meo_mun_5016

New Member

Download miễn phí Luận văn Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ EM (TRƯỚC TUỔI ĐI HỌC) 6
1.1. Các khái niệm công cụ 6
1.2. Khái niệm văn hóa tuổi ấu thơ 11
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA TUỔI ẤU THƠ Ở NƯỚC TA 19
2.1. Văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội truyền thống 19
2.2. Văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội hiện nay ở nước ta 37
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ EM (TRƯỚC TUỔI ĐI HỌC) Ở NUỚC TA HIỆN NAY 57
3.1. Phương hướng chỉ đạo và các nhiệm vụ đặt ra cho vấn đề văn hóa đối với sự hình thành nhân cách trẻ em 58
3.2. Những vấn đề cần quan tâm nhằm nâng cao vai trò của văn hóa trong hình thành nhân cách trẻ em 60
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a có chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi hay cho ăn thiếu cả về số lượng cũng như về chất lượng hàng ngày dễ làm cho trẻ hạn chế phát triển hay tốc độ lớn lên của cơ thể.
Một nguyên nhân nữa hết sức quan trọng là thiếu điều kiện phòng các bệnh nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ trước tuổi đi học như: sởi, ho gà, kiết lỵ, ỉa chảy, viêm phổi... rất dễ gây bệnh suy dinh dưỡng. Ngoài ra còn một số yếu tố dễ phát sinh bệnh suy dinh dưỡng là do trẻ đẻ non, đẻ yếu, dị tật...
Trẻ em trong xã hội truyền thống, ngoài việc nuôi dưỡng ra, giáo dục gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên và chủ yếu của trẻ.
Lứa tuổi con trẻ từ 1 - 3 tuổi, một yếu tố hết sức quan trọng là sự phát triển của não bộ.
Theo chỉ số của y tế nói chung, sự phát triển của não về kích thước và trọng lượng khi trẻ lọt lòng mẹ có trọng lượng bằng 25% của người lớn. Khi trẻ 1 tuổi thì trọng lượng đã bằng 60% và khi trẻ 3 tuổi là 90%. Vậy là, trẻ từ 1 - 3 tuổi là thời kỳ não phát triển với tốc độ cực kỳ lớn so với một đời người.
Vì thế, kinh nghiệm truyền thống đã thấy rõ vai trò dậy con "từ thuở còn thơ". Đấy là thời kỳ cơ chế sinh lý và tâm lý cơ bản của con người được hình thành. Nếu thời kỳ sơ sinh trẻ được học ăn là chủ yếu, thì thời kỳ 1 - 3 tuổi chủ yếu trẻ được học cả ăn và nói. ở tuổi này, ngôn ngữ nói, đặc biệt ngôn ngữ mẹ đẻ có một ảnh hưởng cực kỳ to lớn. Giọng nói âu yếm của cha mẹ, lời ru của mẹ trong đó câu ca dao, hò vè, mọi âm thanh dặt dìu của mẹ là chất sữa nuôi tâm hồn các em lớn lên.
Trẻ học nói thời kỳ này chủ yếu là học tư duy để phân biệt được cái tốt, cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, do đó, phát triển ngôn ngữ là phát triển phẩm chất tinh thần của con người.
Ngôn ngữ đối với lứa tuổi này là phương tiện để giao tiếp, để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, để tư duy, tìm hiểu thế giới xung quanh, đặc biệt khi trẻ được tiếp xúc với thế giới đồ vật, đồ chơi.
Trong xã hội truyền thống, chủ yếu là các gia đình thuần nông. Trẻ em được nuôi dạy, khôn lớn lên trong môi trường văn hóa khu nhà, vườn tược, thiên nhiên cây cỏ, chim muông, con gà, con lợn. Trẻ được bố mẹ dạy dỗ từng ly từng tý, đặc biệt của mẹ, cho con "học ăn, học nói, học gói, học mở". Đến bảy, tám tuổi trẻ mới bắt đầu được ra khỏi nhà để tới lớp, tới trường. Hoàn cảnh ấy tạo ra những con người thuần tính, tính cách ít được phát triển và cũng ít phát huy được tài năng, trí tuệ.
2.1.2.3. Giai đoạn tiền thao tác
Nhìn chung, hoạt động nuôi dạy con trẻ từ 3 - 6 tuổi trong xã hội truyền thống chủ yếu vẫn là sự trao truyền kinh nghiệm sống được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác trong gia đình và bằng tấm gương của chính bản thân bố mẹ. Quan niệm của cha mẹ trong xã hội truyền thống là sống tốt để vừa làm gương, vừa là gốc tạo nên phúc ấm cho con cháu. Triết lý sống "Nhân" nào "Quả" ấy khiến các bậc cha mẹ rất chú ý đến việc "dạy con từ thuở còn thơ". Với một quan niệm rất nghiêm khắc "yêu cho roi cho vọt" và đòi hỏi ở con cái rất nhiều. Con cái thường được giáo dục ngay từ nhỏ về nghĩa vụ và bổn phận của người làm con. Chính cuộc sống gương mẫu của cha mẹ và sự thấm nhuần nghĩa vụ, bổn phận làm con là gốc rễ sâu bền, chắc chắn tạo cho gia đình nhiều thế hệ sống cùng một mái nhà được bình ổn một cách thực sự.
Trẻ thơ ở lứa tuổi này, hoạt động nhận thức phát triển cả về chất lẫn lượng. Năng lực quan sát theo sự chỉ dẫn của người lớn cũng phát triển. Do đó các bậc cha mẹ đặc biệt chú ý tới hướng dẫn, dạy dỗ con nết ăn, nết ở, ứng xử. Các cụ thường quan niệm "uốn cây" phải từ "thuở còn non". Dạy dỗ, uốn nắn con thói quen tốt, nếp sống gọn gàng, vệ sinh, lễ phép trong sinh hoạt ăn, ở, ứng xử trước khi trẻ học chữ. "Tiên học lễ, hậu học văn" là như vậy.
Chẳng hạn, trong gia đình người Việt, mọi người cùng ăn chung một mâm. Ngồi vào mâm cơm, họ có thói quen mời nhau "ăn có mời, làm có khiến". Họ khó chấp nhận vào mâm cơm ai ăn mặc ai. Trước khi ăn, người nhỏ tuổi phải biết so đũa cho những người lớn tuổi. Người ta cho rằng, người biết ứng xử, biết phép tắc trong bữa cơm thì so đũa và ăn uống từ tốn. Kẻ không được dạy dỗ cẩn thận thì cầm đũa thế nào ăn cũng được. Con trẻ được cha mẹ dạy "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", "liệu cơm gắp mắm" chứ không "bạ đâu gắp đấy". Nghĩa là khi ăn cần chú ý quan tâm đến người khác, ngồi ăn phải ngay ngắn, đàng hoàng, từ tốn.
Trẻ em ở lứa tuổi này được cha mẹ trong gia đình, thầy giáo ở lớp học trao truyền những mực thước mà kinh nghiệm của cha ông đã truyền lại cho. Nó diễn ra như một hằng số truyền từ đời này sang đời khác. Vả lại kỹ thuật đơn giản thì xã hội cũng đơn giản. Trẻ vào lớp ngồi im phăng phắc nghe thầy giảng rồi cố học thuộc lòng, lấy trí nhớ làm gốc. Trẻ em từ lúc lọt lòng tới 5 - 6 tuổi sống chủ yếu trong gia đình. Tình cảm đầu tiên của con người là tình cảm giữa con và bố mẹ. Tổ chức kỷ luật, thói quen, nếp sống đầu tiên con người sinh ra cần tiếp nhận, nhập thân chủ yếu là của gia đình. Trước hết, là vai trò của bố mẹ trong việc xây dựng đạo đức cho con. Tức là, xây dựng nền nếp, thói quen, như ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp.
Trẻ từ lọt lòng cho đến 5 - 6 tuổi, chủ yếu là xây dựng nền nếp thói quen. Vì ở giai đoạn này con người của trẻ chưa hoàn chỉnh, các nếp sống, nếp suy nghĩ chưa cố định, đang ở giai đoạn hình thành. Các công trình nghiên cứu tâm lý giáo dục các nước đều nhất trí đến chừng 6 - 7 tuổi thì tính tình trẻ em đã bắt đầu cố định, những nếp sống cơ bản đã hình thành, sau đó rất khó biến đổi. Do đó, từ 0 - 6 tuổi ảnh hưởng bố mẹ, ảnh hưởng của đời sống gia đình tới quá trình nhập thân văn hóa của trẻ chiếm ưu thế tuyệt đối.
Một yếu tố cực kỳ quan trọng làm hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, trí tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ trong gia đình truyền thống là lời ru của mẹ, của bà, của chị.
Ru con là một truyền thống văn hóa dân tộc đã được phát triển qua nhiều thế hệ.
Ru con cũng là một sinh hoạt văn hóa giản dị, đầy ý nghĩa trong gia đình. Bởi có vô vàn lời ru trong vốn văn nghệ dân gian. Tiếng ru là sự chắt lọc những kinh nghiệm sống, vốn trí thức văn hóa từ đời này sang đời khác, lòng nhân ái... bởi vậy, ru con trong xã hội truyền thống cũng có nghĩa "dạy con từ thuở còn thơ".
2.1.3. Nhận định nhân cách tuổi ấu thơ trong xã hội truyền thống
Trong tiềm thức của người Việt, con cái là hiện thân cho sự kéo dài và tiếp nối cuộc đời của cha mẹ, là sự hứa hẹn và tiếp nối trong tương lai sự tồn tại của gia đình, của dòng dõi.
Theo nghĩa đó, con trai có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nối dõi tông đường, kế thừa gia đình. Sự kế thừa trong gia đình có hai thứ: một là kế thừa tông giống, tức là trên tế tự tổ tiên, dưới lưu truyền huyết thống, hai là kế thừa di sản, tức thừa hưởng tài sản củ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top