san.chiro

New Member

Download miễn phí Khóa luận Những vấn đề liên quan đến phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”





MỤC LỤC
(Kèm theo DVD phóng sự Xuôi miền Biện Thượng)
PHẦN MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .1
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2
4. Phương pháp thực hiện .2
5. Kết cấu .3
 
Chương I
 
LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ VÀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH .4
1. Phóng sự .4
1.1. Khái niệm .4
1.2. Đặcđiểm của phóng sự .5
2. Phóng sự truyền hình .5
2.1. Khái niệm .5
2.2. Hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình .7
2.3. Phỏng vấn trong phóng sự truyền hình 9
2.4. Vai trò và các dạng kịch bản phóng sự truyền hình .10
2.5. Các loại phóng sự truyền hình .11
 
Chương II
 
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÓNG SỰ “XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG” .13
1. Vài nét về làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa .13
2. Quy trình thực hiện phóng sự .16
2.1. Thu thập tài liệu .17
2.2. Viết kịch bản đề cương .21
2.3. Ghi hình .27
2.4. Hoàn thành kịch bản chi tiết .28
2.5. Dựng băng .33
2.6. Tổng kết quá trình thực hiện phóng sự .33
3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện phóng sự .34
KẾT LUẬN. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
KỊCH BẢN PHÓNG SỰ “XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG”. 37
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c không…
Ưu thế của phỏng vấn trong phóng sự truyền hình rất lớn, nhưng làm thế nào để biểu hiện thành công ưu thế đó trong tác phẩm của mình là một vấn đề đáng chú ý. Bởi lẽ phỏng vấn không chỉ đơn giản là hỏi và đáp hay tham vấn, mà phỏng vấn đòi hỏi cả sự khéo léo, nghệ thuật của người phóng viên.
Vai trò và các dạng kịch bản phóng sự truyền hình
Phóng sự truyền hình hay bất kỳ tác phẩm truyền hình nào ra đời đều nhờ sự phối hợp của một tập thể tác giả: Phóng viên, biên tập, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật. Vậy kịch bản được xem như là sợi dây vô hình nối các thành viên của nhóm tác giả lại với nhau. Xây dựng kịch bản chính là sự tưởng tượng ra những việc cần làm của các thành viên trên qua ba khâu: Quay, biên tập và dàn dựng. Vai trò của kịch bản truyền hình được xem như là một bản thiết kế của công trình xây dựng nhưng nó không có tính ổn định mà luôn thay đổi do đặc tính thời sự của báo chí.
Thông thường kịch bản được chia làm 3 loại sau:
* Kịch bản dự kiến: Được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu thực tế, nắm bắt được cơ bản quá trình diễn biến của sự kiện sẽ xảy ra và xây dựng kịch bản dự kiến. Loại kịch bản này yêu cầu phóng viên phải có vốn sống, tư duy tìm hiểu, nhạy cảm với cuộc sống, có khả năng phát hiện vấn đề và đoán các tình huống có thể xảy ra. Loại kịch bản này được áp dụng đối với các phóng sự truyền hình trực tiếp.
* Kịch bản đề cương: Thường được sử dụng “đối với những sự kiện, vấn đề phức tạp diễn biến trong một khoảng không gian, thời gian rộng mang tính biến động. Bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, phóng viên qua tìm hiểu thực tế, xây dựng được kịch bản đề cương để thực hiện chương trình.
* Kịch bản chi tiết: Thường được áp dụng cho sự kiện có diễn biến tương đối ổn định bền vững như phóng sự truyền thẳng trực tiếp của các hãng thông tấn quốc tế. Ngoài ra, tùy thuộc vào sự ổn định của đối tượng mà kịch bản sẽ được chuẩn bị chi tiết tới mức độ cảnh ghi hình. Việc xây dựng kịch bản có thể thực hiện được một cách chi tiết cụ thể đối với những phóng sự mang tính chuyên đề, các chương trình mà các vấn đề nó phản ánh có sự ổn định khá, có nhiều nguồn thông tin cung cấp. Riêng với thể loại phóng sự truyền hình trực tiếp mang tính thời sự cao, thì việc xác định các bước cũng như công việc cần làm được hình thành tại hiện trường khi sự kiện đang xảy ra. Kịch bản phóng sự truyền hình là những quy ước thống nhất hành động của nhóm làm phim trong toàn bộ quá trình thực hiện tại hiện trường.
Các loại phóng sự truyền hình
* Phóng sự sự kiện: Là loại phóng sự phản ánh diễn biến logic của sự kiện, có kết cấu đơn giản, nhằm cung cấp cho khán giả đầy đủ quá trình diễn biến của sự kiện.
Dạng phóng sự này không phải là truyền trực tiếp nên việc phân tích số liệu có thể thực hiện trước hay sau khi ghi hình. Tuy vậy, để giúp người xem tiện theo dõi sự kiện, các chi tiết trong phóng sự phải được kết nối để phản ánh đúng trình tự thời gian và làm nổi bật các chi tiết quan trọng của sự kiện.
* Phóng sự vấn đề: Là loại phóng sự chủ yếu tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa xã hội cao. Với loại phóng sự này, vấn đề nổi bật nhất sẽ được mang ra phân tích từ nhiều góc độ với những hình ảnh thu thập được từ nhiều nguồn, nhiều nơi, nhiều sự việc, về nhiều con người. Các hình ảnh có thể là tư liệu hay do phóng viên trực tiếp ghi hình nhưng phải đảm bảo tính thông tin và tính chính xác. Với các vấn đề có tính thời, việc liên hệ với những người làm bản tin hàng ngày sẽ mang lại nguồn tư liệu dồi dào cho tác giả. Với những vấn đề không có tính thời sự cao, việc đến và tìm hiểu trước để thu thập thông tin, dữ liệu là tối quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thành công của tác phẩm. Giá trị thông tin luôn được đánh giá cao trong các dạng phóng sự này, bởi vậy hình ảnh có thể không cần quá nhiều nhưng lời bình và các đoạn phỏng vấn sẽ giúp nâng cao hiệu quả truyền thông đến với công chúng.
* Phóng sự chân dung: Là loại phóng sự thường phản ánh con người với những tính cách, vị tí khác nhau trong xã hội. Loại phóng sự này chủ yếu dùng hình ảnh thật ấn tượng, cận cảnh để đặc tả các chi tiết nổi bật trong tính cách, tâm lý, nghề nghiệp, tuổi tác… của nhân vật. Trong các phóng sự này, tác giả có thể không cần xuất hiện mà chỉ là người dẫn dắt cho nhân vật tự nói lên câu chuyện của mình, một lời nói từ chính miệng của nhân vật và những người xung quanh bao giờ cũng thuyết phục hơn lời của phóng viên.
* Phóng sự điều tra: Là loại phóng sự được thực hiện khi xã hội nảy sinh những vấn đề, trong đó có mâu thuẫn gay gắt hay vấn đề đang gây nhiều tranh cãi, nhằm lý giải, phân tích để đưa ra những phương pháp giải quyết những mâu thuẫn đó.
* Phóng sự truyền hình trực tiếp: Đây là loại phóng sự khẳng định thế mạnh bởi nó có thể theo sát tiến trình của sự kiện khi nó đang diễn ra, tính chân thực rất cao.
Chương II: Những vấn đề liên quan đến phóng sự
XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG
1. Vài nét về làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Biện Thượng (nay được gọi là làng Bồng Thượng) là một làng cổ của xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Theo tư liệu khảo cổ của Viễn đông Bác cổ khai quật vào thế kỷ XX ở khu di chỉ Đa Bút (Vĩnh Tân) đã có kết luận bộ xương người tìm được thì cách đây 6.500 năm đã có cư dân sinh sống. Hiện nay, Bồng Thượng là một làng lớn có dân số 5.000/7.500 người của cả xã.
Dân cư bố trí ở theo 7 cửa ngõ (ngày nay gọi là thôn), năm ngõ nội đê, hai ngõ ngoại đê ở thế bốn góc chữ điền hướng ra dòng sông Mã. Sau làng là đồng, có núi Hùng Lĩnh, núi Báo làm thế tựa vững chắc. Theo truyền ngôn, một thầy địa lý Trung Quốc đến vùng đất này đã nói: “Vặn thủy thiên sơn giai triều phục” và tiên tri vùng đất này sẽ phát tích sinh vương hầu khanh tướng. Không biết từ bao giờ làng Bồng Thượng đã có câu: “Mạch tòng Hùng Lĩnh trung linh khí/ Thế xuất công hầu tráng đế hương”.
Nghiên cứu sự hình thành làng Bồng Thượng có ba tên gọi khác nhau: Làng Biện Thượng xuất hiện năm 886, làng Báo xuất hiện đầu thế kỷ thứ X gắn với tên gọi chùa Báo Ân. Làng Bồng Thượng xuất hiện thời vua Minh Mạng (1820 - 1840). Là một làng cổ nên có truyền thống văn hóa khá nổi tiếng. Các danh nhân qua các thời đại của xã Vĩnh Hùng đều tập trung ở làng Bồng Thượng.
Làng Bồng Thượng cũng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, 6 di tích được nhà nước xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh đều nằm trong đất làng Bồng Thượng. Đó là các di tích quốc gia như: Phủ Trịnh, Nghè Vẹt, đền thờ Quốc Công Hòang Đình Ái. Di tích cấp tỉnh: Đền thờ Quận Công Hoàng Đình Phùng, đền thờ Đường Công Lê Quang Lộc và chùa Báo Ân. Thành hoàng làng Bồng Thượng là Trịnh Ra tức là Quản gia Đô Bác Vương, ông mất ngày 14/11 (âm lịch), bài vị ông đượ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top