Download miễn phí Kinh tế Việt Nam - Các giai đoạn phát triển





Lời mở đầu 1

Nội dung

I. Kinh tế Việt Nam - các giai đoạn phát triển 2

II. Tổng quan kinh tế đất nước 2003 3

III. Kinh tế thế giới 2004- những đoán 4

IV. Tăng thu nhập quốc dân - Những giải pháp chính 7

Lời kết 9

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
"Thu nhập quốc dân" - một tiêu chí quan trọng để đánh giá nền kinh tế một quốc gia hẳn bạn đã biết. Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến khái niẹm này và bạn có quan tâm đến kinh tế thời "mở" ở Việt Nam không. Hãy cùng tui tìm hiểu một số vấn đề trong tiểu luận này:
- Kinh tế Việt Nam - các giai đoạn phát triển
- Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2004
- Kinh tế thế giới 2004 - Những dự đoán.
- Tăng thu nhập quốc dân - những giải pháp chính.
Nội dung
Thu nhập quốc dân là tổng sản phẩm mới (giá trị mới) sáng tạo trong một năm (là phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi đã trừ đi số liệu sản xuất đã hao phí trong một năm).
I. Kinh tế Việt Nam - các giai đoạn phát triển
Sau khi thống nhất đất nước, nước ta quá độ tư bản chủ nghĩa mà xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là sự nóng vội sai lầm, Lênin đã từng cho rằng: "Khi chưa có đủ các yếu tố cần thiết thì không nên xây dựng XHCN. Sai lầm ấy đã đưa nền kinh tế Việt Nam vào thời kỳ khủng hoảng, trì trệ vô cùng đen tối.
Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối đổi mới trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm mà nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liệu bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khi đổi mới nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến đáng kể: Siêu lạm phát bị đẩy lùi (năm 1986 lạm phát là 774,7%; 1987 là 223,1%; 1989 là 34,7% là 1990 là 67,4%). Trong 5 năm 1991-1995 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 8,7% - sản xuất công nghiệp mỗi năm tăng 13,5%. Viện trợ từ nước ngoài tăng nhanh bao gồm vốn FDI và ODA. Tuy nhiên đến năm 1995 kinh tế vẫn còn bị bao vây và cấm vận trong khi hệ thống XHCN ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu bị sụp đổ.
Đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, mở rộng thị trường Việt Nam đã gia nhập ASEAN (28/7/1995 "Bình thường hoá quan hệ với Mỹ, ký hiệp định chung về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật với Liên minh Châu Âu". Từ thời điểm năm 1993 kinh tế Việt Nam đã bước sang thời kỳ mới GDP bình quân đạt 9%, sản xuất công nghiệp tăng 13,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 28,4%.
Năm 1997 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. GDP liên tục giảm (năm1996 là 9,34%; 1997 là 8,15%; 1998 chỉ còn 5,83%; 1999 chỉ đạt 48%). Đóng góp cho GDP của các ngành đều giảm.
Đứng trước khó khăn to lớn, Chính phủ đã đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 thực hiện cùng một lúc 2 mục tiêu "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá" với kế hoạch này nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu hồi phục. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch khá nhanh: Từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ).
Năm 2002 tỉ trọng các ngành trong GDP là nông nghiệp 23%, công nghiệp 38,6%, dịch vụ 35,5%. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng, năm 2001 xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, nhập khẩu đạt 16 tỷ USD; năm 2002 xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 19,3 tỷ USD.
Nhìn chung với chính sách đổi mới toàn diện đã đề ra chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
II. Tổng quan kinh tế đất nước 2003
Trong điều kiện khó khăn và có nhiều thách thức như kinh tế thế giới phục hồi chậm, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của chiến tranh Iraq, dịch SARS, hạn hạn và lũ lụt gây thiệt hại không nhỏ đến nhiều vùng nhưng nền kinh tế nước ta năm 2003 vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đều đặt ra vượt kế hoạch mà Nghị quyết Quốc hội đề ra.
Năm 2003 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,24%. Các ngành kinh tế chủ yếu đề tăng trưởng khá và tiếp tục chuyển dịch cơ cáu theo hướng tích cực.
Sản xuất công nghiệp và xây dựng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, nhất là khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 14,5-15% vượt mức kế hoạch đạt 40% tỉ trọng GDP.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì ổn định nuôi trồng thuỷ sản tăng trưởng khá. Năng suất lúa cả năm ước đạt 46,6% tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 34,7 triệu tấn - xuất khẩu vẫn đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Sản lượng thuỷ sản tăng 8,6% chiếm 21,3% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thật sự trở thành ngành sản xuất chính.
Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ duy trì được nhịp độ. Hoạt động du lịch, hàng tháng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch SARS đã phục hồi và hoạt động khá sôi nổi những tháng cuối năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiếp tục tăng lên, ước đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP đạt 38%.
Kim ngạch xuất khẩu trong năm qua đạt 19,9 tỷ USD tăng 19%, nhập khẩu lên đến 25 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm về số lượng dự án nhưng tăng lên về số vốn.
Cũng trong năm qua đã giải quyết được việc làm cho 40,5 triệu lao động giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 5,8%. Ngân sách Nhà nước thu vượt dự toán, lạm phát 4,7% vẫn ở trong mức cho phép.
III. Kinh tế thế giới 2004 - những dự đoán
Nền kinh tế thế giới năm 2003 cho thấy dấu hiệu đáng mừng: nhiều cường quốc kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại. Đặc biệt là Nhật Bản - bất chấp sự ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) kinh tế Nhật Bản sau một thời gian suy thoái đã trỗi mình. Năm 2003 GDP ở Nhật Bản ước tăng 6,2%.
Mỹ do đầu tư quá nhiều vào cuộc chiến tranh Iraq nên tốc độ tăng trưởng không cao nhưng đã có những tín hiệu đáng mừng: GDP ở Mỹ tăng 2,1%.
Châu Âu - nơi duy nhất không bị ảnh hưởng của SARS đã chứng tỏ mình là một khu vực kinh tế mạnh. Đồng EURO liên tục lên giá so với đồng USD chứng tỏ kinh tế châu Âu đã vượt Mỹ trên nhiều lĩnh vực.
Năm 2003 người ta nói nhiều hơn đến châu á bởi đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch SARS nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn rất cao. Tăng trưởng kinh tế châu á (trừ Nhật Bản năm 2003 đạt 5,3%, trong đó tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc là 7,26%; Việt Nam là 7,24%, ấn Độ là 5,3%, Hàn Quốc là 4,1%, Thái Lan và Malaysia là 3,5%, Philipin là 3,48%.
(Số liệu công bố tháng 2/2004 của ADB)
Năm 2004 tới đây được đánh giá là năm sôi động của nền kinh tế thế giới. Thị trường thương mại quốc tế thế giới là Châu Âu - Châu á. Các nền kinh tế mạnh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng. Châu Âu 2004 sẽ là khu vực tài chính, tiền tệ lớn nhất thế giới khi EU kết nạp thêm 10 thành viên nữa. Khả năng cạnh tranh toàn diện giữa EU và Mỹ trên lĩnh vực kinh tế là ngang bằng.
Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục phát triển theo đà tăng trưởng của năm 2003. Riêng Mỹ sau khi cuộc chiến Iraq đã kết thúc hơn 1 năm, bây giờ Mỹ đang tích cực xây dựng kế hoạch cải thiện nền kinh tế. Mới đây Mỹ, EU và Nhật Bản đã thương lượng với nhau về vấn đề đồng USD sụt giá quá thấp so với đồng EURO nhưng M

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại Văn học 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận WTO bước ngoặt mới cho nền kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top