Download Xây dựng chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế miễn phí





MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứu [1]
Mục lục [2]
Danh mục các chữ viết tắt [4]
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ [5]
MỞ ĐẦU . ii
CHưƠNG I . v
LÝ THUYẾT VỀ BẢO HỘ VÀ KINH NGHIỆM BẢO HỘ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ CỦA THÁI LAN VÀ TRUNG QUỐC . v
1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HỘ . v
1.1.1. Khái niệm bảo hộ và các công cụ bảo hộ . v
1.1.2. Đánh giá tác động của bảo hộ .ix
1.1.3. Các lý lẽ của bảo hộ . xiii
1.2. KINH NGHIỆM BẢO HỘ CỦA THÁI LAN . xv
1.2.1. Các chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan .xvi
1.2.2. Tác động đối với ngành công nghiệp ô tô Thái Lan .xix
1.2.3. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan . xx
1.3. KINH NGHIỆM BẢO HỘ CỦA TRUNG QUỐC . xxii
1.3.1. Các chính sách bảo hộ của Trung Quốc . xxii
1.3.2.Tác động của các chính sách . xxv
1.3.3. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc . xxvii
CHưƠNG II . xxx
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM, CÁC CHÍNH
SÁCH BẢO HỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH . xxx
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM . xxx
2.1.1. Giới thiệu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam . xxx
2.1.2. Lý do bảo hộ . xxxiv
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
VIỆT NAM . xxxvi
2.2.1. Các biện pháp thuế quan . xxxvi
2.2.2. Các biện pháp phi thuế quan . xli
2.2.3. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô .xlv
2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . xlix
2.3.1. Những thành tựu đạt được . xlix
2.3.2. Những tồn tại và hạn chế.l
CHưƠNG III . lvi
KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP . lvi
3.1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ô TÔ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI . lvi
3.1.1. Cơ hội . lvi
3.1.2 Thách thức . lvii
3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP . lix
3.2.1. Chính sách thuế bảo hộ hợp lý .lx
3.2.2. Tập trung phát triển dòng xe chiến lược . lxi
3.2.3. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ .lxv
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề bãi đỗ xe . lxxiii
3.3. KẾT LUẬN VỀ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH . lxxvi
KẾT LUẬN . lxxvii



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uế VAT sẽ
đƣợc điểu chỉnh lên mức 10% đối với tất cả các loại ô tô không phân biệt loại ô tô đó có thuộc
diện chịu thuế TTĐB hay không và tất cả các loại linh kiện phụ tùng. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng
của suy thoái kinh tế, Chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế VAT cho ô tô thuộc tất cả các
loại, và một số linh kiện, phụ tùng khác trong năm 2009. Kể từ năm 2010, mức thuế suất đánh
vào ô tô và linh kiện ô tô lại trở lại bình thƣờng theo thông tƣ 131/2008/TT-BTC.
Bên cạnh ba loại thuế chính kể trên, có một số các loại phí, lệ phí khác cũng ảnh hƣởng
tới chi phí mua ô tô thực tế, trong đó quan trọng nhất là lệ phí trƣớc bạ. Lệ phí trƣớc bạ đƣợc tính
trên một tỉ lệ phần trăm nhất định của giá xe (dao động từ 10-15%). Trung ƣơng sẽ quy định mức
khung, còn địa phƣơng sẽ quy định mức thu cụ thể tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa
phƣơng họ. Do vậy, mức lệ phí trƣớc bạ áp dụng với các thành phố lớn thƣờng ở mức cao [2].
Mức lệ phí trƣớc bạ cũng đƣợc giảm 50% trong riêng năm 2009 theo chính sách kích cầu của
Chính phủ.
Trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết với
ASEAN. Kể từ năm 2006, các loại xe ô tô chở ngƣời từ 10 chỗ trở lên và xe tải nguyên chiếc đều
đã đƣợc cắt giảm xuống mức 5%. Riêng loại xe chở ngƣời từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải cắt
giảm xuống mức thuế 0% vào năm 2018. Thuế suất nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng hiện
nay đều giữ ở mức thấp 5% (trong ASEAN) và cắt giảm xuống 0% vào năm 2018 đối với
ASEAN – Trung Quốc. Sự cắt giảm này sẽ có tác động đáng kể đến thị trƣờng ô tô trong nƣớc,
và một thách thức rất lớn đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới.
2.2.2. Các biện pháp phi thuế quan
2.2.2.1 Hạn chế định lượng ô tô nhập khẩu
 Cấm nhập khẩu ô tô cũ qua sử dụng
Quy định cấm nhập khẩu ô tô dƣới 16 chỗ đã qua sử dụng đƣợc thực hiện đầu tiên vào
năm 1999 dƣới quyết định số 242/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Theo đó tất cả các xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống, xe chở khách các loại và xe tải dƣới 5 tấn có
năm sản xuất từ năm 1995 trở về trƣớc đều không đƣợc phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Tiếp theo đó, quy định cấm nhập khẩu ô tô cũ lại một lần nữa đƣợc quy định trong nghị
quyết số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của thủ tƣớng Chính phủ cho cả giai đoạn năm 2001 –
2005. So với quyết định năm 1999 thì quyết định này quy định chi tiết và rõ ràng hơn về các loại
xe cũng nhƣ thời gian đã qua sử dụng. Bảng 2.5 dƣới đây chỉ rõ tất cả những loại xe dƣới 16 chỗ,
xlii
xe tải có trọng tấn dƣới 5 tấn, đã qua sử dụng quá 5 năm không đƣợc nhập khẩu vào trong nƣớc
cho thời kỳ năm 2001 – 2005.
Bảng 2.5: Quy định về cấm nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng giai đoạn 2001-2005
CẤM NHẬP KHẨU Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
THỜI GIAN ÁP
DỤNG
- Ô tô vận chuyển hành khách từ 16 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm
cả loại vừa chở khách vừa chở hàng, khoang chở khách và chở
hàng chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng.
- Ô tô vận chuyển hành khách trên 16 chỗ ngồi, loại đã qua sử
dụng quá 5 năm, tính từ năm nhập khẩu.
- Ô tô vận chuyển hàng hoá có trọng tải dƣới 5 tấn (bao gồm cả
loại vừa chở hàng vừa chở khách có khoang chở hàng và khoang
chở khách không chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng quá
5 năm, tính từ năm nhập khẩu.
Toàn bộ thời kỳ
2001 – 2005
Nguồn: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu thời kỳ 2001 – 2005. (Kèm theo quyết
định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ
Tuy nhiên, dƣới yêu cầu hội nhập WTO, Việt Nam buộc phải cam kết mở cửa thị trƣờng
ô tô và một trong những động thái tích cực đó là Nhà nƣớc cho phép nhập khẩu ô tô dƣới 16 chỗ
đã qua sử dụng. Theo nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006, thì ô tô cũ đã qua sử dụng
chính thức đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam từ 01/05/2006. Điều 10 của Nghị định nêu rõ: “Ô tô
các loại đã qua sử dụng được nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện: loại đã qua sử dụng không quá
05 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu”. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà
sản xuất ô tô trong nƣớc khi có thêm những đối thủ cạnh tranh lớn. Trong khi đó, ngƣời tiêu dùng
sẽ có thêm sự lựa chọn với kỳ vọng về giá cả và chất lƣợng, nhất là khi so sánh với các loại xe do
doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất, lắp ráp. Nhƣng kết quả lại không đƣợc nhƣ những kỳ vọng
của các nhà hoạch định chính sách. Những vấn đề về thuế hay kiểm định chất lƣợng đã gây nên
những xáo trộn lớn. Chính sách mới này gần nhƣ đã thất bại, không tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy
xliii
ngành sản xuất trong nƣớc phát triển và giá cả vẫn cao hơn nhiều so với thế giới, ngƣời tiêu dùng
vẫn là những ngƣời chịu gánh nặng về thuế và tài chính.
 Hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu
Biện pháp hạn chế định lƣợng đối với ô tô nhập khẩu không đƣợc Việt Nam áp dụng
nhiều. Những biện pháp này chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn và cũng chỉ áp dụng đối với
một số loại xe nhất định (Bảng 2.6). Năm 1997, hạn ngạch áp dụng cho xe chở khách dƣới 12 chỗ
là 3000 chiếc, đối với xe tải, xe khách là 30.000 chiếc.
Bảng 2.6: Hạn ngạch nhập khẩu ô tô Việt Nam đã áp dụng
Mặt hàng Mức hạn chế số lƣợng áp dụng
năm 1997
Mức hạn chế số lƣợng áp dụng từ
năm 1999
Ô tô chở khách dƣới
12 chỗ
3.000 chiếc Cấm nhập (áp dụng đối với ô tô
dƣới 16 chỗ ngồi từ năm 2000)
Xe tải, xe khách, các
loại xe khác
30.000 chiếc Giấy phép nhập khẩu
Nguồn: Bùi Xuân Lưu & Nguyễn Hữu Khải (2005), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương , NXB Lao động –
Xã hội.[1, tr 327]
Khi gia nhập WTO thì hạn ngạch ô tô nhập khẩu không còn đƣợc áp dụng nữa. Tuy
nhiên, trong một số trƣờng hợp khẩn cấp, nhằm bảo vệ tạm thời thị trƣờng nội địa, WTO vẫn cho
phép áp dụng. Cụ thể, ngày 03/04/2008, để kiềm chế nhập siêu tạm thời, Bộ Công Thƣơng đã đề
xuất áp dụng hạn ngạch trong vòng 6 tháng đầu năm 2008: hạn ngạch nhập khẩu đƣợc áp dụng
đối với linh kiện, phụ tùng và xe ô tô dƣới 9 chỗ ngồi (áp dụng cho 2 thành phố lớn là Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh). Giấy phép nhập khẩu ô tô tự động trong thời gian này cũng đã đƣợc áp
dụng thay vì việc không cần dùng giấy phép nhƣ trƣớc đây để hạn chế tình trạng ô tô ngoại nhập
về ồ ạt.
2.2.2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với ô tô
Ngày 01/07/2001, để hạn chế mức độ nguy hại trong khí thải đổ vào môi trƣờng, Chính
phủ ban hành quyết định loại bỏ xăng pha chì. Theo đó danh mục tất cả các loại xe ô tô dùng
xăng pha chì đều không đƣợc phép nhập khẩu.
xliv
Tiêu chuẩn Euro II bắt đầu đƣợc Việt Nam áp dụng từ ngày 01/07/2007, thực hiện đối với
xe ô tô lƣu hành trong 5 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Cụ
thể, đối với động cơ xăng, giới hạn tối đa cho phép của khí thải là khô...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Thạch Hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
S Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư tại tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top