MacAdhaimh

New Member
Download Đề cương dược liệu thú y

Download Đề cương dược liệu thú y miễn phí





CƯƠNG HỌC KỲ 6 NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: DƯỢC LIỆU HỌC THÚ Y
Câu 1: Nguồn gốc thuốc: nêu các cách phân loại dược liệu? Cho VD cụ thể (6 cách)?
Trả lời:
- Thời nguyên thủy, tổ tiên ta đã biết cách phân loại cây độc với cây làm thuốc và cây làm
thức ăn.
+ Kinh nghiệm tích lũy dần dần, loài người biết lợi dụng cây để làm thức ăn, sử dụng cây
thuốc phòng trị bệnh và những cây độc dùng trong săn bắn hay chống giặc ngoại bang.
- Việc phát minh cây thuốc đã có từ thời thượng cổ khi đấu tranh với thiên nhiên, tìm thức
ăn mà có.
1. Các cách phân loại dược liệu:
a. Dựa vào nguồn gốc:
- Thuốc nam gia truyền: trị bệnh theo kinh nghiệm cha truyền con nối để tồn tại và phát
huy, không hay ít biết lý luận khoa học tồn tại ở các vùng dân tộc ít người.
- Lương y được đào tạo: có hiểu biết cơ bản về nội dung y lý, khoa học, thường tồn tại
trong khu đô thị, được học và đào tạo nghiêm chỉnh.
b. Dựa vào tác dụng dược lý:
- Dược liệu có tác dụng ở đường tiêu hóa: thảo quyết minh,
- Dược liệu có tác dụng ở đường hô hấp
- Dược liệu có tác dụng kháng sinh thực vật: cây tỏi
- Dược liệu có tác dụng trị nội ngoại kí sinh trùng:
c. Dựa vào cường độ tác dụng (độc tính) của dược liệu:
- Dược liệu độc bảng A: ba đậu sống, mã tiền sống, phụ tử sống, ô dầu, thạch tín, thiềm tô,
hoàng nàng, mã tiền, thạch tín, ban miêu, thiềm tô, cà độc dược, thông thiên, trúc đào.
- Dược liệu độc bảng B: ba đậu chế, hoàng màn chế, mã tiền chế, hùng hoàng, chu sa, kinh
phấn, thủy ngân, lưu huỳnh, phụ tử chế (muối 6 tháng),.
d. Nguồn gốc dược liệu: Có nguồn gốc từ thực vật, động vật.
- Dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên hoàn toàn: dựa vào thiên nhiên mà khai thác hoàn
toàn: thực vật, động vật,
- Dược liệu do con người sản xuất ra.
Câu 2: Mục đích và nguyên tắc thu hái dược liệu?
Trả lời:
1. Mục đích thu hái dược liệu:
- Chủ động nguồn thuốc trong điều trị.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA: THÚ Y
SV: LƯƠNG QUỐC HƯNG Email: [email protected]
ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ 6 NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: DƯỢC LIỆU HỌC THÚ Y
Câu 1: Nguồn gốc thuốc: nêu các cách phân loại dược liệu? Cho VD cụ thể (6 cách)?
Trả lời:
- Thời nguyên thủy, tổ tiên ta đã biết cách phân loại cây độc với cây làm thuốc và cây làm
thức ăn.
+ Kinh nghiệm tích lũy dần dần, loài người biết lợi dụng cây để làm thức ăn, sử dụng cây
thuốc phòng trị bệnh và những cây độc dùng trong săn bắn hay chống giặc ngoại bang.
- Việc phát minh cây thuốc đã có từ thời thượng cổ khi đấu tranh với thiên nhiên, tìm thức
ăn mà có.
1. Các cách phân loại dược liệu:
a. Dựa vào nguồn gốc:
- Thuốc nam gia truyền: trị bệnh theo kinh nghiệm cha truyền con nối để tồn tại và phát
huy, không hay ít biết lý luận khoa học tồn tại ở các vùng dân tộc ít người.
- Lương y được đào tạo: có hiểu biết cơ bản về nội dung y lý, khoa học, thường tồn tại
trong khu đô thị, được học và đào tạo nghiêm chỉnh.
b. Dựa vào tác dụng dược lý:
- Dược liệu có tác dụng ở đường tiêu hóa: thảo quyết minh,
- Dược liệu có tác dụng ở đường hô hấp
- Dược liệu có tác dụng kháng sinh thực vật: cây tỏi
- Dược liệu có tác dụng trị nội ngoại kí sinh trùng:
c. Dựa vào cường độ tác dụng (độc tính) của dược liệu:
- Dược liệu độc bảng A: ba đậu sống, mã tiền sống, phụ tử sống, ô dầu, thạch tín, thiềm tô,
hoàng nàng, mã tiền, thạch tín, ban miêu, thiềm tô, cà độc dược, thông thiên, trúc đào.
- Dược liệu độc bảng B: ba đậu chế, hoàng màn chế, mã tiền chế, hùng hoàng, chu sa, kinh
phấn, thủy ngân, lưu huỳnh, phụ tử chế (muối 6 tháng),..
d. Nguồn gốc dược liệu: Có nguồn gốc từ thực vật, động vật.
- Dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên hoàn toàn: dựa vào thiên nhiên mà khai thác hoàn
toàn: thực vật, động vật,…
- Dược liệu do con người sản xuất ra.
Câu 2: Mục đích và nguyên tắc thu hái dược liệu?
Trả lời:
1. Mục đích thu hái dược liệu:
- Chủ động nguồn thuốc trong điều trị.
TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA: THÚ Y
SV: LƯƠNG QUỐC HƯNG Email: [email protected]
+ Nguyên liệu dùng làm thuốc chỉ sinh trưởng và phát triển theo từng mùa, không phải lúc
nào cũng có được nguyên liệu tươi dùng trong phòng, trị bệnh được.
+ Đặc biệt hoạt chất có trong vị thuốc cũng không phân bố đều trong tất cả các bộ phận
hay tồn tại trong cả 4 mùa.
- Tác dụng quyết định đến công tác điều trị tốt hay không tốt.
+ Hái lá làm thuốc không đúng mùa vụ, không đúng quy cách, có khi hoàn toàn không có
tác dụng chữa bệnh vì không có hoạt chất cần dùng. VD: ma hoàng thu hái khi đã có gió
mùa đông bắc hay cả vụ đông sẽ ít hay không có tác dụng chữa bệnh nữa vì không còn
ephedrin.
- Hàm lượng hoạt chất của 1 cây thuốc thay đổi tùy theo bộ phận, theo tuổi cây, theo thời
kỳ trong năm, từng giờ trong ngày.
→ Không có quy luật chung để lúc nào biết có hàm lượng hoạt chất tối da trong cây.
2. Nguyên tắc thu hái:
a. Thu đúng thời kỳ:
- Với mỗi vị thuốc cần biết phải thu hái vào lúc nào sẽ cho năng suất và hiệu lực điều trị
cao nhất
+ Cây benladone (hoạt chất chính là hyoxyamin tạo ra trong rễ cây sau đó truyền lên các
phần trên mặt đất), năm thứ nhất, thân cây còn xanh chứa nhiều ancaloid hơn lá → thu các
cành từ chỗ thân còn xanh và các lá trên cành, năm thứ 2 thân cây bị gỗ hóa nên hàm lượng
ancaloid tập trung nhiều ở ngọn có hoa, khi quả chín thì ancaloid lại giảm đi → thu các
ngọn có hoa.
+ Cúc trừ trùng dùng tẩy giun, sán, hàm lượng perythroid cao nhất ở hoa
+ Mễ hòa khi hoa chưa nở nhìn giống như hạt thóc chứa 20% rutin, nhưng đến khi hoa nở
có cánh màu vàng thì lượng rutin hoàn toàn như mất hết.
+ Khi thu hoạch bạc hà lấy tinh dầu cần cắt cây trước lúc ra hoa.
+ Cây long não có camphora tích lũy trong gỗ (xeton teepenic), cây càng già, lượng
camphora càng cao, việc khai thác cây chỉ bắt đầu sau 40 – 50 năm mới cho hiệu quả cao.
- Khi hái cần phân biệt cây sống hàng năm với cây chỉ cho một lứa duy nhất, chỉ tạo ra 1
chồi sinh sản sau đó chết.
- Nên thu hái lúc khô ráo, giúp việc phơi sấy, bảo quản dược liệu thuận tiện.
+ Cây mang hoa ở ngọn, cây có tinh dầu, gôm, gôm nhựa, nhựa mủ (thuốc phiện) dễ hỏng
do mưa, nên phải thu hái vào buổi sáng trước lúc mặt trời mọc.
+ Cây thu củ, vỏ thân, rễ nên thu sau mưa, lúc đó dễ nhổ cây, dễ tách vỏ cây (quế, lựu, ngũ
gia bì,…).
b. Thu đúng bộ phận
b.1 Thu cả cây:
- Không lấy phần sát gần mặt đất vì có lẫn tạp chất, cỏ dại và những thành phần già của
cây chứa ít hoạt chất.
- Cách thu: cắt dưới cành cuối cùng của cây khoảng 10 – 15 cm. Thu khi sắp ra hoa.
+ Dược liệu: bồ công anh, ích mẫu, ngải cứu,…
b.2 Thu búp cây:
TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA: THÚ Y
SV: LƯƠNG QUỐC HƯNG Email: [email protected]
- Cây thu 1 lần trong năm thì hái từ giữa hay cuối mùa xuân đến đầu hè (tháng 3, 4 dương
lịch).
- Cây thu hái nhiều lần thì có thể thu hái nhiều lần trong năm.
- Cách thu: ngắt từng búp hay bẻ cành con sau đó ngắt.
- Dược liệu: chè (búp khi các búp này nẩy phồng to, những lá chưa xòe có thể lấy thêm 1
hay hai lá non kèm theo búp cũng được).
b.3 Thu hoa:
- Với hoa sử dụng tinh dầu thì hái khi hoa sắp nở, hái cả cụm hoa có kèm lá bắc: hoa kim
ngân, hoa hòe, hoa cúc,…
- Với cây sử dụng cánh hoa thì thu sau khi hoa đã nở: hoa mào gà,…
- Cách thu:
+ Hoa lấy tinh dầu: hoa hồng, hoa cúc,…hái bằng tay
+ Hoa nhỏ có hoạt chất bên trong thì cắt cả cụm hoa rồi dùng lược tuốt chải: nụ hòe, hạt
mã đề, bạch cúc, cúc từ trùng,…
b.4 Thu quả:
Quả mọng Quả khô
- Thu lúc quả chín hẳn, song khó bảo quản,
dễ dập nát, hư hỏng nên hái khi quả vừa chín
tới.
- Quả dâu, mâm sôi (phúc bồn tử), mơ,mận,
- Thu lúc gần chín hoàn toàn trước khi rụng.
+ Hái sớm thì ít hoạt chất, khó bảo quản,
phơi sấy lâu.
+ Hái muộn quả nứt nẻ, hạt rơi vãi
- Quả bồ kết, đậu, hồi, thảo quả,…
b.5 Thu ngọn có hoa:
- Cách thu: dùng liềm hay kéo cắt bó lại, sử dụng máy chuyên nghiệp khi khai thác lớn.
- Dược liệu: bạc hà, hương thảo, kinh giới, hương nhu,…
b.6 Thu lá:
- Tùy theo mục đích làm thuốc, vị trí của lá làm thuốc mà quyết định thời kỳ thu hái.
- Mỗi thời kỳ sinh trưởng, phát dục của lá, đều chứa các hoạt chất khác nhau:
+ Lá chè khi còn non chứa nhiều tanin và cafein hơn lá chè già.
+ Lá ổi non chứa nhiều tanin hơn lá già
+ Bạc hà, kinh giới lá ở phần trên ngọn chứa nhiều tinh dầu hơn lá gần gốc.
- Cách thu:
+ Cây 1 năm: hái là bánh tẻ, lúc cây sắp ra hoa, chớm ra hoa.
+ Cây sống lâu năm: hái vào năm thứ 2, sang năm thứ 3 thì thu ở nơi tập trung hoạt chất
như củ, quả.
b.7 Thu hạt: - Thu hạt khi thật già
+ Hạt của quả tự mở: hạt muồng, cải,… thu trước khi quả nứt.
TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA: THÚ Y
SV: LƯƠNG QUỐC HƯNG Email: [email protected]
+ Hạt dẻ tây là nhặt dưới đất.
+ Hạt quả thịt: hạt mã tiền, táo, đào chờ quả chín, hái về loại bỏ phần thịt quả rồi phơi khô.
b.8 Thu vỏ:
- Thường dùng vỏ cành, ít dùng vỏ thân vì có nhiều lớp bẩn và tùy vào các...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top