Arlen

New Member
Download Luận văn Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An

Download Luận văn Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An miễn phí





MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan . . . . i
Lời Thank . . . . ii
Danh mục các chữ viết tắt. . . . iii
Danh mục các bảng . . . . i v
Mục lục . . . . . v
Mở đầu . . . . . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU . . . . . 5
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá . . . . 5
1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 5
1.1.2. Sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá . 14
1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . 21
1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . 23
1.1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá một số nước trên thế giới và Việt Nam . 25
1.2. Phương pháp nghiên cứu . . . 32
1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu . 32
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích . 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN . 35
2.1. Đặc điểm của tỉnh Nghệ An. . 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 39
2.2. Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Nghệ An trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực. . 44
2.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An trong 5
năm qua . 47
2.3.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An. . 47
2.3.2 Thực trạng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua . 52
2.3.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An . 81
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN . 85
3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 85
3.1.1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An . 85
3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An . 87
3.1.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 89
3.2. Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 95
3.2.1. Giải pháp chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An . 95
3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng ngành trong nông nghiệp thuần . 104
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

sản phẩm của ngành.
Như vậy, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, uy tín đủ sức
cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới đang là một thách thức lớn cho
nền nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
2.3.THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
CỦA TỈNH NGHỆ AN TRONG 5 NĂM QUA
2.3.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An
* Cơ cấu ngành kinh tế
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An
Năm 2006 Năm 2007
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An
Nông – Lâm – Thuỷ sản
33,09% 37,52%
29,39%
31,2%
33,2%
35,6%
Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển dịch theo
hướng Công nghiệp với sự gia tăng nhanh tỷ trọng ngành Công nghiệp- Xây
dựng trong tổng sản phẩm của tỉnh (từ 14,2% năm 1995 lên 29,39% năm
2006 và 35,6% năm 2007), hiện là ngành có mức đóng góp lớn nhất cho GDP
của tỉnh. Các phân ngành Công nghiệp có lợi thế của tỉnh (chế biến Nông-
Lâm- Thuỷ sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng) được tập trung đầu
tư và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị tăng thêm của ngành.
Tỷ trọng Nông- Lâm- Thuỷ sản giảm tương ứng từ 38,19% năm 2003
xuống 33,09% năm 2006 và 31,2% năm 2007 (mặc dù vẫn tăng lên về giá trị
tuyệt đối), phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH của tỉnh. Tỷ trọng các phân ngành công nghiệp, dịch vụ và nông
nghiệp hàng hoá mà tỉnh có lợi thế phát triển (công nghiệp chế biến nông sản,
sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp) liên tục tăng
nhanh trong những năm qua.
Xét theo hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, tỷ trọng của
ngành phi nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm của tỉnh tăng nhanh từ
50,9% năm 1995 lên 66,91% năm 2006 và 68,8% năm 2007. Tuy nhiên sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai khối ngành sản xuất vật chất và sản xuất
sản phẩm dịch vụ lại không theo chiều hướng tiến bộ như vậy. Tỷ trọng khối
ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ tăng không đáng kể từ 36,7% năm 1995 lên
37,52% năm 2006 nhưng sau đó lại giảm còn 33,2% năm 2007. Sở dĩ tỷ trọng
các ngành kinh tế của tỉnh tăng và giảm về cơ cấu theo chiều hướng khác
nhau là do giá trị sản xuất của các ngành đều tăng tương ứng trong các năm
qua. Trong đó đáng kể là sự gia tăng của khối ngành Công nghiệp và sản xuất
nông nghiệp- thuỷ sản. Do có sự quan tâm của nhà nước và có sự đầu tư của
những người sản xuất nông nghiệp trong việc đưa các giống mới năng suất
cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sản xuất và khai thác thế mạnh của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
vùng nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tăng khá trong thời gian
qua. Các tỷ trọng tương ứng của khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất là
63,3%, 62,9% và 64,6%.
* Cơ cấu thành phần kinh tế
Bảng 2.4. Cơ cấu GDP trong các thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính:(%)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng GDP 100 100 100 100 100
Nhà nước 37,50 37,85 34,89 36,08 36,95
Tập thể 18,69 17,02 13,56 11,10 10,66
Cá thể 43,02 41,20 42,96 42,58 41,95
Tư nhân 0,77 3,93 8,59 10,24 10,44
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An
Cơ cấu theo thành phần kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo đúng
quy luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần
tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực
thương mại, du lịch, khách sạn- nhà hàng, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn
chung kinh tế ngoài quốc doanh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,
quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, manh mún,
vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước,
hiệu quả kinh doanh chưa cao. Khu vực kinh tế nhà nước giảm về số lượng
nhưng phần đóng góp vào GDP của tỉnh vẫn tăng lên qua các năm, từ 33,92%
năm 2000 lên hơn 36% năm 2007 và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy
kinh tế toàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế
Nhà nước chưa cao, quá trình sắp xếp tổ chức lại còn chậm, số doanh nghiệp
thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Khu vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có đóng góp cho GDP của tỉnh và
xuất khẩu nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp.
* Cơ cấu vùng lãnh thổ:
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng
giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Khu vực đồng bằng ven biển (gồm 9 huyện, thị, thành): là khu vực có
đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh, tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã
tăng từ 67,44% năm 2000 lên 72,26% năm 2007. Các hoạt động kinh tế phát
triển mạnh ở khu vực này. Lao động cũng tập trung nhiều nhất ở đây. Khu
vực này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực,
thực phẩm, hình thành các vùng chuyên canh, vùng chuyên môn hoá, tập
trung với quy mô lớn, tạo ra khối lượng và giá trị nông sản hàng hoá tương
đối nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho thị trường nội địa và hướng tới
xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Phát triển
mạnh nuôi trồng thuỷ sản nhằm khai thác tốt những tiềm năng và lợi thế của
từng vùng. Hiện nay, ở khu vực này các mô hình nuôi trồng thuỷ sản mang lại
giá trị kinh tế cao đã được hình thành và ngày càng phát triển, điển hình là các
huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Hưng Hoà (thành phố Vinh),
Nghi Lộc, Cửa Lò…
Khu vực miền núi (gồm 10 huyện): tăng trưởng khá hơn do khai thác tốt
tiềm năng sẵn có. Khu vực này phù hợp cho việc phát triển các loại hình chăn
nuôi và phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và phát triển
lâm nghiệp. Kinh tế Nông - Lâm nghiệp gắn với chế biến có nhiều tiến bộ,
hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng phát triển mạnh.
Khu vực đô thị: Quy mô đô thị ngày càng được mở rộng, chất lượng đô
thị ngày càng được nâng cao. Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất
công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng được hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
thiện. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Khu vực nông thôn: Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng
sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của
lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất cây con tập trung và
làng nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành và phát triển. Các hợp tác xã
kiểu mới ở nông thôn được thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp các dịch v
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú Luận văn Kinh tế 0
X Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại công ty khách sạn du lịch Luận văn Kinh tế 0
A Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng kh Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã Luận văn Kinh tế 0
S Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
H Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần XDCT Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng mây tre ở công ty XNK Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top