daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài....................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................2
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HOÁ Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG ..................................... 4
1.1. Quan điểm về gia đình và gia đình văn hóa ................................... 4
1.1.1. Khái niệm về gia đình và gia đình văn hóa.................................. 4
1.1.1.1. Khái niệm về gia đình........................................................... 5
1.1.1.2. Khái niệm về gia đình văn hóa ...............................................
1.1.2.Các tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Tam Bình 7
1.1.2.1. Tiêu chuẩn gia đình văn hóa.................................................. 7
1.1.2.2. Cách chấm điểm gia đình văn hóa......................................... 9
1.1.2.3. Quy định công nhận gia đình văn hóa................................. 13
1.2. Thực trạng về công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam
Bình trong thời gian qua.............................................................. 14
1.2.1. Tình hình đời sống gia đình ở huyện Tam Bình ........................ 14
1.2.2. Thực trạng về công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
Tam Bình ................................................................................. 18
1.2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng gia đình văn
hóa ở huyện Tam Bình ........................................................ 18
1.2.2.2. Những hạn chế trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ở
huyện Tam Bình.................................................................. 26CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở HUYỆN TAM
BÌNH, TỈNH VĨNH LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY................... 31
2.1. Nâng cao nhận thức về gia đình văn hóa cho tầng lớp nhân dân
trong huyện ................................................................................... 31
2.2. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình
trong huyện ................................................................................... 34
2.3. Phát huy vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị
trong công tác xây dựng gia đình văn hoá .................................... 40
2.4. Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc xây dựng gia đình văn hoá ở huyện
Tam Bình........................................................................................ 48
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................... 52
TÀI LỆU THAM KHẢO ..................................................................... 53
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiPHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng đang
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước, phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hòa cùng
không khí đó, huyện Tam Bình cũng tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh. Những biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội ở huyện Tam Bình đã góp phần cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo cơ hội để xây dựng gia đình ấm no, hạnh
phúc, bình đẳng và tiến bộ, con người trong huyện được giải phóng và vai trò cá thể
được đề cao. Đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ và toàn diện, hòa cùng xu
thế đó gia đình ngày nay càng có một vị trí đặc biệt hơn. Gia đình là tế bào của xã
hội, là một trong các tổ chức cơ sở để thực hiện các chủ trương chính sách và pháp
luật của Nhà nước về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị văn hóa, giáo dục, môi
trường… Gia đình Việt Nam là một nhân tố quan trọng góp phần để phát triển kinh
tế xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Đối
với xã hội Việt Nam gia đình bao giờ cũng gắn liền với xã hội, vì lẽ đó không thể có
một xã hội phát triển nếu các gia đình bị suy sụp, khủng hoảng. Đúng như chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói: “… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt
thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt…” Xã hội đang trên đà phát
triển mạnh mẽ và toàn diện đó là sơ sở để khẳng định gia đình Việt Nam cũng đang
bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Tuy nhiên, hiện nay ở huyện Tam Bình vấn đề xây dựng gia đình văn hóa
bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn gặp không ít những khó khăn như:
nạn ly hôn, ly thân giữa các cặp vợ chồng, nạn bạo lực, cha mẹ thiếu trách nhiệm
trong giáo dục con cái… cùng một số tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy… đã
gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình
văn hóa của huyện. Đây là một hiện trạng khẩn thiết không chỉ đối với các cấp, cácngành mà còn đối với cá nhân và gia đình trong huyện. cần có hướng khắc
phục và giải quyết có hiệu quả.
Đứng trước thực trạng đó, là một thành viên của huyện Tam Bình nên tui đã
quyết định chọn đề tài: “CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở
HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” để
làm Luận văn Tốt nghiệp của mình. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu công tác xây
dựng gia đình văn hóa của huyện – kết quả đạt được bên cạnh một số hạn chế mắc
phải. Từ đó đưa ra những giải pháp để công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
Tam Bình ngày càng đạt hiệu quả hơn, góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước
cũng như nâng cao vị thế của gia đình trong xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Đánh giá đúng thực trạng của Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả công tác xây dựng gia đình văn hóa của huyện trong thời gian sắp tới.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đã tập trung tìm hiểu các vấn đề về đời
sống gia đình của huyện, đánh giá đúng thực trạng công tác xây dựng gia đình và
đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả Công tác xây dựng gia
đình văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Luận văn nghiên cứu vấn đề Công tác xây dựng gia đình văn hóa của huyện
Tam Bình từ khi tỉnh Vĩnh Long thực hiện 01/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về
cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ban hành ngày
10/09/1996. Trong đó tập trung nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2007.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng Sản Việt Nam được thể hiện
trong các văn kiện.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: thống kê, so sánh,
điều tra, logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo Luận văn gồm có: phần
mở đầu, phần nội dung (trong đó gồm 6 tiết và 11 tiểu tiết), phần kết luận.PHẦN NỘI DUNG
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN
HOÁ Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG
1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về gia đình
1.1.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình
Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải rất quan tâm đến gia
đình, xác định mối quan hệ đúng đắn giữa tình nhà và nghĩa nước. Việc xây dựng
gia đình văn hoá là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt
nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú
ý hạt nhân cho tốt”.
Đọc tác phẩm “Đời sống mới” của Bác Hồ, chúng ta thấy rõ cái nhìn biện
chứng, sâu sắc trong việc xây dựng nếp sống mới. Người nói: Nếp sống mới không
phủ nhận, bác bỏ hoàn toàn cái cũ và cũng không nhất thiết cái gì cũng làm mới.
Cái mới không tự nhiên xuất hiện mà phải được kế thừa từ truyền thống. Còn cái gì
xấu thì nhất quyết phải bỏ, có những cái cũ tuy không xấu, nhưng phiền phức thì
phải sửa đổi cho hợp lý. Còn cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Người chỉ rõ
việc xây dựng đời sống văn hóa mới phải kiên trì vận động quần chúng. Việc quan
trọng phải có người làm gương, gia đình làm gương để mọi người làm theo… Chính
vì vậy, cán bộ, Đảng viên đi vận động xây dựng đời sống văn hóa phải mất công
sức và có nghệ thuật để vận động, làm cho dân hiểu rõ đời sống văn hóa đem lại
hạnh phúc cho mọi người.
Sinh thời, Bác Hồ từng khuyên bảo chúng ta: cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản,
tiết kiệm... Vậy xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa nên bắt đầu từ những
việc cụ thể. Ngày nay chúng ta đã và đang thực hiện một chủ trương lớn là: “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Để đạt được mục tiêu cao cả này, mọi
người cần ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xây
dựng con người có văn hóa, đạo đức, xây dựng gia đình văn hóa mới. Trong tác
phẩm “Đời sống mới” Người chỉ rõ cách ứng xử giữa người và người “phải thànhthật, thân ái, giúp đỡ”; trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như giữa vợ
và chồng phải hòa thuận thương yêu nhau; con cái phải hiếu thảo với cha mẹ; đạo lý
giữa mẹ chồng nàng dâu; rồi tình làng nghĩa xóm... Các mối quan hệ này đều cần
phải phát huy những mặt tốt đẹp của đạo đức truyền thống đã ăn sâu vào nếp sống
của từng gia đình Việt Nam. Những nội dung về nếp sống mới mà Bác Hồ đưa ra
bao giờ cũng gắn với thực tế cuộc sống. Chúng ta phải nghiên cứu thật sâu để thực
hiện nếp sống mới có hiệu quả thiết thực để mỗi người là một bông hoa đẹp, mỗi
gia đình là một bó hoa tươi thắm, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp. Người khẳng
định nhân dân là gốc và “nếu mọi người đều cố gắng làm đời sống mới, thì dân tộc
ta nhất định sẽ phú cường”.
1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về gia đình
Ở nước ta, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm chiến lược
quốc gia. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi
thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và
hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia
đình ấm no, hòa thuận và tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi
lớp người”. Việt Nam đang ở vào thời điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, cho nên việc xây dựng gia đình và củng cố gia đình ở nước ta cần
phải quán triệt các quan điểm, Nghị quyết của Đảng như: vận dụng sáng tạo những
định hướng chủ yếu xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội (gia đình mới
của chủ nghĩa xã hội ra đời trên sự kế thừa những nét đẹp gia đình truyền thống,
đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình; thực hiện hôn nhân tiến
bộ; các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng, thương yêu và có trách
nhiệm với nhau, cùng chia sẻ, gánh vác công việc gia đình; trên cơ sở gia đình hòa
thuận, cần xây dựng tốt các quan hệ với cộng đồng, tổ chức bên ngoài gia đình; đảm
bảo quyền tự do ly hôn) vào việc thực hiện xây dựng gia đình ở nước ta.
Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình thành con người mới Việt
Nam với những đặc tính cao đẹp. Bởi thế, gia đình mới ở Việt Nam chính là gia
đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở giữ gìn và phát huy phong tục,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phitập quán tốt đẹp, xóa bỏ những cái lạc hậu, những tàn tích phong kiến của chế độ
hôn nhân và gia đình phong kiến, chống ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân và gia
đình tư sản, đồng thời biết tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại. Quan điểm
đó đã được các Đại hội của Đảng lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nếu như Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới.
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách
và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh
phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo
đức trong từng gia đình, đảm bảo sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ
chức cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình” [7, tr.29]
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng và Nhà nước ta lại khẳng
định: “Xây dựng gia đình văn hóa mới có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình
hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất vật chất, ổn định và cải thiện đời
sống, thực hiện kế hoạch hóa dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo
đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi
lớp người. Kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, tập thể
lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng tình đồng chí, đồng đội,
hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống có văn hóa” [7, tr.67]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: “Xây dựng gia đình ấm no, bình
đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã
hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu
truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, thực hiện tốt
luật hôn nhân và gia đình, phát huy người tốt việc tốt. Hình thành hệ giá trị và
chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của
thời đạị” [7, tr.125]. Trước mắt “ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” chính là
những chuẩn mực cần vươn tới của gia đình mới ở nước ta. Sự ấm no là kết quả của
lao động cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia đình. Sự bình đẳng vừa thể hiện dân
chủ vừa đảm bảo tính nề nếp và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Gia
đình tiến bộ trên cơ sở sự tiến bộ của mọi thành viên và không tách rời sự tiến bộchung của xã hội. No ấm, bình đẳng và tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình. Gia
đình hạnh phúc không phải là cái gì trừu tượng mà là tổng hòa những nét đẹp
thường ngày của cuộc sống gia đình.
Và, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “Nâng cao trách nhiệm của gia
đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn
hóa, làm cho gia đình thực sự là một tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh
của xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
[7, tr.125], ngăn chặn việc phục hồi các hủ tục, khắc phục tình trạng mê tín đang có
xu hướng lan rộng trong xã hội.
Ngày 04 tháng 05 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 72/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28 tháng 06 hàng năm làm NGÀY GIA ĐÌNH
VIỆT NAM nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống của văn hóa gia đình, đồng
thời hướng tới xây dựng những chuẩn mực đạo đức, gia phong mới phù hợp với sự
phát triển của xã hội hiện đại. Việc tổ chức ngày Gia đình Việt Nam hàng năm,
chứng tỏ Đảng ta, Nhà nước ta, dân tộc ta rất quan tâm tới việc tôn tạo những giá trị
gia đình, nêu lên tầm quan trọng của gia đình trong quá trình phát triển đất nước,
thực hiện tiến bộ xã hội. Đây chính là một trong những nhân tố cơ bản để phát triển
xã hội và bảo tồn giá trị của nền văn hóa dân tộc một cách bền vững trong tiến trình
hội nhập quốc tế.
1.2. Các tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Tam Bình
1.2.1. Tiêu chuẩn gia đình văn hoá
Gồm có 6 tiêu chuẩn:
1.Gia đình có nếp sống văn hoá, lành mạnh, tiến bộ:
- Gia đình hoà thuận.
- Vợ chồng chung thuỷ.
- Ông bà, cha mẹ mẫu mực.
- Con cháu hiếu thảo.
- Trẻ em trong độ tuổi đều đi học.
- Đoàn kết tốt với xóm giềng.
2. Gia đình có đời sống ổn định, kinh tế phát triển:
cho họ hiểu được rằng: Họ có quyền cơ bản quyết định về ý muốn, đồng thời họ
phải cần tính đến nhu cầu của con cái trong tương lai và trách nhiệm của họ đối với
cộng đồng. Đồng thời, Hội liên hiệp phụ nữ và Đoàn thanh niên trong huyện Tam
Bình cần đi tuyên truyền và vận động quần chúng thực hiện kế hoạch hóa gia
đình, còn Hội chữ thập đỏ thì có nhiệm vụ hướng dẫn để họ có thể chọn một trong
những phương pháp kế hoạch cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
gia đình họ, cần hướng họ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa hiện đại. Có như
vậy mới đáp ứng được yêu cầu của khoa học phát triển kinh tế - xã hội như Đại hội
IX của Đảng đã nêu rõ: “giảm mức sinh bình quân hàng năm là 0,05%, tốc độ tăng
dân số năm 2005 vào khoảng 1,2%; quy mô dân số đến năm 2005 khoảng 83 triệu
người”[5, tr.299,300]. Trên cơ sở ổn định dân số, Nhà nước mới có thể có điều kiện
để chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em “giảm tỉ lệ tử vong của bà mẹ liên quan
đến thai sản xuống còn khoảng 0.09%, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới
năm tuổi xuống còn 22-25% vào năm 2005”[5, tr.299,300].
- Xây dựng gia đình văn hoá gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của huyện
Để xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
huyện Tam Bình hiện nay, các tổ chức trong hệ thống chính trị của huyện cần có sự
quan tâm đến các gia đình, tạo điều kiện cho các gia đình ổn định và phát triển quan
tâm đến sự tiến bộ của xã hội trong địa bàn của huyện mình. Từ đó nó sẽ đóng góp
cho việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Các tổ chức
trong hệ thống chính trị của huyện Tam Bình cần nâng cao nhận thức của mình về
vấn đề xây dựng gia đình văn hoá - tế bào mới của xã hội xã hội chủ nghĩa, là yêu
cầu khách quan và cấp bách đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của
huyện. Để từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề xây dựng gia đình văn
hoá trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cần hướng cho họ thực hiện tốt chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể như sau:
Một là, xây dựng gia đình văn hoá trong huyện Tam Bình phải gắn liền với
kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong huyện.
Các tổ chức trong hệ thống chính trị của huyện Tam Bình cần tuyên truyền,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiphổ biến cho các tầng lớp nhân dân trong huyện thấy rằng: xây dựng gia đình văn
hoá phải gắn liền với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong huyện.
Các tổ chức chính trị trong huyện như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn
thanh niên, Hội cựu chiến binh... cần nâng cao nhận thức của mình về công tác cải
tạo xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới. Để từ đó hướng dẫn cho các tầng lớp
nhân dân trong huyện phải “phát huy tích cực tác dụng của các cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần”, “coi nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá
độ”. Đồng thời cần chỉ ra cho nhân dân trong huyện Tam Bình thấy được tầm quan
trọng của mỗi gia đình trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay. “Mỗi gia
đình trở thành một đơn vị kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần”. Đồng thời
các chính sách kinh tế xã hội của huyện đặt ra cần quan tâm đến đời sống gia
đình của từng gia đình trong huyện, khuyến khích các gia đình trong huyện từ xã,
phường, ấp phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện cho các gia đình trong huyện
phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng. Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta khẳng định
“kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển... nhằm phát
huy tối đa nội lực, phát triển lực lượng sản xuất”. Hơn nữa, huyện Tam Bình cần
tăng cường chính sách đầu tư cho các gia đình mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập,
cho người cùng kiệt vay vốn ưu đãi, vốn tín dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho
người sản xuất, tạo việc làm, chú trọng tới đối tượng lao động là nữ, dạy nghề...
Đây là những việc làm hiện nay phần lớn thuộc về vai trò và nhiệm vụ của cá tổ
chức chính trị trong huyện Tam Bình từ huyện đến cơ sở như giao cho: Hội phụ nữ,
Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Tổ chức thương binh và xã hội
của huyện... tổ chức chăm lo thực hiện, vì chỉ có những tổ chức chính trị này mới có
khả năng tiếp xúc thường xuyên đến từng gia đình trong huyện và biết được điều
kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình trong địa bàn công tác của mình từ đó họ sẽ có
điều kiện tốt hơn để giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội mà huyện đặt ra
cho từng gia đình. Các tổ chức chính trị trong huyện Tam Bình cần chú ý đến những
gia đình khó khăn, đặc biệt là gia đình đơn thân, phụ nữ cùng kiệt là chủ hộ, vùng sâu,
vùng xa... để từ đó tìm cách giúp đỡ và tài trợ họ giúp họ ổn định cuộc sống trướcmắt. Với những chính sách xã hội của huyện sẽ tạo cho từng gia đình có những điều
kiện vật chất tối thiểu như: nhà ở, thu nhập, phương tiện sinh hoạt tạo nề nếp…
Chính sách xóa đói giảm cùng kiệt trong huyện có ý nghĩa to lớn trong việc thực
hiện công bằng xã hội, có tác động sâu rộng vào việc cải thiện điều kiện sinh sống
của những gia đình cùng kiệt trong huyện. Chính vì vậy, các tổ chức trong hệ thống
chính trị của huyện Tam Bình hiện nay cần tổ chức thực hiện được đời sống
kinh tế của gia đình để những hộ cùng kiệt có thể tổ chức được đời sống văn hóa cho
mình. Các tổ chức chính trị trong huyện Tam Bình từ huyện đến cơ sở cần xem
chính sách này là cái nền của việc xây dựng gia đình văn hóa cho người nghèo.
Thông qua chính sách xóa đói giảm cùng kiệt trong huyện, các tổ chức chính trị cần
phải quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo, đồng thời
nâng cấp cải tạo, các tuyến, trục giao thông... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vùng
nghèo, vùng khó khăn để phát triển, tránh tình trạng các hộ đã thoát cùng kiệt nhưng
lại tái nghèo, từ đó phấn đấu đưa các gia đình trong huyện ngày càng ấm no.
Tuy nhiên, để phát huy được tốt chính sách xóa đói giảm cùng kiệt trong huyện
Tam Bình thì đòi hỏi các tổ chức chính trị trong huyện phải có sự quan tâm sâu sắc
và giúp đỡ đối với từng hộ gia đình trong huyện. Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội
cựu chiến binh, Hội nông dân... cần giáo dục tinh thần đoàn kết cho nhân dân, đồng
thời nêu gương người tốt, việc tốt trong địa bàn huyện đã phấn đấu thoát nghèo
vươn lên khá giàu. Ngoài ra, các tổ chức chính trị trong huyện như: Hội phụ nữ, Hội
nông dân, Đoàn thanh niên... cần thành lập cho tổ chức mình một nguồn vốn để góp
phần cùng với nguồn ngân sách trong ngân hàng của huyện Tam Bình giải quyết
vấn đề về vốn cho các gia đình đang gặp khó khăn trong huyện, hay thực hiện trợ
cấp khó khăn để các gia đình này vươn lên thoát nghèo. Đồng thời phải có sự thăm
hỏi động viên thường xuyên của các tổ chức chính trị của huyện Tam Bình đối với
các gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, tạo niềm tin cho họ đối với Đảng
và Nhà nước và các chính sách của huyện để họ nhiệt tình ủng hộ. Chính sách này
nó góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
và đặc biệt là việc xây dựng gia đình văn hóa trong huyện Tam Bình được ấm no,
hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐể thành công trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình
trong giai đoạn đổi mới hiện nay, các tổ chức chính trị trong huyện cần khuyến
khích, thậm chí tạo điều kiện thuận lợi cho sự tác động tích cực của cơ chế thị
trường diễn ra nhanh hơn và có hiệu quả hơn, hạn chế tới mức thấp nhất những tác
động tiêu cực ở các gia đình trong huyện. Mặt khác, các tổ chức chính trị trong
huyện cần hướng dẫn các tầng lớp nhân dân thực hiện kế hoạch xây dựng gia đình
văn hóa – gia đình trong xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, phải được xây
dựng trên cơ sở định hướng phát triển công nghiệp. Các tổ chức chính trị trong
huyện cần nêu rõ: phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao nhất là công
nghệ thông tin, viễn thông, điện tử… đồng thời khuyết khích mọi thành phần kinh
tế trong huyện tham gia đầu tư phát triển công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình
độ… tạo điều kiện phát triển mạnh ngành nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo
thêm việc làm mới để chuyển lao động nông nghiệp trong huyện sang làm ngành
nghề phi nông nghiệp, nâng cao đời sống của dân cư nông thôn trong huyện. Từ đó,
các tổ chức chính trị trong huyện cần hướng các tầng lớp nhân dân trong huyện
Tam Bình với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ
bản trở thành huyện công nghiệp trong một nước công nghiệp.
Hai là, xây dựng gia đình văn hóa gắn liền với kế hoạch xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là mục tiêu để hoạch định các chính sách xã
hội. Trong bối cảnh xã hội đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt, gia đình ở huyện Tam
Bình cũng đang có xu hướng chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình
hiện đại. Sự chuyển biến ấy chịu nhiều tác động của sự giao lưu quốc tế, sự mở cửa
đất nước để hội nhập, để xây dựng gia đình trong huyện thật sự là tế bào lành mạnh,
là tổ ấm của con người. Vấn đề đặt ra cho các tổ chức chính trị trong huyện là phải
vận động hướng dẫn cho mọi thành viên trong gia đình của huyện chú ý kế thừa
những yếu tố tinh hoa của hôn nhân và gia đình truyền thống, cũng như biết chọn
lọc những giá trị về hôn nhân và gia đình hiện đại. Cần cho mọi tầng lớp nhân dân
trong huyện thấy được rằng, truyền thống đó là chuẩn mực về tình yêu thương,
trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, để có thể
giáo dục truyền thống văn hóa cho mọi tầng lớp nhân dân trong huyện một cách tố
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Vietcombank Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng quang trung 2018 Kiến trúc, xây dựng 0
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng của công ty TNHH Ngân Hạnh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng tại công ty cổ phần sữa VIỆT NAM – VINAMILK Luận văn Kinh tế 1
D Hoàn thiện công tác quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng công trình 512 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top