o0_miss_le_0o

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I :Những vấn đề chung về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN 5
1. Những vấn đề lí luận về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 5
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. 5
1.1.1.Khái niệm. 5
1.1.2. Đặc điểm đầu tư hạ tầng phát triển giao thông đường bộ. 6
1.2.Vai trò của đầu tư phát triền giao thông đường bộ. 8
1.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế. 8
1.2.2.Phát triển văn hoá-xã hội. 9
1.2.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 10
1.2.4.Bảo đảm an ninh quốc phòng. 10
1.2.5. Đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế. 11
1.3. Nguồn vốn NSNN đầu tư phát triển giao thông đường bộ. 11
1.3.1.Khái niệm về vốn ngân sách nhà nước. 11
1.3.2. Đặc điểm vốn ngân sách trong phát triển giao thông đường bộ. 13
1.3.3.Vai trò của vốn ngân sách trong phát triển giao thông đường bộ 14
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng hiệu quả vốn NSNN trong phát triển hạ tầng GTĐB. 15
1.4.1.Các nhân tố về kinh tế. 15
1.4.2. Đặc điểm tự nhiên của cả nước và từng vùng. 16
1. 4.3.Các nhân tố về chính trị,pháp luật. 16
1.4.4.Các chính sách của nhà nước và trình độ quản lý. 16
1.4.5.Thực trạng xuống cấp của giao thông vận tải đường bộ. 17
1.4.6.Các nhân tố khác. 18
2.Nội dung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN. 18
2.1.Nội dung. 18
2.1.1. Đầu tư vào hạ tầng GTĐB theo chu kì của dự án. 18
2.1.2. Đầu tư vào hạ tầng GTĐB theo lĩnh vực đầu tư. 20
2.1.3. Đầu tư vào hạ tầng GTĐB theo khu vực đầu tư. 21
2.1.4. Đầu tư vào hạ tầng GTĐB theo vùng lãnh thổ. 21
2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển. 22
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam bằng nguồn vốn NSNN. 25
1.Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển giao thông đường bộ.. 25
1.1.Vị trí của ngành giao thông đường bộ. 25
1.2.Thực trạng hệ thống giao thông đường bộ. 26
2.Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ. 30
2.1.Tình hình huy động vốn NSNN đầu tư phát triển giao thông đường bộ. 30
2.2. Tình hình sử dụng vốn NSNN cho phát triển giao thông đường bộ. 33
2.2.1.Cơ chế quản lý và sử dụng vốn NSNN cho giao thông đường bộ. 33
2.2.2. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ phân theo lĩnh vực đầu tư. 36
2.2.3. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo khu vực nông thôn và thành thị. 39
2.2.3.1. Đầu tư vào giao thông nông thôn. 39
2.2.3.2. Đầu tư vào giao thông đường bộ đô thị. 40
2.2.4. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo vùng lãnh thổ. 42
3.Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư phát triển giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN 45
3.1. Kết quả và hiệu quả đạt được. 45
3.2.Tồn tại và nguyên nhân. 50
3.2.1.Tồn tại. 50
3.2.2. Nguyên nhân 51
Chương III:Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam. 56
1.Chiến lược đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến 2020. 56
1.1 Quan điểm đầu tư phát triển giao thông đường bộ đến 2020. 56
1.2. Mục tiêu quy hoạch phát triển. 57
1.3.Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 59
1.4.Nhu cầu vốn cho đầu tư của NSNN phát triển giao thông đường bộ. 66
2. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN 68
2.1.Hoàn thiện công tác lập quy hoạch,kế hoạch phát triển giao thông đường bộ. 68
2.2.Các giải pháp về chính sách tạo vốn NSNN phát triển giao thông đường bộ. 69
2.3.Các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước. 71
2.4. Tăng cường công tác giám sát chất lượng, tiến độ xây dựng và thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các dự án đường bộ. 73
2.5.Các giải pháp làm tăng hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng. 75
2.6.Các giải pháp về bảo vệ môi trường. 76
2.7.Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. 77
2.8.Các giải pháp về đầu tư phát triển khoa học công nghệ. 78
2.9.Hoàn thiện cơ chế đầu thầu và tăng cường quản lý công tác đấu thầu. 79
2.10.Các giải pháp về tăng cường đầu tư giao thông đô thị và giao thông nông thôn. 80
KẾT LUẬN 82

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


NSNN: Ngân sách nhà nước.

CSHT: Cơ sở hạ tầng.

GTĐB: Giao thông đường bộ.

GTVT: Giao thông vận tải.

VĐT: Vốn đầu tư





























DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ chu kì dự án đầu tư.
Bảng 2.1: Mạng lưới giao thông đường bộ
Bảng 2.2: Phân loại chiều dài đường và mặt đường
Bảng 2.3: Hạ tầng giao thông nông thôn
Bảng 2.4: Vốn NSNN cho giao thông đường bộ.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư GTĐB 2003-2008
Bảng 2.6: Chi NSNN cho GTĐB 2003-2008
Bảng 2.7: Chi NSNN cho GTĐB trong nền kinh tế quốc dân
Bảng 2.8: Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng mới.
Bảng 2.9: Vốn đầu tư bảo trì và sửa chữa đường bộ 2003-2008
Bảng 2.10:Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn những năm gần đây.
Bảng 2.11: Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị
Bảng 2.12: Cơ cấu vốn phát triển hạ tầng đường bộ theo vùng lãnh thổ 2003-2008
Bảng 2.13: So sánh hiện trạng hạ tầng GTĐB 2000 và 2008
Biểu đồ so sánh hạ tầng GTĐB năm 2000 và 2008
Bảng 2..14: Hiện trạng cầu Việt Nam
Bảng 2.15: Khối lượng hành khách và hàng hoá được vận chuyển qua đường bộ giai đoạn 2003-2008.
Bảng 2.16: Chỉ số phát triển vận tải của ngành GTĐB.
Bảng 2.17: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2003-2008
Bảng 2.18: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng.
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu nâng cấp và xây dựng mới đường bộ đến năm 2020
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu vốn phát triển GTĐB đến 2020.

LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trong của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, nó có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp to lớn vào nhu cầu đi lại của nhân dân, nâng cao giao lưu với các vùng, xoá đi khoảng cách về địa lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từng ngành, xoá đói giảm nghèo, củng cố an ninh quốc phòng…Tuy nhiên hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ giao thông đường bộ của nước ta trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế làm cản trở nhiều tới mục tiêu phát triển chung của đất nước, làm giảm khả năng thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế đặc biệt là các nguốn vốn nước ngoài và giảm tốc độ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, cản trở tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới.
Để có thể phát huy được tối đa vai trò của mình thì yêu cầu đặt ra là trong thời gian tới là cần phát triển ngành giao thông đường bộ nói riêng và giao thông vận tải nói chung cần đi trước một bước, điều này đã được nhà nước rất quan tâm và tạo nhiều điều kiện để phát triển.Trong thời gian qua vốn ngân sách nhà nước dành cho phát triển giao thông đường bộ luôn chiếm tỷ trọng cao so với những ngành khác, nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng đã phát huy được những hiệu quả nhất định và vẫn luôn là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ tuy nhiên công tác sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục nhằm tránh lãng phí nguồn vốn ngân sách trong điều kiện nước ta còn là nước đang phát triển và còn rất nhiều mục tiêu cần thực hiện và ngân sách nhà nước cũng tương đối hạn hẹp.
Để giải quyết vấn đề trên, sau một thời gian được thực tập và nghiên cứu tại phòng đầu tư trung ương-Vụ đầu tư-Bộ tài chính và được sự tư vấn, hướng dẫn của các cô chú trong Vụ cùng với cô giáo Ths.Phan Thu Hiền em đã quyết định chọn đề tài: “Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008.Thực trạng và giải pháp”.
Kết cấu của đề tài như sau:
Chương I: Những vấn đề chung về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN
Chương II:Thực trạng đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam bằng nguồn vốn NSNN
Chương III:Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam.


Chương I :Những vấn đề chung về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN
1. Những vấn đề lí luận về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.
1.1.1.Khái niệm.
Đầu tư phát triển giao thông đường bộ(GTĐB) là 1 phần của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) vì vậy trước khi tìm hiểu hiểu về khái niệm của GTVT ĐB chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về CSHT.
CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cầu kinh tế của một xã hội, là tổ hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển thì quá trình sản xuất chỉ là sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nào đó thì cần có sự tham gia của CSHT thì mới tạo ra được sự phát triển tối ưu nhất bởi lẽ CSHT có vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng hay tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. CSHT chỉ thực sự phát triển sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào thế kỉ thứ 19.
CSHT được chia làm 3 nhóm chính: CSHT kỹ thuật, CSHT xã hội, CSHT môi trường :
+CSHT kỹ thuật bao gồm các công trình và phương tiện vật chất phục vụ cho sản suất và đời sống sinh hoạt của xã hội như các con đường, hệ thống điện, bưu chính viễn thông,…
+CSHT xã hội là các công trình và phương tiện để duy trì và phát triển các nguồn lực như các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở khám chữa bệnh, và các cơ sở đảm bảo đời sống và nâng cao tinh thần của nhân dân như hệ thống công viên, các công trình đảm bảo an ninh xã hội.
+CSHT môi trường bao gồm các công trình phục vụ cho bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước cũng như môi trường sống của con người như các công trình xử lý nước thải, rác thải…
*Khái niệm GTĐB: GTĐB là một bộ phận của CSHT kỹ thuật bao gồm toàn bộ hệ thống cầu đường phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân cũng như nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa những người dân trong cùng một vùng hay giữa vùng này với vùng khác hay giữa nước này với nước khác.
1.1.2. Đặc điểm đầu tư hạ tầng phát triển giao thông đường bộ.
GTĐB là các kết quả của các dự án đầu tư phát triển nên nó mang đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là :
-GTĐB là các công trình xây dựng nên nó có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài và thường thông qua các hoạt động kinh tế khác để có thể thu hồi vốn.Do đó vốn đầu tư chủ yếu để phát triển GTĐB ở Việt Nam là từ nguồn vốn NSNN.
-Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhiều công trình có thời gian kéo dài hàng chục năm.
- Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài: thời gian này được tính từ khi công trình đi vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình.
-Các thành quả của hoạt động đầu tư thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được xây dựng .
- Vì đầu tư phát triển GTĐB đòi hỏi cần có vốn đầu tư lớn cùng với thời kì đầu tư kéo dài nên nó thường có độ rủi ro cao trong đó có nguyên nhân chủ quan là do công tác quy hoạch ở nước ta còn nhiều hạn chế nên nhiều công trình xây dựng không phát huy được hiệu quả cần thiết.
Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động đầu tư phát triển thì đầu tư phát triển GTĐB cũng có những đặc điểm riêng của nó:
*Đầu tư phát triển GTĐB mang tính hệ thống và đồng bộ:
Tính hệ thống và đồng bộ là một đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển GTĐB.Tính hệ thống và đồng bộ được thế hiện ở chỗ mọi khâu trong quá trình đầu tư phát triển GTĐB đều liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động đầu tư: bất kì sai lầm nào từ khâu kế hoạch hoá hệ thống GTĐB đến khâu lập dự án hay thẩm định các dự án đường bộ…cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống đường bộ và gây ra những thiệt hại lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội.Tính hệ thống và đồng bộ không những chi phối đến các thiết kế,quy hoạch mà còn được thế hiện ở cả cách thức tổ chức quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ.Chính đặc điểm này đã đòi hỏi khi lập kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển GTĐB không được xem xét tới lợi ích riêng lẻ của từng dự án mà phải xét trong mối quan hệ tổng thể của toàn bộ hệ thống để đảm bảo được tính đồng bộ và hệ thống của toàn bộ mạng lước GTĐB tránh tình trạng có một vài dự án ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ hệ thống.
*Đầu tư phát triển GTĐB mang tính định hướng:
Đây là đặc điểm xuất phát từ chức năng và vai trò của hệ thống GTĐB.Chức năng chủ yếu của GTĐB là thoả mãn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân cũng như của các doanh nghiệp, GTVT đường bộ được coi là huyết mạch của nền kinh tế đảm bảo giao thương giữa các vùng miền và mở đường cho các hoạt động kinh doanh phát triển hơn nữa hoạt động đầu tư phát triển GTĐB cũng cần có một lượng vốn lớn cũng như cần thực hiện trong khoảng thời gian dài do đó để đảm bảo đầu tư được hiệu quả và loại trừ được các rủi ro thì cần có những định hướng lâu dài.GTĐB cần mang tính định hướng vì nó là ngành đi tiên phong thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
*Đầu tư phát triển GTĐB mang tính chất vùng và địa phương:
Việc xây dựng và phát triển GTĐB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm địa hình, phong tục tập quán của từng vùng từng địa phương, trình độ phát triển kinh tế của mỗi nơi và quan trọng nhất là chính sách phát triển của nhà nước…Do đó đầu tư phát triển GTĐB mang tính vùng và địa phương nhằm đảm
có những phương án dự thầu hợp lý tránh tình trạng đưa ra những phương án thiếu khả thi khó thực hiện.
2.10.Các giải pháp về tăng cường đầu tư giao thông đô thị và giao thông nông thôn.
Trước hết là các giải pháp về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị, đây được coi là đề tài rất quan trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua,vốn đầu tư từ NSNN được sử dụng để nâng cao hạ tầng giao thông đường bộ ở các thành phố này trong thời gian qua là tương đối lớn nhưng trên thực tế nó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ở những nơi này, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như tiềm năng phát triển của các thành phố này.Do đó cần có những biện pháp sau để nâng cao khả năng phục vụ của hệ thống hạ tầng GTĐB:
-Hạn chế các phương tiện vận tải cá nhân như xe máy và ô tô ở các thành phố lớn, đây được coi là một biện pháp hữu hiệu. Để có thể hạn chế được các phương tiện tham gia giao thông có thể tiến hành các biện pháp như tăng mức phí đăng ký mới phương tiện, thắt chặt các điều kiện cấp đăng ký xe máy, ô tô các nhân như bắt buộc phải có đủ điều kiện sức khoẻ, phải có bằng lái mới được đăng ký sử dụng xe; tăng phí nhập khẩu ô tô, xe máy không phục vụ cho công tác xã hội; mở rộng các tuyến đường cấm xe máy và ô tô cá nhân. Áp dụng giải pháp này không chỉ tăng được nguồn vốn NSNN mà nó cũng kìm hãm được sự xuống cấp của hệ thống GTĐB ở các thành phố lớn.
-Xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển mạng lưới giao thông đường bộ nói riêng và của toàn thành phố nói chung tránh tình trạng chồng chéo trong thời gian qua như khi xây dựng đường xong mới xây dựng đường nước…do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
-Tăng cường quản lý trật tự an toàn giao thông,xử phạt nghiêm khắc với các hành phi vi phạm an toàn giao thông, đây là một trong những nguồn thu đáng kể để tái đầu tư hơn nữa có thể nâng cao được ý thức của các thành viên tham gia giao thông trong việc bảo vệ mạng lưới giao thông đường bộ.
Giao thông nông thôn cũng là một trong những khu vực đầu tư rất quan trọng nhằm đảm bảo cho đất nước phát triển cân bằng, để nâng cao công tác đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông nông thôn có thể tiến hành các giải pháp như:
-Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích người dân cùng với nhà nước tham gia đầu tư, điều này không chỉ tranh thủ được các nguồn lực trong dân mà còn nâng cao được trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và nâng cao hạ tầng giao thông hơn nữa có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng công trình giúp nhà nước có điều kiện đầu tư vào các vùng khác.





















KẾT LUẬN
Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là huyết mạch của nền kinh tế và của đất nước do vậy trong quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào giao thông đường bộ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt và ở Việt Nam cũng vậy hàng năm vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng và hạ tầng giao thông vận tải nói chung luôn có được sự quan tâm đặc biệt và thường được quan tâm trước một bước cũng như tỷ trọng vốn từ NSNN luôn giữ ở mức cao. Đó là điều kiện cần thiết tạo động lực cho sự tăng trưởng nhanh của hạ tầng giao thông đường bộ cũng như tạo ra bàn đạp lớn cho sự phát triển chung của đất nước.
Trong thời gian tới khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và chúng ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì vấn đề đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đưòng bộ càng mang ý nghĩa chiến lược và lâu dài.Trong giai đoạn tới nguồn vốn NSNN vẫn sẽ là nguồn vốn chủ đạo và nó sẽ tập trung vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ theo tiêu chuẩn thế giới và ngày càng hiện đại để có thể đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế trong những năm tới.Cùng với những nghiên cứu các số liệu trong thời gian qua về tình hình sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ, em hi vọng những giải pháp của em sẽ có thể có ích phần nào trong việc giải quyết những tồn tại, khó khăn trong thời gian qua.
Em xin chân thành Thank cô giáo Ths.Phan Thu Hiền cùng với các cô chú trong Vụ đầu tư-Bộ tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế đầu tư
2.Giáo trình lập dự án
3.Chiến lược phát triển giao thông đường bộ
4.Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
5.Trang web:
6.Trang web:
7.Trang web:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top