Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam





Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm nhân thọ

1.1. Khái quát chung về bảo hiểm nhân thọ

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nhân thọ

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ

1.1.3. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ

1.1.4. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản

1.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ

1.2.1. Khái niệm

1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm nhân thọ

1.2.3. Phân loại thị trường bảo hiểm nhân thọ

1.2.4. Vai trò thị trường bảo hiểm nhân thọ trong nền kinh tế nước ta

1.2.5. Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ trong nước và quốc tế

Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam trong những năm qua.

2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt nam.

2.2.Những nhân tố tác động đến thị trường bảo hiểm nhân thọ

2.3. Thực trạng hoạt động thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam

2.3.1. Quy mô, tốc độ phát triển

2.3.2. Các chủ thể tham gia thị trường

2.3.3. Các bộ phận cấu thành

2.3.4. Mạng lưới hoạt động

2.3.5. Cơ chế vận hành, điều tiết của thị trường bảo hiểm nhân thọ

2.4. Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt nam

3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam

3.2. Đánh giá nhu cầu bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam

3.3. Một số giải pháp

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh bảo hiểm

3.3.2. Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ.

3.3.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường bảo hiểm nhân thọ

3.3.4. Nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

3.3.5. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền

Danh mục tài liệu tham khảo

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i BHNT ngay vào thời điểm đó là chưa phù hợp. Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đó có nhiều điểm bất lợi, cụ thể:
+ Tỷ lệ lạm phát cao
+ Thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp
+ Chưa có môi trường để cho công ty BH hoạt động
+ Chưa có môi trường pháp lý trong lĩnh vực BHNT
Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, với chính sách mở cửa nền kinh tế và các biện pháp tháo gỡ khó khăn, lạm phát được khống chế một cách nhanh chóng, đời sống nhân dân được ổn định, từ đó tạo nhu cầu về tham gia bảo hiểm. Để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm phát triển, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, và góp phần thực hiện chiến lược kinh tế 1991-2000 của đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP, vào ngày 18.12.1993, cho phép thành lập các Công ty bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác, chấm dứt sự độc quyền của Bảo Việt trên thị trường, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Ngay trong năm 1994, sau khi ban hành Nghị định 100/CP, một số công ty bảo hiểm được thành lập như PJICO, Bảo Minh, Bảo Long. Nhưng đây đều là các công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
Đến năm 1996, trên cơ sở đánh giá các điều kiện để triển khai BHNT được coi là chín muồi ( như thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt, nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, dân số nước ta đông), Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 281/QĐTC, vào ngày 20/03/1996, cho phép triển khai hai loại hình BHNT đầu tiên ở Việt Nam, đó là: BHNT có thời hạn và bảo hiểm trẻ em. Sau đó, do những yêu cầu về quản lý quỹ BHNT, ngày 22/6/1996 Bộ Tài chính ký Quyết định số 568/QĐ-TCCB thành lập Công ty BHNT là Bảo Việt Nhân Thọ, trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Sự ra đời của Bảo Việt Nhân Thọ đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Khẳng định hướng đi đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Năm 1999 là một dấu mốc quan trọng khác đánh dấu sự phát triển của thị trường BHNT Việt Nam. Với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta, đồng thời nhận thức rõ được tiềm năng to lớn của thị trường BHNT Việt Nam, đã có nhiều công ty BHNT nước ngoài đăng ký xin phép được hoạt động ở Việt Nam. Và đến năm 1999, có ba công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài đã được Nhà nước ta cấp giấy phép hoạt động, đó là: Công ty TNHH BHNT Chinfon-Manulife (hiện nay Chinfon đã bán hết cổ phần cho Manulife và đổi tên thành Công ty TNHH BHNT Manulife), Công ty TNHH BHNT Bảo Minh-CMG (là liên doanh giữa Bảo Minh và tập đoàn CMG), và Công ty BHNT Prudential UK.
Đến năm 2000, một công ty BHNT 100% vốn đầu tư nước ngoài nữa được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, đó là Công ty bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIA). Như vậy, có thể nói đến lúc này, thị trường BHNT Việt Nam thực sự được hình thành. Sự cạnh tranh không phải diễn ra giữa các công ty trong nước như trong bảo hiểm phi nhân thọ, mà là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Đây là giai đoạn mà đất nước tiếp tục thời kỳ đổi mới, cải cách kinh tế đi vào chiều sâu và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng đạt bình quân 6,9%, lạm phát một con số. Đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 300 USD năm 1996 lên 430 USD năm 2001 và trên 500 USD năm 2003. Đây là những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thúc đẩy thị trường BHNT Việt Nam phát triển.
Đồng thời, để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển một cách bền vững, tại Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 8 của nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật này có hiệu lực từ ngày 1.4.2001, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, trong đó có BHNT.
Bên cạnh Bảo Việt Nhân thọ và bốn công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập từ năm 2000 trở về trước, thị trường BHNT Việt Nam tính đến cuối năm 2005 còn có thêm hai công ty mới và đều là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, đó là: Công ty TNHH BHNT Prévor, và công ty TNHH BHNT ACE. Có thể nói thị trường BHNT Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường BHNT khu vực và trên thế giới.
2.2. các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BHNT trong những năm vừa qua
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Giai đoạn từ năm 1996, khi Bảo Việt triển khai sản phẩm BHNT đầu tiên, đến nay là giai đoạn mà tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển và ổn định sau những năm đầu mở cửa và cải cách, nền kinh tế đã đạt được các chỉ tiêu phát triển đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng gia tăng, nhưng không vượt quá hai con số, vì vậy không ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đến đời sống dân cư và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là những điều kiện tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của thị trường BHNT trong giai đoạn này cũng như những năm về sau. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng có thể kể đến đó là:
2.2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP trong giai đoạn này có sự tăng trưởng mạnh. Số liệu bảng 2.1 cho thấy, nếu như năm 1995 GDP của Việt Nam là 228,92 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2004 con số này đạt 362,1 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994). So với năm 2003, GDP năm 2004 tăng 7,7%, đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất kể từ năm 1997.
Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1994-2004
Năm
1995
1999
2000
2001
2002
2003
2004
GDP (nghìn tỷ đồng)
228,92
399,94
441,64
481,29
535,67
605,58
652,21
Tốc độ tăng (%)
8,8
4,8
6,8
6,9
7,1
7,3
7,7
(Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2005-Nhóm các nhà Tài trợ)
Ngoài ra, nếu xét GDP theo cơ cấu ngành, số liệu bảng 2.2 cho thấy, tỷ trọng trong GDP và tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng là cao nhất và có xu hướng ngày càng tăng, kể cả về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng. Điều này cho thấy sự thay đổi cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá.
Bảng 2.2: GDP theo ngành giai đoạn 1999-2003
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng GDP
399,94
441,64
481,29
535,67
605,58
652,21
Phân ngành:
- Nông lâm ngư nghiệp
101,723
108,356
111,85
123,38
132,19
137,28
- Công nghiệp và xây dựng
137,959
108,356
183,51
206,19
241,93
272,01
- Dịch vụ
160,26
171,07
185,92
206,09
231,46
242,92
(Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2005 - Nhóm Tư vấn các Nhà Tài trợ)
Sự tăng trưởng GDP cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của Việt Nam đã được tăng lên và là cơ sở để tăng mức sống dân cư.
2.2.1.2 Thu nhập dân cư
Thu nhập bình quân đầu người của các tầng lớp dân cư đều được cải thiện trong những năm gần đây. Nếu năm 1994, thu nhập bình quân năm tính trên mỗi đầu người là 2.017.300 đồng, đến năm 1999 con số này là 3.540.000 đồng (Số liệu bảng 2.3). Mức tăng thu nhập dân cư bình quân giai đoạn 1994-1999 là 11,2%. Năm 2000 thu nhập bình quân đầu người có sự tăng mạnh, đạt con số 5.688.700 đồng, tăng 60,70% so với năm 1999. Những năm sau đó, cùng với tăng GDP, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng, và đến năm 2004 ước tính xấp xỉ 8.000.000 đồng. Tuy nhiên, có một thực tế là khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn luôn có khoảng cách lớn, năm 1994 là 2,5 lần, năm 1999 là 3,69 lần, và giai đoạn 2001 - 2002 là khoảng 2,2 lần.
Mức sống nâng cao đã giúp cho người dân Việt Nam bắt đầu có tích luỹ và sử dụng tiền tích luỹ tái đầu tư trở lại nền kinh tế. Trong đó BHNT là một trong những kênh người dân có thể lựa chọn để đầu tư. Đây là cơ sở kinh tế quan trọng cho sự phát triển của BHNT.
2.2.1.3 Đầu tư phát triển
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua kể từ khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm huy động vốn đầu tư phát triển từ tất cả các nguồn, nội lực cũng như ngoại lực. Tính đến năm 2004, vốn đầu tư phát triển đạt 258,7 nghìn tỷ đồng, bằng 103,8% kế hoạch năm và tăng 17,7% so với năm 2003. Trong tổng số, vốn Nhà nước chiếm 56%, vốn ngoài quốc doanh chiếm 26,9%, và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 17,1% (Biểu đồ 2.1).
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu Đầu tư Phát triển
Năm 2004, có 679 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 2,08 tỷ USD. Nếu tính cả các dự án tăng thêm vốn trong năm thì tổng vốn FDI là 4,1 tỷ USD. Vốn ODA đạt hơn 3,2 tỷ USD. Các nước đăng ký vốn FDI lớn nhất là: Đài Loan, 142 dự án, vốn đăng ký 424,5 triệu USD; Hàn Quốc, 154 dự án, vốn đăng ký 335,9 triệu USD; Nhật Bản, 57 dự án, vốn đăng ký 222 triệu USD.
Việc tăng vốn đầu tư phát triển của cả nước trong những năm qua, đặc biệt là đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, là những cơ hội để tăng năng lực sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân.
2.2.2. Điều kiện văn hoá xã hội
2.2.2.1. Dân số
Là một trong số những quốc gia có dân số đông nhất thế giới, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về BHNT. Mặc dù trong những năm gần đây dân số nước ta tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng đã được kiểm soát, luôn thấp hơn 1,5% (bảng 2.3). Đến cuối năm 2004 dân số Việt Nam ước đạt 82 triệu người. Hiện nay, nước ta là một t...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top