nga_n81

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 3
I. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. 3
1. Khái niệm. 3
2. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển kinh tế. 5
II.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển ngành
du lịch. 6
1. Tác động tích cực 6
2. Tác động tiêu cực 7
III. Sự cần thiết tăng cường phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình 8
1. Vị trí của du lịch Ninh Bình trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm – du lịch Hà Nội và vùng phụ cận và vùng du lịch
Bắc Bộ. 8
2. Vai trò của du lịch Ninh Bình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH 11
I. Tiềm năng kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình. 11
1. Điều kiện tự nhiên. 11
1.1. Vị trí địa lý. 11
1.2. Địa hình 11
1.3. Khí hậu 11
1.4. Thuỷ văn: 12
1.5. Sinh vật: 12
1.6. Đất đai: 12
1.7. Tài nguyên khoáng sản: 12
2. Điều kiện dân cư, kinh tế – xã hội. 12
2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc. 12
2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội. 13
3. Tài nguyên du lịch Ninh Bình. 16
3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 16
3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 21
3.3. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch Ninh Bình. 24
4. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 25
4.1. Hệ thống giao thông. 25
4.2. Hệ thống cáp điện. 25
4.3. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. 25
4.4. Hệ thống bưu chính viễn thông. 26
4.5. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng. 26
5. Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch. 27
5.1. Những lợi thế. 27
5.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 28
II. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình. 28
1. Khách du lịch đến với Ninh Bình 28
2. Doanh thu và giá trị gia tăng (GDP) du lịch 31
2.1. Doanh thu du lịch 31
2.2. Giá trị gia tăng ngành du lịch 32
3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. 33
3.1. Cơ sở lưu trú du lịch 33
3.2. Hệ thống các cơ sở ăn uống phục vụ du lịch 34
3.3. Khu vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ trợ 34
4. Lao động du lịch 35
5. Về đầu tư phát triển du lịch 36
5.1. Đầu tư trong lịch vực hạ tầng du lịch 36
5.2. Đầu tư của các doanh nghiệp vào du lịch 36
6. Xúc tiến quảng bá du lịch. 37
III. Các thách thức phát triển du lịch của Ninh Bình trong
thời gian tới 39
1. Điểm mạnh. 39
2. Điểm yếu 40
3. Cơ hội 44
4. Thách thức 46
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 49
I. Quan điểm phát triển du lịch 49
1. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, gúp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 49
2. Phát triển du lịch gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. 50
3. Phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan. 50
4. Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực,. 50
5. Phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ 51
II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trong kỳ hội nhập 51
1. Về thực hiện quy hoạch 51
2. Giải pháp về cơ chế đầu tư 52
3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 54
4. Giải pháp về thị trường, xúc tiến phát triển du lịch 54
5. Giải pháp về cơ chế chính sách 57
6. Giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. 58
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bảo cung cấp nước sinh hoạt cho vùng đô thị (thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn huyện lỵ). Hiện tại, nhà máy nước ở thị xã Ninh Bình đã được đầu tư nâng công suất lên 20.000 m3/ngày đêm, thị xã Tam Điệp có nhà máy nước công suất 12.000 m3/ngày đêm. Các thị trấn như Thiên Tôn, Yên Thịnh, Yên Ninh, Nho Quan, Me, Phát Diệm đều có trạm mước máy công suất 2.000 - 2.200 m3/ngày đêm.
* Hiện trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.
Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của Tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung (cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các loại cống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan. Các loại nước thải hầu như chưa được xử lý đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông suối.
Nước thải công nghiệp: hầu hết nước thải từ các nhà máy công nghiệp chưa được xử lý đến độ trước khi xả ra hệ thống thoát chung và sông, suối..., điển hình là nước thải từ các nhà máy xi măng, nhà máy phân lân vì vậy đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước.
Nước thải bệnh viện: hiện tại loại nước thải này được xử lý riêng đơn giản và xả vào hệ thống thoát nước chung. Phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải bệnh viện đều lớn hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
4.4. Hệ thống bưu chính viễn thông.
Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các vùng trong tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện của 7 huyện thị xã, hệ thống thông tin viễn thông vi ba, cáp quang Bắc - Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế.
4.5. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Các cơ sở dịch vụ về tài chính, ngân hàng của Ninh Bình bao gồm hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, hệ thống kho bạc từ tỉnh đến các huyện, thị xã, công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng nhân dân... Hệ thống các cơ sở dịch vụ này hiện tại thường xuyên được cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn và phong cách phục vụ, tăng cường trang bị kĩ thuật hiện đại, thực hiện vi tính hoá trong quản lý và thanh toán... đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất-kinh doanh, đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hoá-dịch vụ; phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành; góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.
5. Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch.
5.1. Những lợi thế.
Ninh Bình với vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, lại nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho Tỉnh có một dạng địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tín ngưỡng tâm linh… Các di tích danh thắng như VQG Cúc Phương, khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc-Bích Động, khu suối khoáng Kênh Gà-Vân Trình, khu BTTN đất ngập nước Vân Long, hệ thống các hang động karst như động Tiên, động bà chúa Mát, cảnh quan các vùng hồ thủy lợi… đều có sức hấp dẫn đối với du khách.
Với lịch sử hình thành lâu đời, là nơi sinh sống của một số dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao…, lại có truyền thống đấu tranh anh dũng, cần cù lao động, chất phác, thật thà đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng riêng có của Ninh Bình. Các lễ hội như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ…, các làng nghề truyền thống như làng thêu ren Ninh Hải, làng nghề chiếu cói Kim Sơn, làng chạm khắc đá Ninh Vân… góp phần tạo nên một hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phát triển du lịch.
Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ chạy qua thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc-Nam, có đường Hồ Chí Minh chạy qua…, nếu biết liên kết với các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây) và các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và Trung Bộ thì sẽ tạo được những tuyến du lịch hết sức hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách du lịch nội địa lẫn quốc tế.
5.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Các tài nguyên du lịch của Ninh Bình phần lớn vẫn ở dạng tiềm năng, một số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới dạng quy hoạch mà chưa triển khai thành các dự án đầu tư cụ thể, hay đã lập dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn chậm… nên chưa thể biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch.
Một số tai biến tự nhiên bất lợi như lũ quét, bão lụt, úng ngập… cùng những tác động tiêu cực của con người như phá rừng, khai thác vật liệu xây dựng bừa bãi… cũng gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên du lịch, một số vùng cảnh quan đã bị ô nhiễm và xuống cấp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (cấp thoát nước, cấp điện, bưu chính viễn thông…) tuy thời gian gần đây đã được chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số khu vực vẫn chưa được cấp nước sạch sinh hoạt, một số khu vực chưa có sóng di động… Hệ thống dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng… chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh còn thiếu, lao động nhàn rỗi thiếu việc làm còn nhiều.
II. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình.
1. Khách du lịch đến với Ninh Bình
Trong những năm gần đây được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc ngành du lịch Ninh Bình chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền quảng bá, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các dự án phát triển du lịch quy mô lớn... nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng cả về khách du lịch quốc tế lẫn du lịch nội địa.
Tăng trưởng du lịch của tỉnh tăng trên 12% trong giai đoạn 2001-2007, tạo ra cơ hội mới để phát triển kinh tế - xã hội. So với nhiều ngành, năng suất lao động du lịch tương đối cao (thu nhập người lao động tăng từ 400 ngàn đồng năm 2000 lên gần 1 triệu đồng/người/tháng vào năm 2007) nhưng vẫn thấp so mặt bằng chung. 7 năm qua lượng khách du lịch tăng lên liên tục (khoảng 18,9%/năm). Khách quốc tế chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 38,4% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2007 đạt 26,77%/năm. Khách nội địa chiếm khoảng 61,6% với tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2007 là 15,55%/năm.
Bảng 3.2: Lượng khách du lịch đến thời kỳ 2000 - 2007
Năm
Tổng số khách DL
Khách quốc tế
Khách nội địa
Số lượt khách
Tăng so năm trước %
Số lượt khách
Tăng so năm trước %
Số lượt khách
Tăng so năm trước %
2000
451.000
11,2
111.000
15,1
340.000
9,9
2001
510.700...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang M Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top