black_cat

New Member
Luận văn: Phát triển năng lực toán học của học sinh trung học cơ sở thông qua việc dạy các bài toán thực tiễn : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Nhà xuất bản: ĐHGD
Ngày: 2014
Chủ đề: Phương pháp giảng dạy
Năng lực toán học
Toán học
Bài toán thực tiễn
Miêu tả: 112 tr. + CD-ROM+Tóm tắt
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Toán) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-------------------------------



NGUYỄN TIẾN LƯỢNG




PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA VIỆC DẠY
CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN





LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN







HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-------------------------------


NGUYỄN TIẾN LƯỢNG


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA VIỆC DẠY
CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN



LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN TOÁN)
Mã số: 60 14 10


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Châu




HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, tác giả xin chân thành Thank các thầy cô giáo, hội đồng khoa học, ban giám hiệu và tập thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian qua, ngoài sự nỗ lực của bản thân, đề tài luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của GS.TS. Nguyễn Hữu Châu. Xin trân trọng gửi tới thầy lời biết ơn chân thành và sâu sắc của tác giả.
Tác giả cũng xin Thank sự quan tâm tạo điều kiện của ban lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định và ban giám hiệu cùng các thầy cô công tác tại trường THCS Nam An, THCS Nam Nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.
Lời Thank chân thành của tác giả cũng xin được dành cho người thân, gia đình và bạn bè, đặc biệt là lớp cao học Lý luận và Phương pháp dạy học (bộ môn Toán) khóa 7 trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Vì trong suốt thời gian qua đã cổ vũ động viên, tiếp thêm sức mạnh cho tác giả hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn này chắc chắn không tránh khỏi thiếu xót cần góp ý, sửa chữa. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 05 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Tiến Lượng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NXB : Nhà xuất bản
SGK : Sách giáo khoa
THCS : Trung học cơ sở






















DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Bảng báo giá cước của hãng Taxi Group................ 27
Hình 1.2. Mô hình 3D của Twisted Building.......................... 32
Hình 1.3. Hình biểu diễn các góc nhìn của tòa nhà................. 32
Hình 1.4. Hình biểu diễn tầng trệt của tòa nhà........................ 33
Hình 1.5. Bức tường đang xây................................................. 35
Hình 2.1. Cửa xoay ba cánh..................................................... 55
Hình 2.2. Hình biểu diễn nhìn từ phía trên cửa xoay ba cánh. 56
Hình 2.3. Hình biểu diễn đường đi của không khí.................. 56
Hình 2.4. Hình ảnh bạn Hoa lát nền nhà.................................. 61
Hình 2.5. Giảm giá điện thoại.................................................. 66
Hình 2.6. Bảng huy động lãi xuất ngân hàng.......................... 71
Hinh 2.7. Bảng giá vàng.......................................................... 72
Hình 2.8.
Hình ảnh tháp Phổ Minh và tờ tiền có in hình tháp Phổ Minh.................................................................
80












DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 1.1. Biểu diễn các thành phần cấu trúc của năng lực...... 16
Sơ đồ 1.2. Các năng lực chuyên môn trong môn Toán............. 18
Sơ đồ 1.3. Quy trình toán học hóa trong các bài toán của PISA.........................................................................
23
Sơ đồ 1.4. Biếu diễn các cấp độ năng lực toán học.................. 25
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán thực tiễn...........................................................
39
Sơ đồ 2.2. Quy trình toán học hóa............................................ 42

















MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Qua khảo sát ý kiến của học sinh lớp 9A, 9B, 9C, của trường THCS Nam Nghĩa, lớp 9A, 9B, 9C của trường THCS Nam An trên địa bàn xã Nghĩa An huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định theo mẫu phiếu khảo sát (Phiếu KS-HS) như sau:

Phiếu KS – HS
Trường THCS ………………….
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước mỗi đáp án phù hợp với suy nghĩ của em nhất.
1. Môn toán là môn học:
a, Rất hấp dẫn b, Bình thường c, Không hấp dẫn
2. Kiến thức toán em được học:
a, Có thể vận dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày
b, Có vận dụng nhưng không đáng kể
c, Không vận dụng được gì trong cuộc sống
3. Trong quá trình học tập tại nhà trường các em có được thường xuyên tiếp xúc với những bài toán có nội dung thực tiễn không?
a, Thường xuyên b, Không thường xuyên c, Không bao giờ
4. Nếu được học toán với những bài tập có nội dung gắn với các tình huống thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày em sẽ cảm thấy:
a, Rất thích b, Bình thường c, Không thích


Chúng tui thu được kết quả như sau:
Đáp án
Câu hỏi a b c
Câu 1 15.7% 72.3% 12%
Câu 2 9.8% 80.3% 9.9%
Câu 3 6.1% 82.1% 11.8%
Câu 4 75.9% 21.3% 2.8%

Qua kết quả khảo sát trên, chúng tui thấy rằng đa số các em được khảo sát cảm giác môn toán là môn học khô khan, không hấp dẫn, ít có ứng dụng trong thực tiễn, các giáo viên không chú trọng đến việc dạy toán gắn với thực tiễn và các em có nhu cầu cao trong việc học tập môn toán gắn với thực tiễn.
Ngoài ra với những hiểu biết về chuyên môn của bản thân, chúng tui cũng nhận thấy rằng, việc dạy toán có nội dung gắn với thực tiễn là rất cần thiết trong việc tạo động lực cũng như phát triển các năng lực toán học cho các em. Đó chính là lí do chúng tui chọn đề tài này.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tui tìm ra được một số mâu thuẫn cơ bản sau:
1.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại với thực tế khả năng đáp ứng hạn chế của giáo dục, đào tạo
Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình kinh tế thế giới phát triển theo một số xu hướng sau: Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới. Xu hướng chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất, một nền văn minh hậu công nghiệp và nền kinh tế trí tuệ đang hình thành và phát triển. Xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới. Đứng trước tình hình đó, với vai trò chuẩn bị lực lượng lao động cho xã hội, Giáo dục cũng luôn phải vận động, chuyển biến, đổi mới nhằm đáp ứng tình hình. Tuy nhiên, theo quy luật phát triển tự nhiên, giáo dục luôn bị lạc hậu và phát triển chậm hơn so với sự phát triển chung của xã hội.
Để theo kịp xu hướng phát triển chung của thời đại, Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã, đang và không ngừng cải tiến, liên tục đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, dần theo kịp nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này phần nào được thể hiện thông qua kết quả cao mà Việt Nam đã đạt được trong hai trương trình khảo sát học sinh mà Việt Nam tham gia khảo sát năm 2013. Một là chương trình khảo sát PASEC 10 (chương trình phân tích các hệ thống giáo dục của Hội nghị các Bộ trưởng giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp). Việt Nam tham gia chương trình này nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 2 và lớp 5 trong lĩnh vực Toán và Tiếng Việt vào đầu và cuối năm học, đồng thời thu thập những thông tin về những nhân tố tác động đến kết quả học tập của học sinh. Hai là chương trình PISA viết tắt của “Programme for International Student Assesment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới -Organization for Economic Cooperation and Development) khởi xướng và chỉ đạo. Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào.
Tuy nhiên, đứng trước thành tích đã đạt được, Giáo dục Việt Nam vẫn còn không ít những hạn chế. Giáo dục vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa thật sự chú trọng đến thực tiễn. Giáo dục Việt Nam đang tạo ra những thế hệ học sinh, sinh viên được trang bị rất tốt về lý thuyết nhưng lại rất hạn chế về thực hành. Các em có thể giải quyết được những bài toán khó nhưng lại bỡ ngỡ trước một vấn đề thực tiễn đơn giản. Đa số học sinh sau khi hoàn thành bậc học trung học phổ thông đều chưa được tư vấn, định hướng trước về một công việc cụ thể nào và theo đó càng không được trang bị những kiến thức, kĩ năng để làm công việc nào đó. Chính thực tế này đòi hỏi Giáo dục Việt Nam phải tích cực hơn nữa, tiếp tục tìm tòi, đổi mới nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp và các khối, lớp, đưa việc dạy lí thuyết gắn liền với thực tiễn, lấy lí thuyết làm nền tảng cho hoạt thực tiễn, ngược lại từ thực tiễn xây dựng, hình thành nên lý thuyết, dùng thực tiễn để kiểm tra lý thuyết, khi đó lý thuyết mới có ý nghĩa với học sinh, đồng thời hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất cần thiết cho lao động và cuộc sống.
1.2. Mâu thuẫn giữa Lý luận và Thực tiễn
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10. Luật giáo dục tại chương I, điều 3, khoản 2 ghi rõ : “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”.
Trong nguyên lí giáo dục cũng nêu rõ: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [Phạm Viết Vượng, tr 89]. Trong Lí luận dạy học cũng có nguyên tắc: “Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn” [Nguyễn Bá Kim, tr 67].
Chính vì vậy, với việc dạy học nói chung và dạy học bộ môn Toán nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế là cấp thiết và mang tính thời sự.
Qua kết quả khảo sát chúng tui đã nêu ở trên và tìm hiểu qua tài liệu, báo chí và một số kênh thông tin khác chúng tui nhận thấy một thực tế trong dạy học môn Toán ở bậc Trung học hiện nay đó là những ứng dụng của Toán học vào thực tiễn chưa được quan tâm một cách đúng mức và thường xuyên. Có nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là để đối phó với các kì thi, giáo viên Toán thường tập trung vào những vấn đề, những bài toán mang đậm tính chất nội bộ toán học mà ít chú ý nhiều đến những nội dung liên môn và thực tế. Vì vậy mà việc phát triển cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế còn yếu. Khi nói về vấn đề “học phải đi đôi với hành” GV thường đổ lỗi do thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành nhưng thực tế cho thấy khi được cung cấp tương đối đầy đủ về trang thiết bị thì nhiều giáo viên lại tỏ ra lúng túng trong việc sử dụng, một bộ phận không nhỏ giáo viên thì lười nhác trong việc sử dụng trang thiết bị vào dạy học. Một phần nguyên nhân này là do giáo viên cũng là sản phẩm của một nền giáo dục cũ, phần khác hình thức giáo dục truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức các thế hệ giáo viên. Tiếp nữa là do các hình thức kiểm tra, đánh giá của nước ta chỉ tập trung nhiều vào đánh giá lí thuyết của học sinh mà ít đánh giá kỹ năng thực hành của họ. Do đó cần có các phương pháp, quy trình cụ thể làm thay đổi cách dạy, cách học của giáo viên và học sinh, đưa học sinh làm quen dần với việc vận dụng lý thuyết để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
1.3. Mâu thuẫn giữa Mục tiêu giáo dục với Nội dung, Phương pháp dạy học môn toán hiện nay
Trong chương trình giáo dục phổ thông (2006) đã đề ra mục tiêu môn toán cấp trung học phổ thông là: “Giúp học sinh giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống” [chương trình tr 92]. Trong phần chuẩn kiến thức và kỹ năng môn toán THCS đã xác định về kĩ năng của học sinh: “Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành, có kỹ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ…”.
Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy sách giáo khoa hiện vẫn còn nặng về nội dung, kiến thức, không phù hợp với mục tiêu giáo dục. Vì ngại quá tải mà không dám đào sâu những kiến thức liên quan đến thực tiễn. Nhưng lại có những chương nặng tính hình thức như chương số phức (Giải tích lớp 12) chẳng hạn, cả một chương phức tạp chỉ để hoàn thiện các loại tập hợp số. Trừ những nhà nghiên cứu chuyên sâu về vật lý, toán học thì trong thực tiễn lao động và sản xuất không ai cần sử dụng đến số phức cả. Trong quá trình giảng dạy của mình các giáo viên cũng thường không quan tâm và hay bỏ qua việc chỉ ra các mối liên hệ giữa nội dung kiến thức và những ứng dụng của nó trong thực tiễn. Điều này làm giảm hứng thú và động lực học tập môn toán của các em. Vì vậy, việc thiết kế và giảng dạy các bài toán xuất phát từ thực tiễn phù hợp với trình độ, nhu cầu của các em cũng như việc lựa chọn những phương pháp giảng dạy thích hợp giúp các em giải quyết chúng là việc làm hết sức thiết thực góp phần giúp phát triển năng lực toán cho học sinh.
1.4. Mâu thuẫn giữa quan điểm “Lấy người học làm trung tâm” với việc hiện thực hóa quan điểm này
Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục Việt Nam nhắc nhiều đến cụm từ “ Lấy người học làm trung tâm” đây là phương pháp dạy học phù hợp với thời đại. Vấn đề này đã có nhiều quan điểm khác nhau, có nhiều hướng giải quyết nhưng đều đi tới mục tiêu chung là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Lea và cộng sự (2003) đã đưa ra một số phẩm chất mà người học cần có để có thể trở thành người học chuẩn mực trong môi trường giáo dục lấy người học làm trung tâm:
+ Dựa trên nền tảng học năng động chứ không phải thụ động
+ Nhấn mạnh việc học có ý nghĩa và hiểu sâu sắc những vấn đề được học
+ Tăng cường quyền tự chủ và tự quyết của người học
+ Tăng cường ý thức chịu trách nhiệm của người học
+ Mối liên hệ tương hỗ giữa người dạy và người học
+ Mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau giữa thầy và trò
+ Phương pháp tự phản ánh quá trình dạy-học ở cả thầy và trò
John Deway – trong nghiên cứu của mình đã đưa ra 5 điểm cơ bản là:
+ Người học là trung tâm của quá trình giáo dục, có các nhu cầu, sở thích và năng lực, là cơ sở để người dạy hướng dẫn, hỗ trợ để người học tự khám phá tri thức và thế giới một cách tích cực, chủ động phát triển các năng lực của bản thân.
+ Giáo dục là cơ hội để học sinh khám phá và áp dụng kinh nghiệm vào những tình huống mới.
+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với nhau.
+ Học tập là trách nhiệm cá nhân với nghĩa tự học và học suốt đời.
+ Học tập gắn với thực tiễn cuộc sống, để người học nhúng mình vào cuộc sống thật” [Bích Liễu].
Tuy nhiên, để hiện thực hóa vấn đề này không phải là công việc dễ dàng khi mà hàng thế kỉ nay, giáo dục Việt Nam đã quen với việc “ Lấy người thầy làm trung tâm ”, phương pháp dạy thiên nhiều về thuyết trình, thầy là người làm mẫu và trò học tập làm theo, chúng ta đã tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách, đổi mới trong giáo dục nhưng chúng ta vẫn cần các cuộc cách mạng mạnh hơn nữa, tiến bộ hơn nữa thay đổi cách nghĩ, cách làm của những người làm giáo dục. Trong đó gắn việc học của các em vào thế giới thực, dạy cho các em biết tự giải quyết các vấn đề trong đời thực, qua đó các em biết tự bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho bản thân.
Với những lí do nêu trên, đề tài “Phát triển năng lực toán học cho học sinh trung học cơ sở thông qua việc dạy các bài toán có nội dung thực tiễn” được chúng tui lựa chọn để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực toán học cho học sinh cũng như tăng cường liên hệ với thực tiễn thông qua dạy học một số chủ đề của chương trình toán phổ thông. Điều này chứng tỏ, vấn đề phát triển năng lực toán cho học sinh và vận dụng kiến thức toán học để giải các bài toán thực tiễn đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình đó đã nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp phát triển năng lực toán cho học sinh cũng như đưa ra một hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, chúng tui thấy có một số điểm mà các công trình nói trên chưa quan tâm:
Thứ nhất, các biện pháp phát triển năng lực toán cho học sinh chủ yếu xuất phát từ nội bộ môn toán, chưa quan tâm đúng mức năng lực giải quyết vấn đề từ các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đời sống.
Thứ hai, chưa nhìn nhận đúng thế nào là bài toán thực tiễn, có nhiều bài toán được đánh giá là thực tiễn nhưng rất thiếu tính thực tiễn [xem chương 1, bài toán và bài toán thực tiễn].
Thứ ba, việc giải các bài toán thực tiễn có phần tự phát, chưa xây dựng được quy trình “toán học hóa” để giải các bài toán thực tiễn, cũng như chưa có phân tích, đánh giá lời giải trong toán học so với thực tiễn.
Trên cơ sở đó, luận văn này có cách tiếp cận vấn đề theo hướng giải quyết triệt để các tồn tại nêu trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn phù hợp với điều kiện giáo dục và định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam góp phần phát triển năng lực toán học cho học sinh trung học phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực cho học sinh THCS với các bài toán có nội dung thực tiễn
- Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để khảo sát thực trạng; đánh giá sự phù hợp của đề tài với điều kiện giáo dục và định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam; So sánh sự phát triển năng lực toán của học sinh được thực nghiệm và học sinh không thực nghiệm
5. Phạm vi nghiên cứu
Một số chủ đề của Số học, Đại số, Hình học phù hợp với chương trình toán THCS.
6. Mẫu khảo sát, địa bàn khảo sát
Các bài toán có nội dung thực tiễn, các bài giảng với các bài toán có nội dung thực tiễn, học sinh các lớp 9A, 9B, 9C trường THCS Nam An, học sinh lớp 9A, 9B, 9C trường THCS Nam Nghĩa và các giáo viên toán trường THCS Nam An, giáo viên toán trường THCS Nam Nghĩa, Xã Nghĩa An – Nam Trực – Nam Định.
7. Giả thuyết khoa học
Dạy học phát triển năng lực cho học sinh THCS với các bài toán có nội dung thực tiễn có tính cấp thiết và tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện giáo dục và định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu năng lực toán học của người lao động trong thời đại mới.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu những tài liệu về lí luận dạy học môn Toán ở bậc Trung học.
- Nghiên cứu chương trình, sách GV, SGK môn Toán, các tài liệu định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Trung học.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các bài toán có nội dung thực tiễn, các luận văn, luận án có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
8.2. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm khảo sát thực trạng
Thực nghiệm khảo sát phong cách học tập của học sinh và đánh giá một số yếu tố năng lực toán học của học sinh trung học phổ thông
Thực nghiệm khảo sát phong cách dạy học của giáo viên và đánh giá việc phát triển năng lực toán cho học sinh
- Thực nghiệm đánh giá giả thuyết
Thực nghiệm giảng dạy để đánh giá tính khả thi của đề tài
Thực nghiệm kiểm tra, so sánh với nhóm đối chứng để đánh giá mức hiệu quả của đề tài

9. Đóng góp của Luận văn
9.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã đề xuất một cách thức đổi mới phương pháp dạy học toán trong xu hướng đổi mới của thời đại và nỗ lực đổi mới của toàn ngành hiện nay.
9.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đã chứng tỏ: Thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn là một phương pháp khả thi, mang lại hiệu quả trong việc phát triển một số yếu tố của năng lực toán học cho học sinh THCS, phù hợp với điều kiện giáo dục nhà trường và định hướng đổi mới phương pháp dạy học; đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo tiếp cận năng lực cần thiết của người lao động trong thời đại mới.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, các phụ lục và tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi hoàn thành nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực toán học cho học sinh trung học cơ sở thông qua việc dạy các bài toán có nội dung thực tiễn” chúng tui có những kết luận sau:
Thực trạng giáo dục cấp trung học cơ sở ở nước ta còn nhiều bất cập, trong đó vấn đề then chốt là chưa chú ý phát triển năng lực thiết yếu cho học sinh, chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo công dân, người lao động trong thời đại ngày nay. Toàn ngành đang tích cực đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học đóng một vai trò quan trọng, đang được các nhà quản lý giáo dục quan tâm, các nhà khoa học giáo dục và các thầy cô giáo nghiên cứu. Chúng tui nhận thấy có thể vận dụng cách giải quyết các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học để phát triển năng lực toán học cho học sinh. Chúng tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài và tổ chức thực nghiệm trong thực tế. Kết quả của các nghiên cứu và thực nghiệm cho phép chúng tui khẳng định lại giải thuyết ban đầu đã đặt ra: “Dạy học phát triển năng lực cho học sinh THCS với các bài toán có nội dung thực tiễn có tính cấp thiết và tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện giáo dục và định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu năng lực toán học của người lao động trong thời đại mới”.
2. Khuyến nghị
Các nhà Quản lý giáo dục, các nhà khoa học giáo dục và các đồng nghiệp (giáo viên THCS) tiếp tục nghiên cứu các bài toán có nội dung thực tiễn, vận các đặc tính ưu việt của việc dạy học gắn với dung thực tiễn vào cải cách giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.
Đề tài này cần tiếp tục được nghiên cứu và khai thác, đặc biệt là thiết kế thêm quỹ bài bập tương ứng cho các bài giảng
Đề tài cần tiếp tục được triển khai thí điểm tại nhiều vùng, trường trên cả nước để đánh giá chính xác hơn tính khả thi và hiệu quả của đề tài
Các đồng nghiệp có thể vận dụng trong quá trình công tác, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo diện mạo mới cho quá trình dạy học ngay từ cơ sở giáo dục.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông – Cấp trung học cơ sở. Nxb Giáo dục, 2006
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hỏi đáp về đổi mới THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THCS nhằm hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho HS, NXB Đại học Sư phạm, 2007
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sổ tay PISA dành cho cán bộ quản lý giáo dục và GV Trung học (Tài liệu lưu hành nội bộ), 2011
5. Hoàng Chúng, Phương pháp dạy học Toán học ở trường phổ thông THCS , NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998
6. Lê Hải Châu, Toán học gắn liền với đời sống và thực tiễn sản xuất, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1962
7. Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. Nxb Giáo dục, 2005
8. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier, Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. Nxb Giáo dục, 2010
9. Vũ Cao Đàm, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục, 2007
10. Nguyễn Sơn Hà, Rèn luyện học sinh trung học phổ thông khả năng toán học hóa theo tiêu chuẩn của PISA. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 4, 2010
11. Nguyễn Thị Phương Hoa, Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA – Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25, 2009
12. Nguyễn Thành Huy, Chương trình đánh giá học sinh quốc tế và nền giáo dục Phần Lan. Thông tin khoa học xã hội, số 2, 2008
13. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008
14. Luật giáo dục. Nxb Chính trị quốc gia, 2005
15. Trần Thị Bích Liễu, Hiện thực hóa phương châm “Lấy người học làm trung tâm”. Hội thảo khoa học Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, 12, 2010
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Dạy học phát triển các năng lực của học sinh trong thế kỷ 21. Hội thảo khoa học Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, 12, 2010
17. Bùi Huy Ngọc, Rèn luyện kỹ năng vận dụng bài toán thực tế dạng mở cho HS THCS trong dạy học Số học và Đại số, Tạp chí Giáo dục số 1/2001.
18. Bùi Văn Nghị, Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm, 2009
19. Nguyễn Quốc Trịnh, Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế, luận văn Thạc sĩ, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2011
20. Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Nguyễn Duy Thuận, Dạy - Học Toán THCS theo hướng đổi mới lớp 9 tập 1, 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008
21. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học. Nxb Đại học sư phạm, 2008
22. OECD, PISA released items – mathematics, 2006
23. G. Polya, Sáng tạo toán học. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010
24. G. Polya, Giải một bài toán như thế nào? Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009
25.
26.



MỤC LỤC
Lời cảm ơn.........................................................................................................i
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục biểu đồ, hình vẽ.............................................................................vii
Danh mục sơ đồ.............................................................................................viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 11
1.1. Một số vấn đề lý luận 11
1.1.1. Bài toán, bài toán thực tiễn 11
1.1.2. Quá trình toán học hóa 12
1.1.3. Năng lực (Competence) và năng lực toán (mathematical competence) 13
1.2. Tiếp cận một số phương pháp giải bài toán kinh điển 21
1.2.1. Đề - Các và quan niệm về phương pháp toàn năng 21
1.2.2. Quy trình giải một bài toán của G. Polya 22
1.2.3. Tiếp cận quy trình toán học hóa trong các bài toán của PISA 23
1.3. Đánh giá năng lực toán của học sinh thông qua một số bài toán có nội dung thực tiễn 25
1.3.1. Các mức độ của năng lực toán 25
1.3.2. Một số bài toán thực tiễn và đánh giá các cấp độ năng lực toán 27
Kết luận Chương 1 38
Chương 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC VỚI CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 39
2.1. Xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán thực tiễn theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực 39
2.1.1. Xác định nội dung cần học và các năng lực cần đạt (Xác định thế giới toán học cho bài toán) 39
2.1.2. Thiết kế bài toán thực tiễn tương ứng (Xác định thế giới thực cho bài toán) 40
2.1.3. Thực hiện quy trình Toán học hóa 3 giai đoạn, 5 bước 41
2.1.4. Xác định Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp 44
2.1.5. Tổ chức dạy học với các bài toán thực tiễn theo quan điểm dạy học phát triển năng lực 45
2.1.6. Đánh giá bài học 46
2.2. Một số lưu ý khi thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực 46
2.3. Thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn gắn với nội dung Hàm số - Đồ thị 48
2.3.1. Bài toán 1. Kim ngạch xuất khẩu 48
2.4. Thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn gắn với nội dung Hình học 54
2.4.1. Bài toán 2. Cửa xoay ba cánh 54
2.4.2. Bài toán 3. Sàn nhà [36, tr75] 60
2.5. Thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn gắn với nội dung giải phương trình – hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ 61
2.5.1. Bài toán 4. Sản xuất điện thoại di động 61
2.6. Thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn gắn với nội dung Phân số 65
2.6.1. Bài toán 5. Khuyến mại 65
2.6.2. Bài toán 6. Lãi suất ngân hàng 70
2.7. Thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán có nội dung thực tiễn gắn với nội dung giải toán trên máy tính cầm tay 72
2.7.1. Bài toán 7. Gửi tiết kiệm 72
2.7.2. Bài toán 8. Tính phí trò chơi 78
2.8. Tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung liên môn toán - sử 79
2.8.1. Bài toán 9: Thực hành đo tháp Phổ Minh 79
Kết luận Chương 2 88
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 89
3.1. Kế hoạch tổ chức các thực nghiệm 89
3.2. Thực nghiệm 1. Khảo sát học sinh (KS_HS) 90
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm 90
3.2.2. Kết quả thực nghiệm 93
3.2.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 95
3.2.4. Kết luận thực nghiệm 1 96
3.3. Thực nghiệm 2. Khảo sát giáo viên (KS_GV) 96
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 96
3.3.2. Kết quả thực nghiệm 99
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 100
3.3.4. Kết luận thực nghiệm 2 100
3.4 . Thực nghiệm 3. Giảng dạy 101
3.4.1. Tổ chức thực nghiệm 101
3.4.2. Kết luận thực nghiệm 3 101
3.5. Thực nghiệm 4. Đánh giá học sinh (ĐG_HS) 101
3.5.1. Tổ chức thực nghiệm 101
3.5.2. Kết quả thực nghiệm 103
3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 104
3.5.4. Kết luận thực nghiệm 4 105
3.6. Thực nghiệm 5. Đánh giá giáo viên (ĐG_HS) 105
3.6.1. Tổ chức thực nghiệm 105
3.6.2. Kết quả thực nghiệm 107
3.6.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 108
3.6.4. Kết luận thực nghiệm 5 108
Kết luận Chương 3 109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 110
1. Kết luận 110
2. Khuyến nghị 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112




Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: thế nào là bài toán thực tiễn, phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho hs tiểu học, phân tích thông điệp về giáo dục môn toán (giáo dục phẩm chất, năng lực, giá trị) thông qua bài toán thực tế, biện pháp phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn. tạp chí giáo dục, Theo anh (chị), trong quá trình dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên cần tập trung, thực hiện theo những khuyến nghị nào/yêu cầu sư phạm nào?, các công trình về phát triển năng lực cho học sinh, thiết kế và tổ chức dạy học bài toán thực tiễn, phiếu khảo sát ý kiến giáo viên về vấn đề dạy học phát triển năng lực cho HS, phân tích các năng lực toán học trong bài toán thpt, Vai trò của Trưởng phòng Giáo dục trong quản lí đánh giá kết quả học tập môn Toán học sinh THCS, vận dụng bài toán vào thực tiễn thông qua trò chơi toán, dạy học phat triển năng lực hs trong giảng dạy toán 6, Mục đích của việc phát triển năng lực ứng dụng toán học vào thực tiễn, Chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện phát triển môn toán chương trình giáo dục trong những năm tiếp theo., phát triển năng lực hs qua bài toán thưc tế trong môn toán 8, đề kiểm tra toán 6 có tiếp cận pisa, tải sách Đổi mới Phương pháp dạy học môn Toán ở trường THCS nhằm hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh pdf, Mối quan hệ giữa dạy học và phát triển năng lực người học, vận dụng hoạt động giảng dạy Môn Toán trong phát triển năng lực người học, Các năng lực đạt được của hs thông qua bài toán PISA
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình ngữ văn thpt nhằm phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trong dạy học đại số lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực cảm thụ văn học Luận văn Sư phạm 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học Đa thức trong chương trình THCS Luận văn Sư phạm 0
D Phát Triển Năng Lực Tư Duy Và Lập Luận Toán Học Cho Học Sinh Lớp 5 Qua Dạy Học Giải Bài Tập Hình Học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top