Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về hoàn thiện chính sách lãi suất ở nước ta hiện nay





Phần I: Lý luận chung về lãi suất tín dụng 1

I.KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG. 1

1.Khái niệm tín dụng 1

2.Khái niệm lãi suất tín dụng và bản chất kinh tế của nó. 2

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT TÍN DỤNG. 4

1-Quan hệ cung - cầu về vốn vay trên thị trường. 4

1.1.Nhu cầu về tiền vay ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. 5

1.2. Cung tiền cho vay ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. 6

2. Tỷ lệ lạm phát dự tính trong nền kinh tế ảnh hưởng tới lãi suất tín dụng. 6

3. Thời gian đáo hạn ( Term of maturity ). 7

4. Tính lỏng của khoản vay ( Liquidity ). 8

5. Rủi ro ( Risk ). 9

6. Lạm phát. 10

III. CHÍNH SÁCH LÃI SUÁT TÍN DỤNG. 13

1.Lãi suất trong nền kinh tế thị trường. 13

1.1. Đặc điểm của lãi suất trong nền kinh tế thị trường. 13

1.2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường. 14

- Làm căn cứ để phân bổ các nguồn lực 14

2. Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất. 17

Phần II: Đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. 19

I. Quá trình đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt Nam. 19

1- Thời kỳ trước năm 1992- Thời kỳ lãi suất âm. 19

2) Thời kỳ từ cuối năm 1992 đến cuối năm 1993, chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. 20

3 . Thời kỳ từ cuối năm1993 đến năm 1995-Vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận. 21

4. Thời kỳ từ 1/1/1996 đến năm cuối năm 1999- Thời kỳ thực hiện chính sách trần lãi suất. 22

5.Thời kỳ từ cuối năm 2000 đến nay- thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản. Xu hướng tự do hoá lãi suất. 26

II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 26

1-Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản (LSCB) ở nước ta hiện nay. 26

2- Nắm vững các yêu cầu và mục tiêu cần hướng tới 27

3-Nắm vững các nguyên tắc hình thành LSCB. 28

4. Cách xác định LSCB. 29

5- Vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. 30

Phần III: Kết luận và kiến nghị 35

1- Kết luận. 35

2-Kiến nghị 35

Danh mục tài liệu tham khảo 36

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hấp bấy nhiêu. Giá trị của tài sản bị bào mòn dữ dội.
+ Tỷ lệ lãi suất > Tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực sự lớn hơn không. Trong trường hợp này, đầu tư hoàn toàn có lợi. Lãi suất càng lớn hơn lạm phát, lợi nhuận thu được càng lớn theo.
Chỉ có tình huống thứ 3 là được chấp nhận. Cho nên khi ngân hàng hay nhân dân, đầu tư hay cho vay, người ta thường quan tâm đến lạm phát để luôn đảm bảo rằng lãi suất đầu tư phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác, lãi suất đầu tư phải ở mức từ tỷ lệ lạm phát trở lên.
Do mối liên quan giữa lãi suất và lạm phát, người ta chia lãi suất ra làm 2 loại:
+Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate) hay NIR, là lãi suất của tài sản trên đơn vị tiền tệ. Khi chúng ta đọc những thang lãi suất được niêm yết trên báo chí, tại các ngân hàng, trên ti vi hay các phương tiện truyền thông đậi chúng khác..., chúng ta đã và đang đọc về lãi suất danh nghĩa. Loại này đơn thuần chỉ là số lượng đơn vị tiền thu được từ 100 đơn vị tiền được đem đâu tư trong khoảng thời gian nhất định nào đó của thông báo.
+Lãi suất thực: (Real interest rate) hay RIR là lãi suất được tính theo khối lượng hàng hóa mà người có vốn cho vay nhận được sau một kỳ hạn cho vay.
Khi chúng ta nói đến lãi suất, đôi khi chúng ta quên mất tác dụng của lạm phát và nó cần được gọi 1 cách chính xác hơn là lãi suất thực.
Lãi suất thực đã được chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về mức giá, do đó nó phản ánh chính xác hơn chi phí thật của việc vay tiền. Lãi suất thực định nghĩa một cách chính xác hơn bằng phương trình Fisher, mang tên của Irving Fisher, một trong số những chuyên gia kinh tế tiền tệ thế kỷ 20. Phương trình Fisher nói rằng, lãi suất danh nghĩa (NIR) bằng lãi suất thực (RIR) cộng với lạm phát dự tính (p)
NIR =RIR + p
Khi chuyển đổi các vế, chúng ta tìm được lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi mức lạm phát dự tính:
RIR =NIR - p
p cũng có thể là tỷ lệ % của lạm phát trong cùng thời gian hoạt động đầu tư.
III. Chính sách lãi suát tín dụng.
1.Lãi suất trong nền kinh tế thị trường.
1.1. Đặc điểm của lãi suất trong nền kinh tế thị trường.
Chúng ta đã biết rằng cơ chế kinh tế thị trường có những đặc điểm như: (1)Tính tự chủ các chủ thể kinh tế rất cao. (2) Hàng hóa trên thị trường rất phong phú, người mua và người bán gặp nhau ở giá cả của thị trường; (3)Giá cả của hàng hóa được hình thành ngay trên thị trường;(4)- Cạnh tranh là một tất yếu của kinh tế thi trường;(5)- Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở, đa dạng, phức tạp và được điều hành bởi hệ thống tiền tệ, hệ thống luật pháp của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng là những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Sản phẩm của chúng cũng được trao đổi trên thị trường như mọi hàng hóa khác. Mọi sản phẩm muốn trao đổi đều phải có giá và lãi suất là giá cả của việc mua bán vốn của các tổ chức tín dụng và lãi suất trong nền kinh tế thị trường có những đặc điểm sau:
+ Có tính cạnh tranh cao.
Như mọi loại giá của hàng hóa, lãi suất tín dụng cũng được điều chỉnh theo quan hệ cung - cầu về tiền tệ trên thị trường, theo những mục tiêu kích thích hay hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau. Các tổ chức tín dụng cũng như bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, đều hướng mục tiêu hoạt động của mình vào việc tìm kiếm lợi nhuận tối đa và do đó có sự cạnh tranh cao độ ở nhiều mặt. Sự cạnh tranh thể hiện ở lãi suất huy động và lãi suất cho vay. hiểu đơn giản là “ giá mua ” và “ giá bán ” của vốn. Khi giá mua tăng, tất yếu giá bán phải tăng để đảm bảo có lợi nhuận. Nhưng có trường hợp các tổ chức tín dụng có thể bán với giá thấp để tranh thủ các khách hàng lớn, có tín nhiệm hay để tiếp thị. Các tổ chức tín dụng luôn phải linh hoạt giữa mức cho vay cao nhất để họ thu lợi nhuận tối đa, đồng thời lại phải đảm bảo sao cho khách hàng có thể chấp nhận được. Đôi khi họ có thể bán cao để làm nản lòng những khách hàng thiếu tín nhiệm, hay nhằm vào những thuơng vụ có lợi nhuận “ siêu ngạch ”. Đối với lãi suất huy động, các tổ chức tín dụng luôn đặt ra mức lãi suất thấp nhất về phía họ để đảm bảo thu lợi nhuận cao nhưng vẫn phải đảm bảo việc thu hút lớn nhất nguồn vốn có thể huy động. Ngoài mức lãi suất, các tổ chức còn cạnh tranh với nhau bằng các cách và cách trả lãi sao cho khách hàng có thể gửi hay vay tiền một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Việc thanh toán theo lãi gộp hay lãi đơn cũng là 1 công cụ cạnh tranh của các tổ chức tài chính.
+Bên cạnh tính cạnh tranh, lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường còn có tính tự do.Tính tự do của lãi suất đảm bảo cho sự phản ứng kịp thờcủa tổ chức tín dụng trước sự biến động của cung - cầu vốn trên thị trường.Tính tự do của lãi suất đối lập với những áp đặt mang tính hành chính vào sự hình thành lãi suất, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải được tự chủ trong việc ấn định các mức lãi suất của mình.
+Thứ ba, lãi suất có tính linh hoạt. Trong nền kinh tế hị trường, lãi suất phải có sự thay dổi hàng ngày để phù hợp với diễn biến của thị trường và phù hợp với các đối tượng cho vay.
+Và cuói cùng, lãi suất trong nền kinh tế thị trường phải đảm bảo là lãi suất thực dương, nghĩa là các tổ chức tín dụng phải đảm bảo cho họ và những người cho vay có lãi.
1.2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là công cụ của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Nó tác động trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế.
Vai trò công cụ điều tiết nền kinh tế của lãi suất được thể hiện ở các mặt sau:
- Làm căn cứ để phân bổ các nguồn lực
Như chúng ta đã biết,để phân bổ và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Là một loại giá cả, lãi suất cũng có vai trò quan trọng trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay là một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được từ ngành kinh tế đó, dự án đó hay tài sản đó so với chi phí ban đầu. Điều này có nghĩa là phải xem xét một ngành, một dự án kinh doanh có đem lại lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đủ để trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không. Ngành nào, dự án kinh doanh nào có tỷ suất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó, và đó là sự phân bổ hiệu quả.
Thông qua lãi suất, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những ngành sản xuất khác nhau để đầu tư nhằm thu tỷ suất lợi nhuận cao. Như vậy lãi suất là tín hiệu, là một căn cứ để có sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong xã hội, là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư.
- Tác động tới mức tiêu dùng và tiết kiệm củ dân cư.
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn đề hàng lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó tiền tệ và lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố đó.
Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều hơn cho việc mua sắm các hàng hoá, nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Ngược lại, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng.
-Thúc đẩy việc quản lý sử dụng vốn trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập, chi phí kỳ vọng trong kinh doanh. Trong đó lãi suất thể hiện chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định đầu tư.
Khi lãi suất ở mức cao, ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, do vậy chi tiêu cho đầu tư giảm , ngược lại khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư sẽ tăng.
Ngay cả khi một doanh nghiệp có dư thừa vốn và không muốn vay để đầu tư vào vốn hiện vật thì chi tiêu đầu tư vẫn bị ảnh hưởng của lãi suất do doanh nghiệp có thể mua chứng khoán. Lãi suất cao, chi phí cơ hội của một khoản đầu tư sẽ cao, chi tiêu đầu tư giảm do các doanh nghiệp mua chứng khoán sẽ tốt hơn vào đầu tư vốn hiện vật. Khi lãi suất chi phí cơ hội của đầu tư giảm, chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên vì đầu tư vào vốn hiện vật rất có thể đem lại thu nhập lớn hơn cho doanh nghiệp so với mua chứng khoán.
Đối với đầu tư hàng dự trữ, chi phí của việc gửi hàng dự trữ là khoản lãi trả cho khoản tiền đáng lẽ thu được do bán nhượng hàng hoá này đi hay khoản vay để mua hàng. Lãi suất làm việc tăng, chi phí biên của việc giữ hàng dự trữ so với lợi ích biên đã giả định trước làm cho đầu tư vào hàng dự trữ giảm.Như vậy lãi suất là nhân tố chủ yếu quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào vốn hiện vật và hàng dự trữ.
- Tác động tới tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu.
Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top