bluewater200vn

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay





 Các ngân hàng phải thường xuyên tập huấn đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng phân tích, thẩm đinh dự án, đánh giá kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay. Tổ chức các cuộc hội đàm, rút kinh nghiệm để phát huy năng lực của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, người cán bộ ngân hàng phải am hiểu pháp luật, ngoại ngữ để phục vụ tốt công việc ngân hàng.

Đồng thời các ngân hàng cần củng cố và hoàn thiện tổ chức tín dụng từ TƯ tới địa phương để phân công mỗi cán bộ quản lý một số khách hàng, một số vốn vay nhất định phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm của mỗi cán bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý. Cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm cũng như chế độ thưởng phạt cụ thể đối với cán bộ tín dụng, coi trọng đạo đức cán bộ ngân hàng. Điều này khuyến khích, động viên họ hăng say, tích cực lao động, mặt khác hạn chế tiêu cực, cửa quyền, lợi dụng chức quyền để vi phạm pháp luật.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



- Vốn tự có: đây là lượng vốn thuộc sở hữu của ngân hàng.
- Tài sản nợ khác (nguồn vốn khác): loại này lúc có lúc không, ngân hàng này có ngân hàng khác có thể không có.
Bằng hoạt động huy động vốn, ngân hàng đã nắm trong tay phần lớn của cải xã hội về mặt giá trị
Nghiệp vụ sử dụng vốn.
- Nghiệp vụ kho quỹ: đây là hoạt động nhằm đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho khách hàng. Để đảm bảo chi trả cho khách hàng khi có một luồng tiền rút ra ngân hàng phải thực hiện dự trữ bao gồm dự trữ bắt buộc (gửi tại ngân hàng trung ương), và dự trữ vượt quá (tồn quỹ nghiệp vụ ngân hàng).
- Nghiệp vụ cho vay: là hoạt động cơ bản và chủ yếu của bất kỳ NHTM nào. Đại bộ phận số tiền đi vay hay huy động được là để cho vay nền kinh tế. Khoản mục này có tích luỹ kém nhất, độ rủi ro vỡ nợ cao, do đó ngân hàng thu được lợi tức cao nhất nhờ các khoản cho vay, chiếm 2/3 thu nhập của các NHTM.
- Đầu tư: các ngân hàng có thể đầu tư vào các dự án, đầu tư vào chứng khoán.
- Tài sản có khác: đây là hoạt động sử dụng vốn mang tính chất không thường xuyên như tài trợ, quảng cáo, các vốn hiện vật như các toà nhà ngân hàng, các trang thiết bị. . .
Nghiệp vụ trung gian.
Ngoài các hoạt động nhận tiền gửi và cho vay, Ngân hàng thương mại còn đứng giữa các khách hàng thực hiện các dịch vụ hay thực hiện “lệnh” của các khách hàng:
- Chuyển tiền: theo lệnh của khách hàng chuyển tiền cho người thứ ba ở một địa phương nào đó.
- Thanh toán không dùng tiền mặt: qua các hình thức như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng L/C, séc. . .
- Cung cấp các dịch vụ tài chính: mua bán hộ tài sản, quản lý danh mục đầu tư. . .
2 . Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng.
2.1 . Tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng với một bên là các chủ thể khác của nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồmtiền mặt và bút tệ. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, với tư cách vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
2.2 . Vai trò của tín dụng ngân hàng.
2.2.1 - Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, có vai trò hết sức quan trọng trong việc tập trung, điều hoà lượng cung - cầu về vốn cho nền kinh tế. Hoạt động của tín dụng ngân hàng làm nhiệm vụ chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ các người tiết kiệm sang những nhà đầu tư, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
Hoạt động tín dụng giúp tận dụng những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đưa vào sản xuất kinh doanh do đó nó góp phần thúc đẩy quá trình chu chuyển tiền tệ, thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng.
Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn là công cụ chhủ yếu để tài trợ, đầu tư cho các ngành, các lĩnh vực then chốt, các vùng kinh tế kém phát triển. Đồng thời nó tạo lượng tiền cung ứng, phát triển kinh tế đối ngoại, góp phần bình ổn giá cả và kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế.
2.2.2 - Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động của NHTM.
Đối với các Ngân hàng thương mại, tín dụng là một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì thế cần mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá hoạt động cho vay, đầu tư, đa dạng hoá khách hàng và thời hạn vay để ngân hàng có thể đứng vững trong cơ chế thị trường.
3 . Hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM.
3.1 . Hiệu quả hoạt động tín dụng.
Theo các nhà Ngân hàng thì hoạt động tín dụng được coi là có hiệu quả khi đảm bảo ba yếu tố: khả năng sinh lợi, khả năng thu hồi nợ đúng hạn và khả năng thanh khoản từ phía nguồn. Điều này có nghĩa là các ngân hàng khi tiến hành cho vay thì khoản vay đó phải mang lại thu nhập cho ngân hàng, bảo đảm trang trải được chi phí trả lãi huy động hay đi vay, chi phí ngân hàng và rủi ro, cùng với khả năng trả nợ của khách hàng và sự cân xứng từ phía nguồn. Hiệu quả hoạt động tín dụng được đánh giá thông qua:
- Quy mô tín dụng :
+ Doanh số cho vay.
+ Dư nợ tín dụng.
- Chất lượng tín dụng :
+ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ.
+ Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động.
3.2 . Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM.
Chất lượng của công tác thẩm định dự án.
Trước khi tiến hành cho vay đối với một dự án, việc đầu tiên rất quan trọng là phải tiến hành thẩm định dự án. Qua đó ngân hàng mới có thể đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của dự án, tránh những rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.
Thẩm định dự án đầu tư là việc xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án để quyết định xem có đầu tư hay không. Do vậy, phải vận dụng tổng hợp những hiểu biết về KHTN, KHXH, công nghệ ngân hàng và đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước để xem xét đánh giá, phân tích về quy mô, thiết bị, quy trình công nghệ, và hiệu quả kinh tế xã hội.
Thẩm định dự án còn là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, lãi suất, thời gian cho vay, mức thu hồi nợ hợp lý tạo điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả tối ưu.
Lãi suất tín dụng.
Lái suất tín dụng là giá cả của tín dụng hay giá phải trả cho quyền sử dụng vốn. Lãi suất tín dụng đóng vai trò đòn bẩy kinh tế nhạy bén đối với doanh nghiệp, cá nhân và ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược, hoạt động của họ. Trong hoạt động tín dụng lãi suất quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Lái suất cho vay của NHTM thường được tính dựa trên cơ sở lãi suất đầu vào cộng với một tỷ lệ nhất định đủ để trang trải chi phí hoạt động và đảm bảo cho ngân hàng có lãi. NHTM huy động vốn tự nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn đều có mức lãi suất nhất định.
ảnh hưởng của yếu tố rủi ro.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là hiện tượng bên vay vốn không trả được nợ khi đến hạn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến khách hàng không trả được nợ:
- Nguyên nhân khách quan: do thiên tai, do biến động của thị trường, do sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá. . . Rủi ro thiên tai là rủi ro bất khả kháng đối với người vay, làm người vay thiệt hại nặng không trả được nợ. Rủi ro do biến động của thị trường, biến động lãi suất hay tỷ giá là do biến động tình hình kinh tế, chính trị do thay đổi chính sách kinh tế của Nhà nước dẫn đến những biến động gây bất lợi cho khách hàng.
- Nguyên nhân chủ quan: là những nguyên nhân từ phía ngân hàng hay do khách hàng gây ra. Do việc sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng, ngoài ra còn do sự quản lý yếu kém đối với vốn vay quản lý kinh doanh kém cũng là nguyên nhân dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán, không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Về phía ngân hàng, do việc thẩm định dự án không chính xác, không phát hiện ra sai lầm của khách hàng trong việc tìm hiểu thị trường để tư vấn cho khách hàng, hay do cán bộ tín dụng c

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Luận văn Kinh tế 0
S Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh VietinBank Ninh Bình Luận văn Kinh tế 2
S Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty thương mại xây Luận văn Kinh tế 0
J Giải pháp thu hút việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân để phát triển phương thức thẻ tại NHNo&PTNT h Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp mở rộng cho vay, gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Y Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng ở chi nhánh NHNo & PTNT Tam Trinh Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp mở rộng cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô của VPBank - Phòng giao dịch Trần Duy Hưng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top