keou_303

New Member
Download Đề tài Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Thực trạng và giải pháp

Download Đề tài Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Thực trạng và giải pháp miễn phí





Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và hoàn thiện cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ. Các đề án nâng cấp bệnh viện (BV) huyện, BV đa khoa khu vực và đề án đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay đã có 57% xã, phường đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã. Hệ thống dự phòng đươc củng cố, công tác bảo đảm An toàn vệ sinh thực phẩm đã được chú trọng và đẩy mạnh trong những năm gần đây.
Việt Nam đã khống chế được nhiều dịch bệnh nguy hiểm như dịch SARS, dịch cúm A H5N1, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Các trung tâm y tế chuyên sâu được phát triển mạnh với việc ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị như mổ nội soi, ghép tạng, chẩn đoán hình ảnh. Lĩnh vực y dược học cổ truyền đã được phát triển thành một ngành khoa học và ngày càng đóng góp hiệu quả trong việc khám và điều trị bệnh. Quốc hội đã thông qua các chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, người trong diện chính sách; Chính sách viện phí mới; Chính sách tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở y tế công lập; bảo hiểm y tế ngày càng được hoàn thiện.
Trong thời gian qua, nguồn nhân lực y tế đã phát triển mạnh cả về số lượng và trình độ đào tạo. Tỷ lệ bác sĩ phục vụ/10.000 dân tăng từ 4,1 năm 2001 lên 6,23 năm 2006. Hiện nay, TPHCM có 39 cơ sở y tế công lập thuộc thành phố quản lý; trong đó có 13 bệnh viện chuyên khoa. Khối quận huyện quản lý 24 bệnh viện, 24 trung tâm y tế dự phòng và 322 trạm y tế. Năm 2007, ngân sách thành phố chi cho lĩnh vực y tế tổng cộng là 1.513 tỉ đồng, chiếm 7,58% tổng chi ngân sách. Trong năm nay, dự toán chi thường xuyên cho lĩnh vực y tế là 1.202 tỉ đồng, chiếm 13,45% chi thường xuyên của thành phố.
Hiện tỉ lệ ngân sách y tế trên tổng sản phẩm quốc gia chỉ khoảng 1% trong khi các nước đều từ 6-13%. Việt Nam đứng ở vị trí 189/191 nước thành viên về “tài chính công cho y tế”. Vậy mà, nguồn ngân sách cho khám, chữa bệnh vẫn đang có tốc độ giảm ngày càng lớn. Năm 2006, ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60% tiền thuốc ở các bệnh viện trung ương và khoảng 90% tiền thuốc ở bệnh viện tỉnh. Vì thế, kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn hầu như không có và các bệnh viện đều rơi vào tình trạng “giật gấu vá vai”.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

c chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.
Hiện có 75% số trường Đại học, Cao đẳng có khoa kinh tế hay khoa Quản trị kinh doanh thuộc các tỉnh phía Bắc có môn học thương mại điện tử(TMĐT). Thời lượng các môn học ở mức phổ biến là 45 tiết, riêng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I có 90 tiết và Đại học Ngoại thương có 60 tiết. Nhưng cũng còn nhiều trường, nhiều khoa mới đang xây dựng chương trình TMĐT, trong đó có cả những trường thuộc ngành thương mại như Trường Cán bộ Thương mại Trung ương. Mặc dù tỉ lệ số trường có chương trình đào tạo TMĐT là khá cao ( 75% ở miền Bắc) nhưng nhìn chung, đội ngũ giảng viên cho chuyên ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu.
1.2.Xét trên tầm vi mô (ở cấp độ các doanh nghiệp)
Nguồn nhân lực là một trong những nội lực quan trọng nhất quyết định kết quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Đó chính là động lực để cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ đã có những quyết định đầu tư vào việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên và công nhân trên từng lĩnh vực cụ thể.
Thương mại điện tử là một công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng quản lý các giao dịch bằng thương mại điện tử là một nhu cầu cấp bách hiện nay. Tỷ lệ doanh nghiệp có Website 31,3%, nhưng chức năng TMĐT trong Website còn chưa hữu hiệu. Phần lớn doanh nghiệp đều đánh giá là nguồn nhân lực TMĐT còn thiếu và yếu về kỹ năng. Hiện mới có 38% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT, một tỉ lệ khá thấp so với các nước trong khu vực. Vì chưa có chương trình khung, nên doanh nghiệp phải tự tìm hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho mình.
Đào tạo tại chỗ là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắt của doanh nghiệp, nhưng về mặt chiến lược, hình thức này không trang bị được cho nhân viên những kiến thức bài bản, có hệ thống, do đó hiệu quả về lâu dài không cao. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mới quan tâm đến đào tạo TMĐT bề nổi mà chưa có bề sâu. Do đó, khi xây dựng trang Website hay tham gia vào các sàn giao dịch điện tử, những doanh nghiệp này vẫn chưa khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mà Internet đem lại.
Biểu đồ 4: Hình thức đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp
(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu con người, số năm, 2007)
Doanh nghiệp chi quá ít cho đào tạo nhân lực: Hiện nay, trong tổng số khoảng trên 113 nghìn DN của cả nước, có tới trên 51% DN có dưới 10 lao động, 44,07% DN có từ 10 tới dưới 200 lao động; chỉ có 1,4% DN có từ 200 đến dưới 300 lao động. Về quy mô vốn, số DN có vốn từ dưới 1 tỉ đồng chiếm tới 41,8%; số DN có vốn từ 1 đến dưới 5 tỉ đồng chiếm 37,03% và số DN có vốn từ 5 đến dưới 10 tỉ đồng chỉ chiếm 8,18%. Về trình độ công nghệ của DN còn thấp, hiện tại phần lớn các DN đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ với 76% số lượng máy móc; chỉ có khoảng 10% DN có công nghệ hiện đại; năng lực và kỹ năng quản trị của đội ngũ cán bộ quản lý của các DN trong nước còn nhiều yếu kém, chưa chuyên nghiệp và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của các chủ DN. Nguồn tài chính chi cho công tác đào tạo nguồn nhân lực quá ít ỏi; doanh nghiệp e sợ chi phí quá lớn trong khi nhân viên được đi đào tạo lại chỉ học để đấy chứ không mang được gì về cho doanh nghiệp, thậm chí đào tạo xong rất nhiều người sẵn sàng trả lại kinh phí để tìm đến nơi khác làm việc…
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lao động làm việc trong các Khu công nghiệp và khu chế xuất hiện có khoảng 905.221 người, đa số là lao động phổ thông, lao động có kỹ thuật chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi được tuyển dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80-90% những sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng.
Đến nay nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các nhà trường để đặt hàng lao động theo yêu cầu của mình. Đó là Công ty Intel Product đã tiến hành khảo sát đánh giá chương trình đào tạo, năng lực đào tạo: về đội ngũ giảng viên, tài liệu giảng dạy, phòng thí nghiệm; gặp gỡ và phỏng vấn sinh viên các ngành điện - điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ thuật và công nghệ cơ khí của 5 trường: Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Sau kết quả khảo sát, hiện nay Công ty Intel Product đã tiến hành những bước hợp tác sâu hơn như sẽ ký hợp đồng với Đại học Đà Nẵng nêu nhu cầu đào tạo, đặt hàng đào tạo, hỗ trợ kinh phí.
Doanh nghiệp tạo điều kiện để nhà trường gửi sinh viên đến thực tập và giúp đỡ về kinh phí để mua tài liệu học tập. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG-TP.HCM) đã tiến hành ký kết với Microsoft để cùng đào tạo nhân lực. Khoa Kinh tế (ĐHQG-TP.HCM) cũng ký hợp tác với với Công ty cổ phần Hoa Sen (Hoa Sen Corporation) bằng việc ký kết hợp tác chiến lược giữa đơn vị đào tạo với doanh nghiệp nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Doanh nghiệp đã tin tưởng đặt hàng đào tạo, triển khai nghiên cứu khoa học với cơ sở đào tạo. Cụ thể, phía trường cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên của Hoa Sen Corporation… Ngược lại, doanh nghiệp hợp tác với trường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tại Hoa Sen Corporation, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; tài trợ học bổng, các hoạt động phong trào, học thuật cho sinh viên. Và quan trọng nhất là sinh viên được thực tập tại công ty. Từ tháng 6 năm 2007, tại Tp.HCM, Kaisa Consulting, SAP và Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Tp.HCM (một đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Tp.HCM) đã chính thức công bố Chương trình Hợp tác đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam, đặc biệt là các chương trình của SAP. Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã ký hợp đồng đào tạo theo nhu cầu với 6 doanh nghiệp là Tập đoàn Nomura (Nhật Bản), Tập đoàn GAMI, Công ty chứng khoán Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Đại Dương.
Công ty Campal là một công ty chế tạo máy tính xách tay và các thiết bị điện tử viễn thông đầu tư với số vốn ban đầu lên đến trên 500 triệu USD tại Vĩnh Phúc, đề nghị chuyển giao chương trình đào tạo của công ty cho một số trường đại học với giảng viên của cả doanh nghiệp và trường đại học. Đồng thời sẵn sàng đưa giảng viên đi bồi dưỡng ở nước ngoài, sau khi về nước có thể dạy được chương trình mới của công ty.
Để chủ động trong việc đào tạo tuyển dụng lao động, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top