kebaothu90

New Member
Download Tiểu luận miễn phí
1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn về người bị tình nghi trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

1.1. Các quy định gián tiếp về quyền im lặng và nghĩa vụ khai báo của người bị tình nghi

Thực hiện nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS 2003) quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, thể hiện thái độ của Nhà nước đối với quyền của công dân. Dù với tư cách là bị can, bị cáo nhưng họ cũng cần được đối xử một cách công bằng, nhân đạo như một con người, trong đó, nghĩa vụ chứng minh một người có tội hay không thuộc về Nhà nước. Điều luật quy định về “quyền” chứng minh vô tội cho bị can, bị cáo mà không là nghĩa vụ đã thể hiện sự tôn trọng quyền con người và đây là biểu hiện của quyền im lặng tồn tại trong chuẩn mực pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) quốc tế (BLTTHS 2003 chưa quy định chính thức quyền im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo). Tuy nhiên, nguyên tắc tại Điều 10 lại không đặt ra đối với người bị tình nghi (thường được coi là người bị bắt và bị tạm giữ). Sau khi bắt và tạm giữ người, cơ quan điều tra củng cố tài liệu, chứng cứ buộc tội bằng quyết định khởi tố bị can và trình Viện kiểm sát phê chuẩn.

Điều 209 BLTTHS 2003 nêu rõ, nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án. Quy phạm này gián tiếp quy định quyền im lặng của người bị buộc tội tại phiên tòa, và nó có logic với quy định không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội (Điều 72) và việc xem xét, giải thích mọi vấn đề phải có lợi cho người bị buộc tội (nguyên tắc suy đoán vô tội).

So với luật cũ, BLTTHS 2003 bổ sung “Người bị bắt” tại Điều 71 là, “Người bị bắt, bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm”, với quy định này, thuật ngữ “bị nghi thực hiện tội phạm” được xác lập. Đây là một dấu hiệu mới, gián tiếp quy định về nghĩa vụ khai báo hành vi phạm pháp của người bị tình nghi.

Như vậy, nguyên tắc xác định sự thật vụ án tại Điều 10 và tinh thần Điều 209 nêu trên chỉ gián tiếp quy định quyền im lặng của bị can, bị cáo mà không đặt ra đối với người bị bắt, bị tạm giữ (có thể được coi là người bị tình nghi); cũng như chưa có quy định chính thức nào về quyền im lặng của người bị buộc tội trong BLTTHS 2003. Có thể coi đây là một hạn chế lớn của pháp luật về bảo đảm quyền con người. cần đề cập thêm rằng, trong thực tiễn, một người bị tình nghi thực hiện tội phạm nào đó bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam nếu họ khai báo thành khẩn hành vi phạm tội của mình thì được coi là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên nếu họ im lặng từ đầu, không khai báo vì họ cho rằng họ không phạm tội, bị oan hay kể cả họ vì muốn che giấu một đồng phạm nào đó, sợ bị liên lụy đến người thân thích, hay chính họ cho rằng cơ quan thực thi pháp luật sẽ không biết và họ hy vọng sẽ không bị xử lý hay chỉ bị xử lý nhẹ... thì bị cơ quan bảo vệ pháp luật cáo buộc họ ngoan cố, chống đối pháp luật, đề nghị xử lý với chế tài nghiêm khắc hơn các trường hợp thông thường khác, trong khi pháp luật TTHS, pháp luật hình sự không quy định hành vi “ngoan cố” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Và cũng từ thái độ không khai báo mà nhiều vụ án bị bế tắc, cũng là một trong nhiều nguyên nhân của hành vi dùng nhục hình xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do, thân thể, sức khỏe của người bị tình nghi.

Chúng tui cho rằng, tình tiết được coi là “ngoan cố” không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là sự tiến bộ, phù hợp với các quy định khác về quyền của con người trong hoạt động tư pháp hình sự. Chúng tui không đồng tình với một số ý kiến cho rằng, cần quy định thái độ “ngoan cố” như đã nêu là tình tiết tăng nặng đối với người bị buộc tội. Bởi nếu người bị tình nghi không khai báo thì pháp luật TTHS đã có những cơ sở pháp lý sắc bén, bằng nhiều quy phạm pháp luật tổng hợp Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát áp dụng, vận dụng để thu thập, đánh giá chứng cứ vẫn tiến hành buộc tội một cách xác đáng.

1.2. Các hoạt động tố tụng liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người bị tình nghi trong BLTTHS 2003

1.2.1. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp (khoản 1 Điều 81).

“a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Khi người bị hại hay người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hay tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hay tiêu hủy chứng cứ”.

- So với các trường hợp bắt quả tang, tạm giam và truy nã thì bắt khẩn cấp thể hiện rõ hơn những “dấu hiệu nghi ngờ” tội phạm hay nói cách khác, chứng cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội còn mờ nhạt. Việc nghi ngờ này vẫn mang dấu ấn chủ quan của Cơ quan công an (ví dụ như xuất phát từ giả thiết điều tra và phán đoán, hoạt động khoanh vùng đối tượng). Do đó, bắt khẩn cấp dễ xảy ra oan sai. Mặt khác, điểm a, khoản 1 Điều 81 còn nêu: “Khi có căn cứ để cho rằng...” đó là căn cứ gì? Rõ ràng quy phạm mập mờ này làm cho việc áp dụng pháp luật không đảm bảo tính khả thi.

- Với dấu hiệu “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” quy định tại điểm b và c, khoản 1 Điều 81 là khe hở cho tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, xâm hại đến các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ. Căn cứ nào để xác định việc bỏ trốn? Thực tế trường hợp nào Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng có thể đánh giá là ngăn chặn người đó bỏ trốn làm căn cứ để bắt khẩn cấp (cũng như bắt tạm giam). Rất nhiều tội phạm được thực hiện rõ về hậu quả, chứng cứ, bị hại, nơi cư trú tại địa phương nhưng bị bắt khẩn cấp mà đáng lý họ được tại ngoại để điều tra hay chỉ là bắt bình thường. Trong khi hậu quả của việc lạm dụng bắt khẩn cấp là rất lớn, vì bất cứ lúc nào người có hành vi có dấu hiệu phạm tội cũng có thể bị bắt, họ không kịp ăn mặc, chuẩn bị tinh thần v.v..; khoản 3 Điều 81 quy định “không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp quy định tại Điều 81...”. Về hậu quả tố tụng thì việc bắt khẩn cấp buộc Viện kiểm sát phải gấp rút xem xét phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ, việc này khó mà đúng thời hạn tố tụng và không hoàn toàn chắc chắn là có căn cứ, hợp pháp.

- cần lưu ý thêm đến việc áp dụng thời hạn tạm giữ. Đó là hết 3 ngày, Cơ quan điều tra không gia hạn tạm giữ lần 1 và hết 6 ngày Cơ quan điều tra không gia hạn tạm giữ lần thứ 2 hay hết thời hạn 9 ngày của thời hạn gia hạn tạm giữ lần thứ 2, Cơ quan điều tra không ra lệnh tạm giam để đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn, mà trả tự do cho người bị nghi thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, không ít trường hợp Cơ quan điều tra chờ hết thời hạn phê chuẩn của Viện kiểm sát mới trả tự do hay áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (nhiều nhất là cấm đi khỏi nơi cư trú) để tránh khỏi phải đề nghị Viện kiểm sát thay đổi biện pháp ngăn chặn, mà đáng lẽ người bị tạm giữ phải được trả tự do sớm hơn, nhằm tránh xâm hại không cần thiết đến quyền lợi của họ. Và không phải mọi trường hợp Viện kiểm sát đều phát hiện được việc bắt, tạm giữ người oan sai, không cần thiết.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoangxuanthinh

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Thực trạng pháp luật và thực tiễn về người bị tình nghi trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

cho mình xin bài này bạn nhé. Thank bạn

[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao ý thức pháp luật của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân đội Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật Luận văn Luật 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
D Những qui định của pháp luật về hoạt động m & a và thực tiễn m & a tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top