gonnabcold

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng, khả năng
nguồn vốn còn hạn hẹp, nhu cầu công ăn việc làm là rất cấp bách. Nỗ lực đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng
về nông - lâm - ngư nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hình thành các vùng tập
trung chuyên canh, đưa công nghệ sinh học và các phương pháp tiên tiến vào nông
nghiệp, đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả thành thị và nông
thôn, tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ…góp phần
tăng trưởng phát triển kinh tế nói chung và nông thôn nói riêng đang là vấn đề bức xúc.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cần
có vốn. ở nước ta theo các đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, vốn đóng góp khoảng
60-70% mức tăng trưởng, còn lại 30-40% là các yếu tố khác. Vì vậy vốn là yếu tố quan
trọng trong chiến lược phát triển, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu
vực nông nghiệp, nông thôn.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên
75% dân số và hơn 70% lao động xã hội tập trung ở địa bàn nông thôn. Để phục vụ mục
tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách tín dụng Ngân hàng đã được đổi mới
đồng bộ và hữu hiệu. Một trong những chủ trương chính sách đổi mới quan trọng về tín
dụng ở khu vực nông thôn là: “Chủ trương thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân”.
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân nói chung và quỹ tín dụng cơ sở nói riêng đã khai
thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng trực tiếp, kịp thời cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời
sống nhân dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn.
Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy tình trạng khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn
thiếu vốn sản xuất kinh doanh; nạn cho vay nặng lãi, đáp ứng nhu cầu vốn chưa kịp thời.
Việc huy động vốn và cho vay tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân vừa trực tiếp góp
phần khắc phục tình hình thực tế trên, vừa góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên điạ bàn tỉnh Thanh Hoá càng trở nên quan trọng, bức
xúc.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Huy động vốn và cho vay tín
dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm luận văn tốt
nghiệp cao học thực sự có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) với tư cách một loại hình tổ chức tín dụng hợp
tác xã kiểu mới, đến nay, xét về mặt pháp lý đã được hơn 10 năm. QTDND đã được cơ
quan hữu quan và nhiều người dân quan tâm dưới góc độ khác nhau.
* Về mặt cơ sở pháp lý ra đời, tổ chức và hoạt động của QTDND:
- Pháp lệnh số 38-HĐBT ngày 23/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ): Về tổ chức ngân hàng, HTX, công ty tài chính.
- Nghị định số 178 ngày 29/12/1999 của Chính phủ: Về đảm bảo tiền vay của tổ
chức tín dụng.
- Quyết định số 67-CP ngày 30/3/1999 của Chính phủ: về chính sách cho vay phục
vụ phát triển đất nông nghiệp, nông thôn.
- Chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ chính trị: Về củng cố, hoàn thiện và
phát triển QTDND.
- Quyết định số 135/2000-QĐ/TTg ngày 21/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ:
Về phê duyệt đề án củng cố, hoàn thiện và phát triển QTDND.
* Một số nghiên cứu của các tác giả:
- Nguyễn Khải (2000), Một số đánh giá về hoạt động của QTDND cơ sở, Tạp chí
Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 9.
- Nguyễn Nghĩa (1998), Lý thuyết và thực tiễn vận hành hệ thống QTDND Việt
Nam, Tạp chí Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 8.
- Nguyễn Ngọc Oánh (1999), Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện mô hình QTDND
theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và luật Hợp tác xã, Tạp chí Ngân hàng, số
10.
- Lê Phi Phu (1998), Bàn về cấu trúc và chức năng, nhiệm vụ của liên minh
QTDND Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 7.
- Phạm Quang Vinh (2002), Mô hình hợp tác xã tín dụng kiểu mới và tính liên kết
hệ thống, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 290.
- Lê Xuân Đào (2007), Hoàn thiện quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Những quy định pháp lý và nghiên cứu trên đây đề cập một số nội dung về mô
hình tổ chức và vận hành QTDND, chưa đề cập nhiều về huy động vốn và cho vay tín
dụng QTDND cơ sở. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chưa có công trình nghiên cứu nào về
đề tài được tác giả lựa chọn trên đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài làm rõ huy động vốn và cho vay tín dụng
tại các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
* Đề tài có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ nội dung cơ bản về huy động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở,
ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội, chủ yếu khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Phân tích thực trạng huy động vốn và cho vay tín dụng của QTDND cơ sở đối
với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn và cho vay tín dụng tại các
QTDND cơ sở một cách hiệu quả góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và những giải pháp về huy
động vốn và cho vay tín dụng tại các QTDND cơ sở đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh, chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hoá
+ Về thời gian: Khảo sát, đánh giá thực tế huy động vốn và cho vay tín dụng tại
QTDND cơ sở trên địa bàn từ năm 1995 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu về hoạt
động của 40 QTDND cơ sở trên địa bàn; sự chỉ đạo quản lý của Ngân hàng Nhà nước và
các cơ quan hữu quan.
- Thực hiện theo phương pháp thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp so
sánh, phân tích và các phương pháp khác theo phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử.
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
* Về lý luận: Đề tài khái quát, hệ thống hoá nhứng căn cứ lý luận, thực tiễn về huy
động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
* Về Thực tiễn: Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp tăng cường huy động vốn và
cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá.
* Là một tài liệu tham khảo bổ ích đối với cơ quan hữu quan và những người quan
tâm đối với hoạt động của QTDND cơ sở.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành
3 chương, 7 tiết.
Chương 1
Những nội dung chủ yếu về huy động vốn và cho vay tín dụng tại Quỹ tín dụng
nhân dân cơ sở
trên địa bàn tỉnh
1.1. Khái quát và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh
1.1.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
* Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
QTDND cơ sở là tổ chức tín dụng hợp tác, do các thành viên trong địa bàn tình
nguyện thành lập và hoạt động.ở Việt Nam, theo quy định của nghị định 48/2001/NĐ -
CP ngày 13/08/2001 của Chính phủ, QTDND có mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các
thành viên.
Nội dung của nghị định 48/2001/NĐ-CP nêu rõ: “QTDND là loại hình tổ chức tín
dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát
huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND cơ
sở là phải đảm bảo bủ đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển” [9].
* Bản chất của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
QTDND cơ sở là một tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động trong lĩnh vực tín dụng
ngân hàng, với mục tiêu là tương trợ giữa các thành viên. QTDND cơ sở là một hình thức tổ
chức kinh tế, một bộ phận của thành phần kinh tế Tập thể trong nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần kinh tế. Nó được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động. Nói cách khác, đó là một tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh
vực tín dụng.
* Đặc điểm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
- QTDND cơ sở được xây dựng tại địa bàn xã, phường, liên xã, liên phường, cụm
kinh tế có đủ điều kiện, là một tổ chức không chỉ về kinh tế mà còn là tổ chức xã hội gồm
những người trên cùng địa bàn, có cùng tập quán, quan hệ làng xóm gần gũi, huyết tộc,
dòng họ, tự trọng cao. Mỗi quỹ là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng và thành viên.
- QTDND cơ sở là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động với mục tiêu hỗ
trợ thành viên về các dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Điều đó được hiểu rằng, QTDND cơ
sở không phải là tổ chức hoạt động vì mục đích tương thân, tương ái mà chỉ là phương
tiện của các thành viên để hỗ trợ họ trong các lĩnh vực như huy động, cho vay và cung
ứng các dịch vụ ngân hàng khác. Đây là mục tiêu chủ yếu của QTDND cơ sở và là điểm
khác biệt nhất giữa QTDND cơ sở dưới tư cách pháp nhân hợp tác xã với các tổ chức tín
dụng khác. QTDND cơ sở không theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận như các tổ chức
tín dụng khác mà mục tiêu của họ là tối đa hoá lợi ích thành viên. Mặt khác chủ sở hữu, cổ
đông hay thành viên của các tổ chức tín dụng hay các ngân hàng khác thành lập doanh
nghiệp trước tiên là để tìm cách thu về lợi nhuận tối đa cho họ thì QTDND cơ sở được các
thành viên xây dựng để trước tiên cung cấp dịch vụ tín dụng, ngân hàng chứ không phải
trước tiên là tìm cách thu nhiều cổ tức, mặc dù họ cũng là chủ sở hữu. Điều này thể hiện ở
việc thoả mãn đồng thời nhưng trước hết là các nhu cầu của thành viên với tư cách là khách
hàng, người sử dụng các dịch vụ của QTDND cơ sở và sau đó mới đến nhu cầu của thành
viên với tư cách là chủ sở hữu, người góp vốn xây dựng QTDND cơ sở.
- QTDND cơ sở, để thực hiện được mục tiêu trên, phải tạo ra được các dịch vụ tín
dụng, ngân hàng, đáp ứng được các dịch vụ này cho các thành viên và đảm bảo được hoạt
động lâu dài. Muốn thực hiện được điều đó, QTDND cơ sở cần định hướng thực hiện
đồng thời ba mục tiêu: hoạt động phải luôn đảm bảo khả năng chi trả, an toàn và phải
sinh lời. Các mục tiêu này gắn kết chặt chẽ, có quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ, thúc
đẩy lẫn nhau.
Cho rằng QTDND cơ sở hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận là chưa thoả đáng
mà là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận không phải là tất cả,
không phải là mục tiêu cuối cùng của QTDND cơ sở nhưng nó lại là phương tiện để
QTDND cơ sở đạt được mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ thành viên, vì thế QTDND cơ sở
phải kinh doanh, phải tự hạch toán để đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
- Quản lý và điều hành hoạt động của QTDND cơ sở phải tuân theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, các thành viên
được tham gia quản lý, dân chủ bàn bạc, đóng góp ý kiến để xác định mục tiêu, phương
hướng hoạt động, chiến lược phát triển và các quyết định cụ thể phù hợp với thực tế của
đơn vị mình.
Hơn nữa phần lớn thành viên của QTDND cơ sở vừa là người gửi tiền, lại vừa là
người đi vay tiền nên việc quyết định về chênh lệch lãi suất cũng phải rất hợp lý, đảm bảo
hài hoà lợi ích của thành viên, bù đắp được chi phí và có tích luỹ. Vì vậy các chi phí dịch vụ
của QTDND cơ sở tiết kiệm hơn, ít rủi ro hơn.
- Cán bộ của QTDND cơ sở là những người ở tại địa phương hoạt động tại chỗ, đã
quen với phong tục tập quán, hiểu rõ về khách hàng, thành viên nắm bắt nhanh được chủ
trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương đó nên thuận lợi hơn nhiều so với
các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
Tại thời điểm này, do biến động thị trường tiền tệ, tỷ lệ lạm phát tăng cao nên
nhiều khách hàng gửi tiền tiết kiệm chưa yên tâm, đã sử dụng vốn đó vào mục đích khác
như mua vàng, bất động sản, mua ngoại tệ … vì vậy QTDND cơ sở cần đưa ra một sản
phẩm mới như: huy động tiền gửi tiết kiệm VND với lãi suất được điều chỉnh theo từng
thời điểm khi có quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện
lãi suất cơ bản mới. Tức là lãi suất tiền gửi của khách hàng sẽ được điều chỉnh tăng (hoặc
giảm) khi thực hiện trần lãi suất cơ bản mới và mặt bằng lãi suất huy động tại thời điểm
điều chỉnh. Thực hiện hình thức huy động này, QTDND cơ sở cần linh hoạt trong
việc ký hợp đồng tín dụng cho vay với lãi suất cũng phải thực hiện theo hình thức thả nổi
tức là cũng được điều chỉnh theo từng thời điểm (vì nguồn vốn huy động chủ yếu là để
cho vay) nhằm đảm bảo kế hoạch tài chính.
3.2.5.2. Phát triển sản phẩm mới về cho vay tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân
cơ sở
Hiện nay đa số các QTDND cơ sở trên địa bàn đang áp dụng các sản phẩm cho
vay tín dụng rất đơn điệu, chủ yếu mới thực hiện cho vay từng lần ngắn hạn đối với thành
viên. Trong khi đó theo quy định thì QTDND cơ sở được cho vay với nhiều hình thức rất
đa dạng như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hình thức trả góp, cho vay cầm
cố thế chấp, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay…
Qua khảo sát thực tế thì khu vực nông nghiệp, nông thôn, thành viên có nhu cầu
vay vốn với nhiều hình thức đa dang hơn vì trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát
triển, sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển nên việc cung ứng và sử dụng vốn cần
linh hoạt và đa dạng. Trước hết QTDND cơ sở cần mở thêm một số hình thức cho vay tín
dụng đối với thành viên:
- Một là, cho vay theo hạn mức tín dụng: cách này áp dụng với thành viên
có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định, theo đó QTDND cơ sở và thành
viên xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc
theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của
hạn mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay, thành viên và QTDND cơ sở nơi cho vay lập giấy
nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín
dụng.
- Hai là, cho vay trả góp: khi vay vốn, QTDND cơ sở và thành viên xác định và
thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ
hạn trong thời hạn cho vay.
Thực hiện hình thức này tạo điều kiện cho thành viên vay vốn mua sắm tài sản cố
định như: ô tô, máy kéo, máy xay xát… phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, sinh
hoạt gia đình. Căn cứ vào thu nhập, năng lực tài chính của thành viên để phân thành
nhiều kỳ hạn trả nợ. Hình thức này rất thuận lợi và chủ động sử dụng vốn và trả nợ đối
với thành viên, rất phù hợp với khu vực nông thôn.
- Ba là, vận dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay.
. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp. Do tính chất hoạt
động của QTDND cơ sở là chỉ cho vay trong thành viên nên cho vay không có bảo đảm
bằng tài sản chiếm tỷ lệ cao so với tổng dư nợ, tức là chủ yếu cho vay tín chấp đối với
thành viên. Mặt khác QTDND cơ sở cũng không đặt nặng vai trò của tài sản đảm bảo,
không coi tài sản đảm bảo là cơ sở quyết định cho vay mà phải chú trọng đúng mức đến
các yếu tố khác như: hiệu quả của dự án, phương án, tư cách của thành viên, năng lực tài
chính, khả năng thu hồi vốn… nhưng thực tế thì một số QTDND cơ sở trên địa bàn cũng
đã gặp khó khăn vướng mắc khi xử lý thu hồi nợ mà không có tài sản đảm bảo. Vì vậy
từng QTDND cơ sở cần vận dụng một cách linh hoạt đối với từng thành viên vay
vốn.
. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đây cũng là hình thức
cho vay được Ngân hàng Nhà nước cho phép đối với QTDND cơ sở, nhưng thực tế hầu
như các QTDND cơ sở chưa thực hiện hình thức này.
Cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, vốn vay được ứng trước, tài
sản hình thành sau. Hình thức cho vay này áp dụng đối với thành viên mua máy móc,
thiết bị phương tiện vận tải… trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã ký kết với đối tác cung
cấp tài sản. QTDND cơ sở sẽ giải quyết cho vay khi có văn bản cam kết của thành viên
và có xác nhận của bên cung cấp tài sản bổ sung hồ sơ chứng minh quyền sở hữu tài sản
cho QTDND cơ sở, khi tài sản hình thành, mức cho vay theo quy định đối với tài sản
hình thành từ vốn vay là không vượt quá 50% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay. Thực
hiện hình thức này vừa tạo điều kiện hỗ trợ thành viên vay vốn, sử dụng vốn đúng mục
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quản trị quan hệ khách hàng cá nhân trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Á Châu phòng giao dịch Minh khai Luận văn Kinh tế 0
D GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀNG MAI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tây Luận văn Kinh tế 0
H Tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNT huyện Bình Lục – Hà Nam Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM cổ phần Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
K Một số giải pháp huy động vốn từ hộ gia đình và doanh nghiệp của ngân hàng Tthương Mại Cổ Phần Kĩ Th Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn tại PGD Oceanbank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top