quoc_bao444

New Member

Download miễn phí Một số vấn đề địa chất y học với sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam





Fluor có ý nghĩa sinh học to lớn, đặc biệt đối với động vật và con người.
Những bệnh địa phương liên quan đến F trong môi trường khá phổ biến trên
thế giới cũng như ở nước ta. Bệnh này phát sinh do sự dư thừa hay thiếu hụt
trong môi trường nước tự nhiên -nguồn cung cấp F chủ yếu cho nhu cầu
sinh học của con người và động vật. Được biết giới hạn sinh địa hóa nhu cầu
sinh học của F đối với con người rất hẹp, chỉ từ 0,5 (0,7) đến 1,5 mg/l; khi
nước uống dư thừa hay thiếu F đều gây ra những tác động xấu đối với sức
khỏe con người.
Chu trình của F trong cơ thể con người còn chưa được nghiên cứu đầy đủ,
có thể tác động sinh học của nó còn liên quan với một số nguyên tố hóa học
khác như Ca, Mg, P, Fe, Zn và Al. Ngoài vai trò quan trọng đối với sự hình
thành các mô xương, F còn tham gia vào một số quá trình sinh học khác mà
đến nay còn chưa rõ. F có thể còn ức chế hoạt hóa chức năng một số enzym,
làm tăng khả năng hoạt động của andenylcyclas và nhiễm hocmon khác. F
kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu khôi phục vị trí gãy xương



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oài, hay thậm chí cả một quần thể sinh vật.
Như ta đã biết, trong mỗi cấu trúc địa chất, tồn tại đồng thời những nhóm
thạch học khác nhau, mỗi nhóm lại có những đặc điểm hóa lý khác nhau, một
số trong chúng tạo thành các mỏ và khoáng hóa và đó chính là nguồn gốc mà
trong mỗi cấu trúc địa chất đều ẩn chứa các yếu tố thuận lợi và không thuận
lợi về mặt địa chất y học. Có thể nói, nhiều yếu tố của môi trường địa chất có
thể tác động đến sức khỏe con người, nhưng trong đó, yếu tố địa hóa và địa
vật lý có ý nghĩa lớn hơn cả.
Con người gắn bó với môi trường sống trong chuỗi dinh dưỡng sinh địa
hóa (Hình 1). Khi môi trường sống thiếu hụt hay dư thừa các nguyên tố hóa
học hay có các nguyên tố cản, thì ở đó xuất hiện những bệnh địa phương
trong cộng đồng dân cư.
Hình 1. Chuỗi dinh dưỡng sinh địa hóa
các nguyên tố hóa học [theo V.V.
Kovalskij, 1973].
Các bệnh địa phương do sự dư thừa hay thiếu hụt các nguyên tố dinh
dưỡng trong môi trường được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu
trước đây [A.P. Vinogradov, 1962; V.V. Kovalskii, 1970, 1973] và được đặc
biệt chú ý trong những năm gần đây.
Nhận thức được ý nghĩa to lớn của lĩnh vực khoa học này trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, một số điều tra nghiên cứu về địa chất môi trường
đã được triển khai ở nước ta. Đầu những năm 90, ngành Địa chất đã tiến
hành điều tra hiện trạng nước dưới đất một số vùng tại đồng bằng Bắc Bộ và
phụ cận. Hướng nghiên cứu này cũng được triển khai ở một số vùng thuộc
đồng bằng Nam Bộ và một vài nơi khác.
Cũng trong thời gian này, các công trình nghiên cứu địa hóa một số
nguyên tố trong các thành tạo địa chất, trong quặng và mạch khoáng hóa ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã được triển khai, như đề tài nghiên cứu về
sự liên quan giữa sự thiếu hụt iod với bệnh bướu cổ và đần độn, sự ô nhiễm
arsen vùng thượng lưu Sông Mã; sự dư thừa fluor với các bệnh về răng,
xương ở một số địa phương thuộc Nam Trung Bộ. Tiếp sau là những điều tra
về địa chất môi trường một số vùng khai thác mỏ, khu công nghiệp và đô thị,
v.v. cũng được chú ý nghiên cứu. Một số nhà khoa học còn tìm hiểu khả năng
sử dụng nguyên liệu khoáng trong chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Những
nghiên cứu này chưa sâu rộng, nhưng đã nhắc nhở và khẳng định ý nghĩa to
lớn của mối quan hệ giữa môi trường địa chất với con người.
II. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊA CHẤT Y HỌC Ở VIỆT NAM
Một trong các nghiên cứu cơ bản của nghiên cứu địa chất y học là đánh
giá đặc điểm môi trường địa chất trong mối tương tác với sức khỏe cộng
đồng. Những tài liệu về môi trường địa chất, y tế cộng đồng, nông nghiệp và
vệ sinh môi trường cho thấy, khó tìm thấy nơi nào trên Trái đất có đầy đủ các
điều kiện sống lý tưởng cho mọi sinh vật, kể cả con người. Môi trường địa
chất nhiều khu vực, từ núi cao đến trung du, đồng bằng châu thổ và hải đảo,
đây đó đều tiềm ẩn những yếu tố địa chất bất lợi cho sức khỏe con người.
Trong các cấu trúc địa chất tồn tại hàng trăm mỏ và quặng hóa, trong đó có
một số mỏ đang khai thác. Tất cả chúng đã tạo ra hàng trăm dị thường địa
hóa các nguyên tố tạo quặng khác nhau. Cùng với đó là hàng trăm khu công
nghiệp, khu đô thị và dân cư, những vùng nông nghiệp sản xuất tập trung,
vùng tồn lưu chất độc dioxin, v.v.. Tất cả chúng tạo nên một bức tranh đa
dạng về môi trường sống và có mối tương tác qua lại lẫn nhau giữa môi
trường địa chất và sức khỏe cộng đồng. Kết quả các điều tra dịch tễ học và
vệ sinh môi trường cho thấy, một số khu vực có bệnh địa phương tồn tại và
phát triển trong cộng đồng dân cư.
1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường bởi các nguyên tố độc hại
Trong công tác điều tra lập bản đồ địa chất và tìm kiếm, thăm dò khoáng
sản ở các khu vực đã xác lập được hàng trăm, hàng ngàn các dị thường địa
hóa, địa vật lý nguồn gốc nguyên sinh và thứ sinh các nguyên tố quặng và đi
kèm như Cr, Ni, Cu, Pb, Zn, Mn, As, Sb, Cd, Hg, U, Th, TR v.v. trong đá, đất,
nước và thực vật ở nhiều vùng trong cả nước, trong đó rất nhiều các dị
thường nằm trong mức giới hạn sinh địa hóa có khả năng gây độc hại cho
con người cũng như cây trồng và vật nuôi.
Chẳng hạn như ở vùng Chợ Đồn, Bắc Cạn, nơi tập trung nhiều mỏ khoáng
và các khoáng hóa Pb-Zn và một số nguyên tố khác, có một số nơi đã triển
khai các hoạt động khai thác và chế biến quặng Pb-Zn. Kết quả điều tra địa
hóa một số nơi cho thấy, ở Lũng Váng, Lương Bằng, Keo Lếch, Nà Quan có
nhiều diện tích có mức hàm lượng Pb trong đất tới 100 ppm, hàm lượng Zn
khoảng 300 ppm; hàm lượng Pb-Zn như vậy vượt mức tiêu chuẩn cho phép
rất nhiều. Cùng với Pb và Zn, một số nguyên tố đi kèm khác như Cu, Sb, Mn,
As, Cd, Sn, Hg, v.v. cũng có mức khá cao, vượt ngưỡng chỉ tiêu cho phép
nhiều lần, gây hậu quả cho môi trường sống khu vực. Kết quả điều tra ở một
số vùng cho thấy, cùng với các dị thường của mỏ quặng, việc khai thác và
chế biến khoáng sản đã làm tăng mức độ ô nhiễm đất, hệ thống nước trên
mặt và nước dưới đất. Công tác khảo sát dịch tễ học trong cộng đồng dân cư
vùng Bản Thi cho thấy, một số bệnh phổ biến trong cộng đồng dân cư ở đây
là hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực, các bệnh về huyết áp,
khớp và ngoài da, v.v. là hậu quả của sự ô nhiễm nặng nề môi trường sống
vùng mỏ ở đây.
2. Ô nhiễm arsen
Arsen (As) ở nước ta ít tập trung thành mỏ lớn, nhưng nó lại đi kèm với
các loại quặng hóa. Các dị thường As thường gặp nhiều nơi trong các kiểu
quặng nhiệt dịch. As là một nguyên tố có đặc tính phân tán rộng trong môi
trường. Về mặt sinh học, nó cũng rất đặc biệt: là nguyên tố cần thiết cho sinh
vật với hàm lượng rất nhỏ, nhưng ở mức hàm lượng cao, nó lại là chất độc
cực mạnh đối với con người và sinh vật.
Hàm lượng arsen trong một số thành tạo địa chất tương đối cao như: trong
các đá magma không bị biến đổi nhiệt dịch có mức hàm lượng <13,1 pPhần mềm
[Nguyễn Kinh Quốc, 1985, 2002]; trong quặng vàng kiểu thạch anh - vàng
sulfur trong các đá phun trào bazan thuộc hệ tầng Viên Nam (P3 vn) ở vùng
Đồi Bù, Hòa Bình dao động khoảng 50-204 pPhần mềm [Đặng Mai, 2000]; trong đất
vùng mỏ chì-kẽm Chợ Đồn (Bắc Cạn) đạt 97,8 ppm, còn trong quặng Pb-Zn
tới 8206-61.824 pPhần mềm [Đỗ Văn Ái và nnk, 2000].
Một số công trình nghiên cứu về tác động của As tới sức khỏe cộng đồng
được tiến hành ở vùng mỏ nhiệt dịch có hàm lượng As cao ở Bản Phúng
thuộc thượng lưu sông Mã cho thấy, hàm lượng As trong các đá mafic, siêu
mafic, granit, đá phiến và quarzit thuộc các thành tạo biến đổi nhiệt dịch
listvenit có mức 34-176 ppm, có mẫu đạt tới 700 ppm; còn trong đất và vỏ
phong hóa của các thành tạo As chỉ dao động trong khoảng 51-76 ppm, tối đa
là 300 ppm.
Các kết quả nghiên cứu môi trường địa hóa kết hợp với điều ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top