daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỞI KIỆN VÀ
THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ...................................................................7
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA KHỞI KIỆN VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH ................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm vụ án hành chính và khởi kiện vụ án hành chính....................7
1.1.2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính....................................................13
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án hành chính.............................16
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH
CHÍNH.......................................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm thụ lý vụ án hành chính.........................................................18
1.2.2. Đặc điểm của thụ lý vụ án hành chính ...................................................19
1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc thụ lý vụ án hành chính...................................21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ
ÁN HÀNH CHÍNH VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÀNH CHÍNH VỀ KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở
NƯỚC TA..................................................................................................... 25
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH
CHÍNH.......................................................................................................... 25
2.1.1. Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính của các đương sự......................25
2.1.2. Thực trạng thụ lý vụ án hành chính của Tòa án nhân dân.......................29
2.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VỀ
KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA.................. 33
2.2.1. Các quy định về khởi kiện vụ án hành chính..........................................33
2.2.2. Các quy định về thụ lý vụ án hành chính ...............................................40
2.3. MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÀNH CHÍNH VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH......................... 43
2.3.1. Quy định về người khởi kiện .................................................................43
2.3.2. Quy định hạn chế về loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết vụ án hành
chính của tòa án nên tòa án không có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp
xảy ra giữa viên chức và các đơn vị sự nghiệp nơi viên chức làm việc ..............44
2.3.3. cách gửi đơn khởi kiện chưa tạo ra sự chủ động cho đương sự
........................................................................................................................45
2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH
CHÍNH VÀ MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH......... 46
2.4.1. Những hạn chế trong hoạt động thụ lý vụ án hành chính và nguyên nhân
của những hạn chế đó......................................................................................46
2.4.2. Những bất cập của các quy định pháp luật tố tụng hành chính đối với thụ
lý vụ án hành chính và nguyên nhân của những hạn chế đó.............................48
CHƯƠNG 3 YÊU CẦU, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP TỤC XÂY
DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VỀ
KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH......................................... 54
3.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÀNH CHÍNH VỀ KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH........ 54
3.1.1. Pháp luật tố tụng hành chính được xây dựng phải phù hợp với thực tiễn
khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính ngày càng đa dạng, phức tạp....................54
3.1.2. Pháp luật tố tụng hành chính phải có những quy định làm cơ sở pháp lý
cho các cá nhân, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện khi xảy ra tranh chấp với cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc..................................................56
3.1.3. Pháp luật tố tụng hành chính phải đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của tòa án trong việc thụ lý giải quyết các vụ án hành chính .............57
3.1.4. Pháp luật tố tụng cần được tiếp tục hoàn thiện để khắc phục một số
bất cập liên quan đến khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính.................................58
3.2. KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÀNH CHÍNH VỀ KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH........ 59
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản pháp luật tố tụng hành
chính hiện hành về khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính ....................................59
3.2.2. Xây dựng đồng bộ những văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động khởi
kiện của các đương sự và thẩm quyền thụ lý vụ án hành chính của tòa án .......65
KẾT LUẬN................................................................................................... 69
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa IX thông qua Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức tòa án nhân dân trong đó trao cho Tòa án nhân dân
(TAND) chức năng xét xử những vụ án hành chính (VAHC) và thiết lập tòa hành
chính trong TAND tối cao và các TAND cấp tỉnh bên cạnh các tòa hình sự, dân sự,
kinh tế, lao động để thực hiện chức năng này. Ngày 21/5/1996, Ủy ban thường vụ
Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
(TTGQCVAHC). Việc ban hành Pháp lệnh TTGQCVAHC đã tạo điều kiện cho việc
giải quyết các khiếu kiện hành chính, bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước và công dân.
Qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998 và 2006 Pháp lệnh TTGQCVAHC đã
có những sửa đổi, bổ sung về các vấn đề như quyền khởi kiện VAHC, các khái niệm
“đương sự”, “người khởi kiện”, “người bị kiện”, thẩm quyền giải quyết các VAHC của
tòa án, vấn đề tranh chấp thẩm quyền, thời hiệu khởi kiện, các trường hợp trả lại đơn
khởi kiện... Những sửa đổi, bổ sung này góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá
nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện của mình và tòa án có căn cứ để tiến
hành một cách nhanh chóng, hiệu quả công tác thụ lý VAHC. Tuy nhiên, sau hơn 14
năm áp dụng, Pháp lệnh TTGQCVAHC đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Có những
quy định liên quan đến khởi kiện, thụ lý VAHC còn thiếu rõ ràng, chưa đầy đủ, mâu
thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố
cáo, Luật Luật sư, Luật Cạnh tranh như quy định về thẩm quyền giải quyết các VAHC
của tòa án, quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, việc trả lại đơn khởi kiện. Những hạn
chế đó đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính (TTHC) để đáp ứng
yêu cầu giải quyết các khiếu kiện hành chính. Đồng thời, quá trình hội nhập quốc tế
diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta đòi hỏi pháp luật
TTHC cũng phải có sự phù hợp với pháp luật quốc tế.
Luật Tố tụng hành chính ra đời đã đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi trên. Có thể nói
đây là một trong những bước tiến trong công cuộc cải cách tư pháp theo nhiệm vụ mà
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 đã đề ra. Cụ thể, một trong các nhiệm vụ được xác định tại Nghị
quyết đó là: “... mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành
chính; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công
dân và cơ quan công quyền trước Tòa án...” [4]. Luật TTHC với rất nhiều điểm mới,
tiến bộ so với Pháp lệnh TTGQCVAHC đã khắc phục được những hạn chế, bất cập
của pháp luật về TTHC trước đây, trong đó có các quy định về khởi kiện, thụ lý
VAHC. Cụ thể, nguyên tắc tiền tố tụng không còn là nguyên tắc bắt buộc trước khi
khởi kiện VAHC, việc này đã tạo sự chủ động và quyền tự do cho người dân trong
việc lựa chọn cơ chế để bảo vệ quyền lợi của mình. Thời hiệu khởi kiện đối với quyết
định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC), quyết định kỷ luật buộc thôi
việc (QĐKLBTV) được kéo dài tới 01 năm kể từ ngày nhận được hay biết được
QĐHC, HVHC, QĐKLBTV. Về việc xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có
đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của
người khởi kiện. Quy định này thể hiện tính dân chủ của Nhà nước ta, thể hiện sự tôn
trọng việc tự do lựa chọn của người khởi kiện.
Bên cạnh những quy định mới, khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh
TTGQCVAHC, Luật TTHC mặc dù mới ra đời nhưng vẫn còn một số điểm chưa đạt
được so với yêu cầu của thực tiễn và bộc lộ một số hạn chế nhất định. Có một số quy
định về khởi kiện, thụ lý VAHC còn thiếu rõ ràng, chưa đầy đủ khiến cho việc áp dụng
trong thực tế còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Việc sớm chỉ ra những điểm hạn chế sẽ
góp phần tháo gỡ kịp thời những vướng mắc khi áp dụng Luật TTHC trong thực tiễn,
đồng thời là những ý kiến đóng góp trong việc sửa đổi, bổ sung sau này nhằm tạo cho
Luật TTHC sự hoàn thiện nhất và có thể bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích chính đáng cho
người dân. Chính vì những lý do trên nên việc nghiên cứu đề tài “Khởi kiện và thụ lý
vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam’’ là cần
thiết, có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề khởi kiện, thụ lý VAHC đã được đề cập đến trong một số công trình
nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Trước hết, phải kể đến là luận án tiến sỹ của
tác giả Nguyễn Thanh Bình “Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong giải quyết các
khiếu kiện hành chính” năm 2003. Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung, tính chất
3
thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính, nghiên cứu làm rõ các loại, các biểu
hiện cụ thể của thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của TAND, đề xuất các
phương hướng nhằm hoàn thiện theo hướng mở rộng thẩm quyền giải quyết khiếu kiện
hành chính của TAND. Với mục đích như vậy, trong luận án tác giả đã làm rõ khái
niệm khiếu kiện hành chính gồm khiếu nại và khởi kiện VAHC, điểm qua về thẩm
quyền xem xét việc khởi kiện, thụ lý VAHC của tòa án.
Trong luận án tiến sỹ “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng
Quốc Hồng, năm 2007, đã nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về cơ sở lý
luận, thực tiễn của tòa hành chính, những nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động của
tòa hành chính, trong đó làm rõ những khái niệm về thẩm quyền, đặc điểm của hoạt
động xét xử do tòa hành chính thực hiện và vị trí, vai trò của tòa hành chính trong
đời sống xã hội. Luận án đánh giá về thực trạng tổ chức, hoạt động của tòa hành
chính, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, đề xuất mô hình tổ
chức tòa hành chính mới phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Với mục đích nghiên cứu đó, luận án cũng đề cập đến hoạt động thụ
lý VAHC là giai đoạn đầu tiên của quá trình TTHC của tòa án.
Luận án tiến sỹ của tác giả Trần Kim Liễu bảo vệ năm 2011 với đề tài “Tòa hành
chính trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân”
có nội dung rất rộng, bao trùm hết các vấn đề từ vị trí, vai trò đến cơ cấu tổ chức và
hoạt động của tòa hành chính. Luận án làm rõ cơ sở lý luận về sự tồn tại của tòa hành
chính, căn cứ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của tòa hành chính, một số giải pháp
cơ bản, cụ thể để đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa hành chính trong nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với phạm vi nghiên cứu đó, luận án đã có
những phân tích, đánh giá về các quy định của Luật TTHC năm 2010 và đưa ra một số
quan điểm để tiếp tục hoàn thiện, đề xuất một số nội dung nhằm cụ thể hóa quy định
của Luật TTHC nhưng với mục đích làm cơ sở cho hoạt động của tòa hành chính.
Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Vũ Thị Hòa với đề tài “Giải quyết vụ án
hành chính tại Tòa án nhân dân – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, bảo vệ năm
2004 đã đề cập đến thụ lý VAHC là một trong những giai đoạn giải quyết VAHC,
c) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này”.
Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn nhận và xem xét đơn khởi kiện tại tòa
án. Giảm bớt được thủ tục phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện mà vẫn bảo
đảm thời hạn xem xét và giải quyết đơn. Trách nhiệm xem xét đơn khởi kiện VAHC
vẫn được đặt ra trên cơ sở có sự phân công nhiệm vụ ngay từ đầu.
- Bỏ quy định về việc trả lại đơn khởi kiện tại điểm d khoản 1 Điều 109
Theo điểm d khoản 1 Điều 109 tòa án trả lại đơn khởi kiện khi “chưa có đủ điều
kiện khởi kiện vụ án hành chính”. Quy định như vậy là rất chung chung, khó hiểu, vừa
thừa mà lại vừa dễ dẫn đến sự tùy tiện trong việc trả lại đơn khởi kiện. Nếu hiểu theo
cách giải thích của TAND tối cao thì “chưa có đủ điều kiện khởi kiện” là trường hợp
người khởi kiện chưa gửi đủ tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình theo
quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật TTHC. Tại khoản 1 Điều 109 cần bãi bỏ điểm d và
sửa điểm h thành “Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại Điều 105 của Luật
này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 108 của
Luật này”. Quy định lại như vậy là rất đầy đủ và chặt chẽ.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn
khởi kiện:
+ Về thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện cần
phải nâng thời hạn giải quyết của chánh án tòa án đã trả lại đơn khởi kiện lên 07 ngày.
Như vậy, khoản 2 Điều 110 cần sửa đổi thành:
“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về
việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm
sát cùng cấp biết;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án”.
Với quy định mới này thì tổng thời gian để giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả
lại đơn khởi kiện ở cả hai cấp giải quyết, gồm tòa án đã trả lại đơn khởi kiện và tòa án cấp
trên trực tiếp, chỉ có 14 ngày làm việc, bằng một nửa tổng thời gian giải quyết khiếu nại
đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát,
Viện trưởng Viện kiểm sát, Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó
Chánh án Toà án, Chánh án Toà án, khiếu nại về hành vi trong tố tụng hành chính của
người giám định quy định tại các Điều 253, 254, 255 Luật TTHC. Mặt khác thời gian
giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện không làm mất quyền khởi
kiện của đương sự do hết thời hiệu khởi kiện. Bởi vì, ngày khởi kiện đã được xác định là
“ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hay ngày có dấu bưu điện nơi gửi” (khoản 2 Điều
106 Luật TTHC). Khi tòa án nhận lại đơn thì không xác định lại ngày khởi kiện, do đó
thời hạn khiếu nại, kiến nghị sẽ không ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện.
+ Đối với cấp giải quyết tiếp theo nên sửa đổi khoản 3 Điều 110 không quy định
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kiến nghị ở cấp tiếp theo là chánh án tòa án cấp trên
trực tiếp mà chỉ quy định là tòa án cấp trên trực tiếp. Như vậy, khoản 3 Điều 110 Luật
TTHC cần được sửa đổi như sau: “Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết
khiếu nại của Chánh án Toà án thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm
sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Toà án cấp trên trực tiếp phải
giải quyết. Quyết định của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định giải quyết cuối
cùng”. Việc giải quyết khiếu nại ở cấp trên trực tiếp có thể là chánh án hay phó chánh
án do tòa án đó phân công nhiệm vụ xem xét, giải quyết các vụ việc khiếu nại. Quy
định này tránh được tình trạng quá tải công việc của chánh án TAND cấp tỉnh và
Chánh án TAND tối cao.
Khiếu nại là quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và ghi nhận
trong Luật TTHC. Trong đó với mỗi hoạt động tố tụng khác nhau thì việc quy định
khiếu nại cần được quy định khác nhau cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện riêng của
các hoạt động đó, tuy nhiên cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm việc giải
quyết khiếu nại đáp ứng được mục đích của nó.
- Cần sớm có văn bản hướng dẫn và các mẫu văn bản tố tụng riêng về tố tụng
hành chính
Hiện nay chưa có hướng dẫn về mẫu văn bản tố tụng dùng trong hoạt động thụ lý
VAHC. Cần sớm có văn bản hướng dẫn và các mẫu văn bản tố tụng riêng về tố tụng
hành chính như: Mẫu thông báo nhận đơn khởi kiện, thông báo sửa đổi, bổ sung đơn
khởi kiện, thông báo về việc trả lại đơn khởi kiện, thông báo nộp tạm ứng án phí,
thông báo về việc thụ lý vụ án để tạo ra sự thống nhất. Với các thông báo này nội dung
đều phải có ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; người nhận thông báo; căn cứ để
ra thông báo. Tùy từng loại thông báo mà mỗi loại lại phải thể hiện được những nội
dung khác nhau, cụ thể:
+ Đối với thông báo nhận đơn khởi kiện chính là giấy xác nhận việc tòa án đã
nhận đơn khởi kiện của đương sự. Nội dung của thông báo gồm: Ngày nhận đơn; cách
thức nhận đơn (trực tiếp hay do bưu điện gửi đến). Vấn đề này rất quan trọng nó có
liên quan đến việc xác định ngày khởi kiện. Các vấn đề mà người khởi kiện yêu cầu,
các tài liệu chứng minh cho yêu cầu. Có thể gửi cả thông báo này cho người bị kiện có
tên trong đơn để người bị kiện được biết và có văn bản xác nhận việc có hay không
việc đương sự đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
+ Đối với thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nội dung cần có gồm: Các
nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong đơn và tài liệu chứng minh (nếu cần thiết); thời
hạn sửa đổi, bổ sung; hậu quả của việc không sửa đổi, bổ sung.
+ Đối với thông báo về việc trả lại đơn khởi kiện nội dung gồm: Lý do trả lại
đơn; quyền khiếu nại, kiến nghị của đương sự.
+ Đối với thông báo nộp tạm ứng án phí phải thể hiện: Số tiền tạm ứng án phí
phải nộp; thời hạn nộp; địa điểm nộp; hậu quả khi không nộp tạm ứng án phí.
- Bổ sung quy định về việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động thụ lý vụ án hành
chính của tòa án
Tại chương XVII của Luật TTHC, bên cạnh quy định về khiếu nại, tố cáo trong
TTHC cần bổ sung thêm quy định về việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động thụ lý
VAHC của tòa án. Vì đây cũng là cách để bảo đảm cho hoạt động TTHC.
Điều luật cần quy định cụ thể về việc cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm
hành chính hay hình sự nếu có hành vi lừa dối, đe dọa, mua chuộc... nhằm cản trở
hoạt động thụ lý VAHC của tòa án. Đây sẽ là căn cứ để xử lý các hành vi cố ý cản trở
tòa án thực hiện nhiệm vụ của mình. Quy định này góp phần bảo đảm cho hoạt động
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam Luận văn Luật 3
C Mối quan hệ giữa khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính – những vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0
F quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và thực tiễn áp dụng Tài liệu chưa phân loại 2
T Luận văn Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này Tài liệu chưa phân loại 2
F Bằng chứng khởi kiện phô wall và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng TTVN ONLINE.Trânt trọng cảm ơn !!! Kêu gọi đầu tư, hợp tác khởi nghiệp 9
N Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
B Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
G Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành Luận văn Luật 3
V Tiểu luận: Quyết định hành chính trái thẩm quyền Về vụ án hành chính một nông dân khởi kiện UBND xã Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top