Download miễn phí Giới thiệu SQL Query Analyzer





• Tên cột không tìm thấy trong bảng:
Thông báo lỗi:Invalid column name .
Khi gặp lỗi này hãy xem lại tên cột (còn gọi là tên thuộc tính/ tên trường) trong
câu lệnh đã đúng chưa.
• Tên bảng không tìm thấy:
Thông báo lỗi:Invalid object name .
Khi gặp lỗi này hãy xem lại tên bảng trong câu lệnh đã đúng chưa.
• Lỗi cú pháp:
Thông báo lỗi:Incorrect Syntax near .
Khi gặp lỗi này hãy xem lại cú pháptrong câu lệnh đã đúng chưa, có thểsai từ
khóa (gỏsai các từSELECT, FROM, WHERE, .), hay thiếu dấu ngoặc của hàm
hay của select con, .
• Tên cột có mặt ởnhiều bảng
Thông báo lỗi:Ambiguous column name
Khi gặp lỗi này hãy xem lại gây lỗi trong câu lệnh đã có đặt tên bảng
hay bí danh đứng trước chưa. Cú pháp: danh>.MA_HANG



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

GIỚI THIỆU SQL QUERY ANALYZER
1. Mở chương trình Query Analyzer:
Chọn Start > All Programs > Microsoft SQL Server 2000 > Query Analyser. Cửa sổ
đăng nhập sẽ xuất hiện như hình 1:
Nhấp chọn máy
chủ muốn kết nối.
Chọn ô này: nghĩa là hãy khởi động
SQL Server nếu dịch vụ này chưa chạy
Chọn kiểu đăng nhập: sử dụng chứng
thực bằng tài khoản của hệ điều hành
Windows hay bằng tài khoản SQL
Server.
Hình 1. Cửa sổ đăng nhập SQL Query Analyzer
Sau khi chọn OK, thì cửa sổ Query Analyzer sẽ xuất hiện như hình 2:
CSDL hiện hành
Hiển thị
cửa sổ
Object
Browser
Hình 2. Giao diện SQL Query Analyzer
2. Cách thức lưu trữ Cơ sở dữ liệu trong SQL Server:
Một CSDL SQL Server bao gồm:
- 1 hay nhiều data file: 1 file dữ liệu chính (*.mdf ) và không hay nhiều file dữ
liệu phụ (*.ndf).
- 1 hay nhiều log file (*.ldf): đây chính là nhật ký giao tác trên CSDL.
Nội dung trích từ Giáo trình thực hành môn Hệ CSDL. 1
Nội dung trích từ Giáo trình thực hành môn Hệ CSDL. 2
SQL Server quản lý cùng lúc nhiều CSDL, chia làm hai loại:
- CSDL hệ thống (system databases): dùng để lưu trữ thông tin quản lý toàn bộ hệ
thống SQL Server. Có bốn CSDL hệ thống, đó là: master, model, tempdb, msdb
- CSDL người dùng (user databases): là CSDL do người dùng tạo ra. Có 2 CSDL
mẫu thông dụng trong SQL Server là: Northwind và pubs
3. Chọn hay mở CSDL làm việc:
Vì hệ thống quản lý nhiều CSDL nên khi làm việc với SQL Server, điều đầu tiên là
phải chọn CSDL nào để làm việc trên đó. Có 2 cách:
Cách 1: Nhấp chọn CSDL từ danh sách xổ xuống của combo box trên thanh công cụ
(xem hình 2)
Cách 2: Thực thi lệnh: USE
4. Các kiểu dữ liệu thông dụng trong SQL:
Tên kiểu Giải thích Biểu diễn hằng
Bit Số nguyên 0 hay 1 0, 1
Int Số nguyên từ -231 (-2.147.483.648) đến 231
- 1 (2.147.483.647)
-1000, 23455
SmallInt Số nguyên từ -215 ( - 32.768) đến 215 - 1
(32.767)
32124, -764
TinyInt Số nguyên từ 0 đến 255 31, 45
Decimal/
Numeric
Các số thập phân từ -1038 - 1 đến 1038 - 1 1894.1204
Money Tiền tệ từ -263 đến 263 - 1 234, -87.65 $12, $542023.14
SmallMoney Tiền tệ từ -214.748,3648 đến
214.748,3647
-$45.56
-34.54
Float Số thực từ -1,79 E +308 đến 1,79 E +308 101.5E5 0.5E-2
Real Số thực từ -3.40 E + 38 đến 3.40E + 38 245.21E-10
DateTime Ngày giờ từ 1/1/1753 đến 31/10/9999 'April 15, 1998' , '15 April, 1998' ,
'980415' , '04/15/98'
SmallDateTi
me
Ngày giờ từ 1/1/1900 đến 06/6/2079 như DateTime
Char Ký tự có độ dài ô nhớ cố định và tối đa là
8000 kí tự (không hỗ trợ Unicode)
'50% complete.'
'O''Brien'
"O'Brien"
nchar Ký tự có độ dài ô nhớ cố định và tối đa là
4000 kí tự (hỗ trợ Unicode)
‘Nguyễn Văn Minh’
‘Lương Tâm’
varchar Ký tự có độ dài ô nhớ không cố định và tối
đa là 8000 kí tự (không hỗ trợ Unicode)
'50% complete.'
'O''Brien'
"O'Brien"
nvarchar Ký tự có độ dài ô nhớ không cố định và tối
đa là 4000 kí tự (hỗ trợ Unicode)
‘Nguyễn Văn Minh’
‘Lương Tâm’
5. Quan sát CSDL bằng Object Browser:
a. Quan sát lược đồ CSDL:
Để có thể truy vấn trên một CSDL nào đó, điều quan trọng là ta phải biết lược đồ
của CSDL đó. Ta có thể quan sát lược đồ của các CSDL mà SQL Server đang quản lý
bằng cách nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ hay nhấn F8. Khi đó sẽ có một
cửa sổ dọc Object Browser xuất hiện ở bên trái như hình 3 cho phép ta quan sát cấu trúc
của các bảng trong CSDL như sau:
Tên CSDL
Tên Bảng
Tên Cột
Kiểu cột
Ràng buộc
Hình 3. Cửa sổ Object Browser.
b. Mở bảng dữ liệu:
Để có thể truy vấn được chính xác, ngoài việc quan sát lược đồ CSDL, ta còn phải
quan sát dữ liệu trong từng bảng. Ta có thể xem bảng bằng Object browser như hình 4.
Nội dung trích từ Giáo trình thực hành môn Hệ CSDL. 3
Hình 4. Mở bảng dữ liệu
Nhấp phím phải vào
tên bảng trong cửa sổ
Object Browser.
=> Menu xổ xuống
xuất hiện
=> Chọn mục Open
=> Bảng dữ liệu sẽ
hiển thị ở cửa sổ bên
phải.
6. Soạn thảo và thực thi câu truy vấn:
Nếu chưa kết nối với SQL Server thì ta không thể thực hiện truy vấn. Để kết nối, ta vào
menu File -> Connect. Khi đó cửa sổ kết nối sẽ xuất hiện như hình 1 ở trang on page 1.
Sau khi kết nối thì xuất hiện một cửa sổ cho phép soạn thảo câu truy vấn như hình 5.
Thực thi câu lệnh (tập lệnh)
Kiểm tra cú pháp
Cửa sổ nhập truy vấn Cửa sổ hiển thị kết quả Cửa Sổ thông báo
Hình 5. Soạn thảo và thực thi truy vấn
Trong quá trình thao tác, có thể mở thêm nhiều tập tin truy vấn bằng cách vào menu File
-> New hay nhấn Ctrl + N, hay click vào biểu tượng trên thanh công cụ.
a. Kiểm tra cú pháp câu lệnh
Nội dung trích từ Giáo trình thực hành môn Hệ CSDL. 4
Nội dung trích từ Giáo trình thực hành môn Hệ CSDL. 5
Sau khi gõ câu lệnh vào phần nhập câu lệnh, có thể kiểm tra cú pháp câu lệnh bằng
cách nhấp vào biểu tượng 5 trên thanh công cụ (xem hình 5) hay nhấn Ctrl + F5.
Nếu câu lệnh không có lỗi cú pháp thì cửa sổ nhỏ bên phải dưới sẽ hiển thị câu:
The command(s) completed successfully.
Nếu câu lệnh có lỗi cú pháp thì lỗi sẽ được hiển thị.
b. Thực thi câu lệnh:
Thực thi tất cả các câu lệnh trong tập tin script hiện hành bằng cách nhấp vào nút
trên thanh công cụ (xem hình 5) hay nhấn F5.
Nếu chỉ muốn thực thi một hay một số câu lệnh nào thôi thì bôi đen các lệnh đó và
nhấn F5.
c. Ghi chú trong SQL Query Analyzer:
Khi cần ghi chú thích hay tạm đóng không thực thi một đoạn lệnh nào đó, ta có thể
sử dụng kí hiệu ghi chú như sau:
o Ghi chú một dòng: Đặt dấu -- trước dòng ghi chú
o Ghi chú nhiều dòng: Đặt ghi chú trong cặp dấu /* ... */
d. Lưu lại truy vấn trong tập tin lệnh (script): (*.sql)
Sau khi nhập vào các câu truy vấn (như hình 5), các câu lệnh truy vấn có thể được lưu
lại dưới dạng file text (*.sql) bằng cách chọn File > Save hay nhấn Ctrl + S.
Tập tin này sau khi lưu vào đĩa có thể được mở lên lại để thực thi bằng cách vào File
> Open.
7. Một số hàm thông dụng trong SQL Server:
a. Xử lý chuỗi:
Lưu ý: SQL Server không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Vì vậy:
điều kiện: lower(ten_ctr)='khach san QUOC TE' => vẫn cho ra kết
quả
Một số hàm xử lý chuỗi thông dụng:
• LEN(): Trả về chiều dài chuỗi
• LOWER(): đổi sang dạng chữ thường
Ví Dụ: Select LOWER(“Tran PHI phap”) => “tran phi phap”
• UPPER(): đổi sang dạng chữ hoa
Ví Dụ: Select UPPER(“Tran PHI phap”) => “TRAN PHI PHAP”
• LEFT(, ): trả về chuỗi mới gồm n ký tự bên trái của
Ví Dụ: Select LEFT(‘Tin Hoc’, 3) => ‘Tin’
• RIGHT(, ): trả về chuỗi mới gồm n ký tự bên phải của
• SUBSTRING(, ,): trả về chuỗi con bằng cách lấy từ
m ký tự từ vị trí n.
Ví Dụ: Select SUBSTRING(‘Tin Mới Học’, 5, 3) => ‘Mới’
• STUFF(, , , ): thay m ký tự trong
từ vị trí n bằng .
Ví Dụ: Select STUFF (‘Tin Học’, 5, 0, ‘Mới ’) => ‘Tin Mới Học’-- xen vào
Nội dung trích từ Giáo trình thực hành môn Hệ CSDL. 6
Select STUFF(‘Tin Hãy Học’, 5, 3, ‘Mới’) => ‘Tin Mới Học’-- thay thế
Select STUFF(‘Tin Hãy Học’, 5, 4, ‘’) => ‘Tin Hoc’ -- xóa
• CHARINDEX ( , [ , ] ): trả về vị trí xuất hiện lần
đầu tiên của chuỗi 1 trong chuỗi 2, bắt đầu tìm từ vị trí thứ n của chuỗi 2.
Ví Dụ: Select CHARINDEX (‘q...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top