Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Lời mởđầu 1
Phần nội dung 2
I. Một số vấn đề cơ bản của đàm phán trong hoạt động ngoại thương 2
1. Khái niệm đàm phán trong hoạt động ngoại thương 2
2. Đặc điểm và vai trò của đàm phán trong hoạt động ngoại thương 2
3. Bản chất của đàm phán trong hoạt động ngoại thương 3
4. Các cách đàm phán 3
II. Quy trình của đàm phán trong hoạt động ngoại thương 4
1. Giai đonạ chuẩn bị 4
2. Giai đoạn đàm phán 5
3. Giai đonạ sau đàm phán (kết thúc đàm phán) 6
III. Một số nghệ thuật để bảo đảm thành công trong đàm phán ngoại thương 6
1. Bí quyết dành chủđộng trong đàm phán 6
2. Bí quyết tạo bầu không khí hợp tác trong đàm phán 7
3. Bí quyết tránh xung đột trong tranh luận 7
4. Bí quyết làm dịu sự căng thẳng trong đàm phán 8
5. Bí quyết đối phó với thái độ xấu chơi trong đàm phán 8
6. Các bí quyết thương lượng giá cả 8
Kết luận 10
Tài liệu tham khảo 11

LỜIMỞĐẦU
Từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phong phú vàđa dạng. Các hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá giữa các thương nhân Việt nam với các thương nhân nước ngoài ngày càng nhiều hơn về số lượng và lớn hơn về giá trị hợp đồng. Khi đàm phán ký kết các hợp đồng mua bán quốc tế nhìn chung các bên đều muốn hợp đồng được thực hiện tốt, vì có như vậy họ mới có thểđạt được mục đích lớn nhất của mình trong kinh doanh, đó là lợi nhuận. Nhưng đáng tiếc là không ít những doanh nghiệp Việt nam phải chịu nhiều thua lỗ, thiệt hại khi buôn bán với nước ngoài, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu lại xuất phát từ việc đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương Vì vậy, quá trình đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại vàđược các nhà kinh doanh thương mại quốc tế quan tâm. Để góp phần vào việc nghiên cứu đầy đủ và kịp thời những vấn đề nêu trên em đã lựa chọn đềtài : “Một số vấn đề cơ bản của đàm phán trong hoạt động ngoại thương”.
Do sự hạn chế về thời gian cũng như chiều sâu về kiến thức nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy giáo đểđề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân trọng cảm ơn!







PHẦNNỘIDUNG
I. MỘTSỐVẤNĐỀCƠBẢNCỦAĐÀMPHÁNTRONGHOẠTĐỘNGNGOẠITHƯƠNG.
1. Khái niệm đàm phán trong hoạt động ngoại thương
Trong giao dịch ngoại thương, các chủ thể thường có sự khác biệt về quan điểm, luật pháp, tập quán thông lệ buôn bán, tôn giáo, văn hoá, truyền thống và quyền lợi trong giao dịch. Những sự khác biệt này dẫn đến các xung đột cần được giải quyết để các bên có thể tiến hành giao dịch ngoại thương ổn thoả vàđảm bảo cân bằng về quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm đối với nhau.
Cơ chế giải quyết phổ biến và hiệu quả nhất để giải quyết những xung đột đó là thông qua đàm phán thương lượng, tức là quá trình tìm hiểu lẫn nhau và trao đổi ý kiến về những vấn đề quan tâm giữa hai bên trong giao dịch ngoại thương.Cơchế giải quyết xung đột này trong mua bán quốc tếđược gọi làđàm phán thương mại.
Người ta định nghĩa vềđàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến giữa các chủ thể trong một xung đột nhằm đi tới thống nhất về cách nhận định, thống nhất quan niệm và cách xử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai hay nhiều chủ thể.
2. Đặc điểm và vai trò của đàm phán trong hoạt động ngoại thương
- Đàm phán thương mại là bước đầu tiên trong quá trình giao dịch trực tiếp giữa hai bên, vì vậy sự thành công hay thất bại trong giai đoạn này sẽ quyết định đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương.
- Đàm phán thương mại là quá trình cần thiết để các bên giới thiệu về nhau về những vấn đềchung của mỗi quốc gia và những vấn đề cụ thể xung quanh giao dịch mà các bên đang quan tâm, nhằm đi tới sự thông hiểu và thống nhất về cách thức tiến hành giao dịch.
- Đàm phán thương mại là biện pháp đầu tiên và hiệu quả nhất để phòng ngừa từ xa các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
3. Bản chất của đàm phán trong hoạt động ngoại thương
Từ việc nghiên cứu khái niệm, vai trò vàđặc điểm của đàm phán trong hoạt động ngoại thương cho thấy bản chất thực sự của đàm phán chính là giải quyết những xung đột, vướng mắc cũng như các vấn đề nảy sinh giữa các bên tham gia giao dịch đểđi tới một vấn đề tập trung, thống nhất đó là bước khởi đầu để tiến tới đạt được mục đích cuói cùng: ký kết một bản Hợp đồng hoàn hảo.
4. Các cách đàm phán
4.1. Phương pháp đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp
cách đàm phán đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp là cách đàm phán mà các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để trao đổi vấn đề liên quan đến việc ký kết hợp đồng.cách này đặc biệt quan trọng vì nó rút ngắn được thời gian giao dịch, giúp cho các bên có thể giải thích cặn kẽ các điều kiện đểđi đến thống nhất các điều khoản của hợp đồng, đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề.
Tuy nhiên, do khoảng cách không gian giữa các bên ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương thường xa nhau nên việc đàm phán trực tiếp không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao.cách này đòi hỏi chi phí rất tốn kém, thủ tục rườm rà, đôi khi các bên vấp phải khó khăn do bất đồng ngôn ngữ.Nếu các bên không tỉnh táo, mất bình tĩnh, không tự chủ sẽ dễ bịđể lộýđịnh của mình cho đối phương biết.Vì vậy các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng cách đàm phán này đối với những hợp đồng có giá trị lớn, có tính chất phức tạp.
Trong cách này, thời điểm các bên hoàn toàn thống nhất với nhau về các vấn đềđã nêu ra trong quá trình đàm phán và cùng nhau ký kết voà bản dự thảo hợp đồng được coi là thời điểm ký kết hợp đồng. Ngày và nơi ký kết hợp đồng cũng sẽđược xác định theo ngày và nới các bên cùng ký vào bản dự thảo hợp đồng đó.
Khi sử dụng cách đàm phán này, ngoài trình độ chuyên môn vững vàng, các bên cần chúý thái độ mềm mỏng, lịch sự, kiên nhẫn, thể hiện thiện chí hợp tác, có như vậy mới đảm bảo được sự thành công của cuộc đàm phán.
4.2. Phương pháp đàm phán thông qua thư từ, điện tín, telex
cách đàm phán thông qua thừ từ, điện tín, telex (còn gọi là cách đàm phán gián tiếp) là cách đàm phán mà trong đó các vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng được các bên thoả thuận thông qua việc trao đổi bằng thư từ, điện tín, telex... cách đàm phán này ngày nay được sử dụng rất rộng rãi trong hợp đồng mua bán ngoại thương vì nó khắc phục được một số nhược điểm của cách đàm phán trục tiếp, cho phép các bên không cần gặp gỡ trực tiếp nên có thể giảm bớt chi phíđàm phán, nó còn giúp các bên có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng những đề nghị của nhau, khéo léo dấu kín ýđịnh thực sự của mình. Tuy nhiên, các bên sẽ phải mất nhiều thời gian chờđợi, có thể bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh.
II. QUYTRÌNHCỦAĐÀMPHÁNTRONGHOẠTĐỘNGNGOẠITHƯƠNG
Nói chung quy trình đàm phán bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn đàm phán và giai đoạn sau đàm phán.
1. Giai đoạn chuẩn bị:
Do tính chất phức tạp của đàm phán ký kết Hợp đồng mua bán ngoại thương nên để tránh thất bại cần chuẩn bịchuđáo, đầy đủ trước khi đàm phán. Việc chuẩn bị phải được tiến hành cẩn thận, nhưng phải nhanh chóng.
1.1. Nghiên cứu bạn hàng: Đây là khâu đầu tiên của công tác chuẩn bị trong đàm phán đểđi đến ký kết hợp đồng trong hoạt động thương mại, vì chỉ khi hiểu cặn kẽ vềđối tác thì ta mới có thểđịnh hướng của mình trong cuộc đàm phán với mục đích cuối cùng là hợp đồng sẽđược ký kết theo mong muốn. Chúng ta có thể nghiên cứu về: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, uy tín kinh doanh,nhu cầu, mục đích và mục tiêu kinh doanh của đối tác. ...
1.2. Nghiên cứu thị trường: Tình hình thị trường cũng đóng vai trò quan trọng để giúp người đàm phán có hướng để chủđộng đưa ra những giải pháp cần thiết trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương. Như nghiên cứu về tình hình cung cầu, giá cả thị trường của mặt hàng định mua, bán....

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

giang140794

New Member
Re: Tiểu luận Một số vấn đề cơ bản của đàm phán trong hoạt động ngoại thương

gửi mình bài này tham khảo với nha ad
tks
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top