu không kiểm soát được. Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng thương mại cùng với Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những giải pháp tất yếu , tuy nhiên để có một hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh thì cần bổ sung nhiều giải pháp hơn nữa.
Lời mở đầu

Việt Nam - với chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cần phát huy nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm thực hiện thành công Công nghiệp hoá với hiện đại hóa đất nước. Hệ thống ngân hàng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc biến chủ trương đó thành hiện thực bởi ngân hàng là nguồn chủ yếu huy động cung cấp vốn, khơi dậy tiềm năng và phát triển kinh tế. Nhờ có hệ thống ngân hàng, các nguồn vốn đầu tư được xây dựng cơ sở hạ tầng..... Đó chính là hoạt động của tín dụng ngân hàng, một đòn bẩy quan trọng góp phần làm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh vai trò to lớn đối với nền kinh tế, hoạt động tín dụng còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng vì đây là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro mà hoạt động này càng mở rộng thì mức độ rủi ro càng lớn. Rủi ro tín dụng trong một số trường hợp không những gây thiệt hại cho chính ngân hàng đó ma còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Sự nghiên cứu về rủi ro là cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thực tiễn. Thể hiện ở chỗ nó góp phần hệ thống hoá lý luận về vấn đề nghiên cứu và đóng góp những biên pháp để giải quyết những vấn đề mà thực tế đang đặt ra.
Với nhận thức như vậy, em mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt nam.”
Tuy nhiên, do sự hiểu biết chưa nhiều nên bài viết của em có nhiều khiếm khuyết.
Em xin Thank thầy giáo hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận của mình.


Nội dung
I/ Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại:
1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ( NHTM):
1.1: Định nghĩa rủi ro trong kinh doanh:
- Rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát, thiệt hại về tài sản và thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
- Trên thực tế, rủi ro trong kinh doanh của NHTM mang tính khách quan. Dù muốn hay không, rủi ro vẫn là sự thách đố với mọi hoạt động của ngân hàng. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể không định lượng chính xác trước được nhưng có thể đoán trước được để quản lý, theo dõi, phòng ngừa hay phân tán và do đó nếu xảy ra thì tác hại của nó cũng được hạn chế.
1.2: Phân loại rủi ro trong kinh doanh của NHTM:
Hoạt động kinh doanh của NHTM tiềm ẩn nhiều rủi ro và hiện nay có 6 loại rủi ro:
- Rủi ro tín dụng.
- Rủi ro về nguồn vốn.
- Rủi ro lãi suất.
- Rủi ro hối đoái.
- Rủi ro trong thanh toán.
- Rủi ro thuần tuý trong ngân hàng.
2. Rủi ro kinh doanh tín dụng trong lĩnh vực NHTM:
2.1: Đặc trưng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng:
Tín dụng ngân hàng có mặt trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia hỗ trợ hoạt động của mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực của nền kinh tế. Do vậy, bất cứ rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp nào, lĩnh vực nào đều ít hay nhiều gây ra rủi ro cho NHTM. Như vậy NHTM không chỉ chịu những rủi ro xảy ra đối với chính ngân hàng mà cũng phải gánh chịu những rủi ro của khách hàng. Nếu rủi ro đó nhỏ trong giới hạn cho phép của quỹ phòng ngừa rủi ro của ngân hàng thì hậu quả đó sẽ dễ dàng khắc phục. Nhưng nếu rủi ro gây thiệt quá lớn, ngân hàng không sử lý được thì sẽ gây ra hậu quả khó lường cho ngân hàng, cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng liên quan ảnh hưởng tới người gửi tiền và đều dẫn tới biến động trong nền Kinh tế xã hội.
- Rủi ro tín dụng được định nghĩa là: khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng. Hay nói cụ thể, là luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của các ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời hạn.
- Các loại rủi ro tín dụng:


Tài liệu tham khảo
1. Quản trịu rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thương mại.
2. Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng.
3. Thời báo Ngân hàng 23/07/2003.
4. Tạp chí Ngân hàng 9/2003.

Mục lục
I/ Rủi ro tín dụng của NHTM: …………………….……………………………...2
1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM:……………………………...2
1.1 Định nghĩa rủi ro tín dụng:………………………...…..…………………...2
1.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh của NHTM……………….…….……….2
2. Rủi ro kinh doanh tín dụng trong lĩnh vực NHTM:…………………………..2
2.1 Đặc trưng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng:……………………………….2
2.2Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng:…………..…………………………...4
2.2.1 Từ phía ngân hàng……………………………………………….…….4
2.2.2 Từ phía khách hàng:…………………………………………………...5
2.2.3 Các nguyên nhân khác:………………………………………………..6
II/ Tình hình rủi ro tín dụng ở một số NHTM Việt Nam:……………………….6
1. Tại sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN:……..6
2. Tại Ngân hàng ngoại thương VN:……………………………………………..8
III/ Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng:…………………………………..9
1. Phân tích đầy đủ thông tin về khách hàng , thị trường:……..……………….9
2. Thực hiện phân tán rủi ro:…………………………………………………….9
3. Cho vay có bảo hiểm:…………………………………………………………..9
4. Nâng cao chất lượng cán bộ về mọi mặt:……………………………………...9

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top