daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Bàn về vai trò của yếu tố thực tiễn đối với hoạt động nhận thức, Mác cho
rằng “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lí khách quan

hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lí luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính
trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lí”. Lênin cũng đã viết “Quan
điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lí luận về
nhận thức”. Như thế trong bất kì hoạt động nhận thức nào, yếu tố thực tiễn cũng đóng
vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức đồng thời là thước đo giá trị của
chân lí. Nhận thức rõ quan điểm này, từ trước đến nay những người làm công tác
nghiên cứu khoa học không chỉ vận dụng khoa học để giải thích thực tế mà còn tác
động đối với thực tế theo hướng phục vụ tốt cho đời sống con người. So với các

ngành khoa học kĩ thuật, các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong đó có ngôn
ngữ học hướng tác động đối với thực tế thì có phần khó khăn hơn. Muốn tác động
đến thực tế có kết quả cần có một hệ thống lý thuyết đúng đắn để chỉ đạo quá
trình nghiên cứu. Ngành ngôn ngữ học Việt Nam trong những năm gần đây cũng cố
gắng hướng các đề tài nghiên cứu gắn với thực tiễn Việt Nam. Nhiều công trình ngôn
ngữ học đã ra đời giải quyết được những vấn đề ngôn ngữ trong đời sống xã hội cũng
như những vấn đề ngôn ngữ của các ngành, các chuyên ngành khác nhau.
1.2. Sau khi đất nước thống nhất (1975), nhất là từ khi Đảng và Nhà nước ta bắt
đầu công cuộc đổi mới (1986), đất nước ta đã có sự chuyển mình phát triển rõ rệt về
mọi mặt. Với phương hướng chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng XHCN, mở cửa giao lưu văn hóa, trao đổi kinh tế, từng bước hội
nhập với nền kinh tế toàn cầu, nhiều ngành kinh tế mới xuất hiện và phát triển, khơi

dậy những tiềm năng, tiềm lực của đất nước. Bên cạnh những ngành kinh tế có tính
chất truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng còn xuất
hiện các ngành kinh tế thuộc khu vực dịch vụ như tài chính, du lịch, ăn uống, giải trí…
Sự thay đổi và phát triển về kinh tế đòi hỏi phải có những công dân kinh tế, lối tư duy
2
kinh tế và hệ thống ngôn ngữ ngành kinh tế đáp ứng sự phát triển toàn diện của đất

hoa vàng, lúa hương, lúa chiêm chanh, xếp ải… (từ ngữ nông nghiệp); thợ cả, thợ bạn,

dui, kèo, mè, bào, đục, mực, thước… (từ của thợ mộc) ; chài, lưới, mối, giềng, nghề bông,
nghề khơi, mảng, lưới te, lưới dạ, lưới vét… (từ của nghề đánh cá); tầng, trục, ben, tớp
máy, cặm…(từ của công nhân mỏ). Đây là những từ có tính cụ thể, gợi hình ảnh cao. Nó là
sự sáng tạo về ngôn ngữ của quần chúng nhân dân lao động. Nhiều từ ngữ sẽ được chuyển
lên thành thuật ngữ khoa học kỹ thuật khi các ngành nghề này được công nghiệp hóa và
hiện đại hóa. Về các thuật ngữ khoa học, tác giả cũng đã thu thập và trình bày thuật ngữ
của một số ngành khoa học kỹ thuật như Toán học (hình tròn, đường thẳng, mặt phẳng,
góc, cạnh, biên…), Vật lý, Hóa học (pit- tông, xi lanh, dung môi, dung dịch, điện phân,
tích điện…) và một số ngành khoa học xã hội khác (triết học, ngữ ngôn, thành tố, giá trị,
kinh tế, ngoại giao, duy vật…). Hai mươi năm sau, trong giáo trình “Từ vựng – ngữ nghĩa
tiếng Việt” (1981), phần viết về từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học kỹ thuật, tác giả đã
tập hợp thêm những từ ngữ của ngành giấy, nghệ thuật hát bội, ngành văn thư… Riêng ở

phần viết về thuật ngữ, tác giả đưa ra một số từ ngữ của những ngành khoa học kỹ thuật
mới xuất hiện như ngành dệt, ngành luyện kim đen, ngành sinh học: tai thỏ, đuôi lợn, mai
rùa… lò chõ, thép gió, thép hợp kim, cán, buồng lửa, buồng sinh khí, quặng thiêu kết, liệu
sống, liệu chín , dập nóng… tế bào, mô, gien, kháng thể, di truyền, tính trội, tính lặn v.v.
Đồng thời tác giả cũng phân tích kỹ các đặc trưng của thuật ngữ và chỉ ra phương hướng
xây dựng thuật ngữ khoa học tiếng Việt dựa trên tính hệ thống về ngữ nghĩa của kiểu cấu
tạo từ tiếng Việt.
Nguyễn Văn Tu trong giáo trình “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976) cũng
đã nói đến và tập hợp các từ vựng thuật ngữ ở phần “Thuật ngữ và từ thường”, trong đó

chú ý tới thuật ngữ của các ngành y học, hóa học, vật lý và một số ngành khoa học xã
hội nhân văn khác như chính trị, triết học, kinh tế…
Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” xuất bản năm 1985
đã dành một số trang nhất định để phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt phạm vi sử dụng và
4
mức độ sử dụng. Bằng phương pháp thống kê, phân loại tỉ mỉ, tác giả đã tập hợp một loạt
các từ ngữ nghề nghiệp. Thuộc nghề nông có cày vỡ, cày ải, bón lót, bón thúc, gieo thẳng,
gieo vãi, lúa chia vè, lúa con gái… Thuộc nghề dệt có xa, ống, suốt, thoi, cữ, go, trục,

sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa Việt Nam. Bài báo “Bước đầu nhận xét về cách
sử dụng từ ngữ mới trên báo Nhân dân từ 1986 – 2000” của Bùi Thị Thanh Lương đã
phân tích 1144 từ mới về nguồn gốc (từ thuần Việt, từ vay mượn) và cấu tạo (từ ghép,
từ láy, từ đơn, cụm từ cố định) từ đó đưa ra một số nhận xét sơ bộ về mặt định lượng
và định tính đồng thời chỉ ra nét riêng biệt, đặc điểm mang tính đặc trưng của báo
Nhân dân. Bài báo “Một số nhận xét về cách sử dụng từ ngữ mới trong báo Sài Gòn
giải phóng (qua các số báo phát hành từ năm 1985 đến nay)” của tác giả Chu Bích Thu,
Nguyễn Thu Huyền cũng dựa trên các tiêu chí về nguồn gốc, cách cấu tạo và
cách sử dụng từ ngữ trong Sài Gòn giải phóng để xem xét, phân tích 1212 từ ngữ mới.
Cách khảo sát tư liệu và những tiêu chí chủ đạo trong việc phân tích và miêu tả tư liệu
như trên cũng được áp dụng cho hàng loạt bài báo tham gia dự án này như “Một số
nhận xét về cách sáng tạo và sử dụng từ ngữ mới trên báo Hà Nội mới” của Chu Bích
Thu và Ngô Thị Thu Hương, “Một số nhận xét về cách sử dụng từ ngữ mới trên tư liệu
báo Đại đoàn kết (giai đoạn 1986 – 2000)” của nhóm tác giả Chu Bích Thu, Bùi Thị
Thanh Lương, Phạm Anh Tú, Nguyễn Thị Huyền, Trần Hương Thục, “Một số nhận xét
về cách sử dụng từ ngữ mới trong báo Lao động (nguồn tư liệu dựa vào một số báo
phát hành từ năm 2000 đến 2004) của Nguyễn Thúy Khanh và Nguyễn Thị Lan
Hương… Về cơ bản, tất cả những bài báo tham gia dự án này đều có chung một số
nhận xét: 1/ Về cấu tạo, từ ngữ mới trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004 chủ yếu là
từ ghép có cấu tạo chính phụ “đi vào chi tiết hóa những sự vật, hiện tượng trong cuộc
sống mới nảy sinh”. 2/ Vay mượn từ các ngôn ngữ khác để làm phong phú thêm ngôn
ngữ của mình là một xu hướng phát triển tất yếu hợp với thời đại. 3/ Bản chất cách
sáng tạo và sử dụng từ ngữ mới trên các báo vẫn nằm trong xu hướng phát triển chung
của tiếng Việt. Cũng phải nói rằng, trong hệ thống những từ ngữ mới được khảo sát
6
trên các báo Nhân dân, Lao động, Hà Nội mới, An ninh thủ đô, Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân… những từ ngữ chuyên ngành kinh tế chiếm một số lượng nhất
định (tùy theo đặc trưng của từng loại báo). Thí dụ: công ty mẹ, công ty con, biểu phí,
lương cứng, khớp lệnh, sàn giao dịch, áp giá, vốn đối ứng, thị phần, ứng xuất, gói dịch
vụ, thẻ tín dụng, dòng thuế… (Lao động); cảnh sát kinh tế, nợ đọng, tồn đọng, sức đầu

riêng tuy còn nhiều yếu tố chưa được đề cập nhưng cũng đã giúp cho người nghiên cứu
ngôn ngữ có một cái nhìn tương đối toàn diện về “bức tranh” từ vựng hiện nay đặc biệt
là vốn từ vựng trong những chuyên ngành hẹp.
Đề tài “Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại”
của chúng tui tiếp tục theo hướng nghiên cứu gắn với thực tế sử dụng từ ngữ kinh tế.
Chúng tui tập trung phân tích hệ thống những từ ngữ đang được sử dụng, những từ ngữ
“sống” trong lĩnh vực này về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa. Khẳng định
những cách cấu tạo từ, những kiểu cấu tạo từ của tiếng Việt có chức năng sản từ
ngữ cao cũng như những chuyển đổi, chuyển hóa về mặt ngữ nghĩa của từ để tạo ra
những từ ngữ mới trong kinh tế, từ đó hướng tới việc lựa chọn, xây dựng, thống nhất,
chuẩn hóa hệ thống từ ngữ ở lĩnh vực này.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài khảo sát các từ ngữ trong lĩnh vực kinh tế trong khoảng mươi lăm năm lại
đây nhất là những năm đất nước ta đang trên đà đổi mới, mở cửa, hội nhập và phát triển.
Trên cơ sở những ngữ liệu đã thống kê được, đề tài tập trung miêu tả và phân loại các từ
ngữ kinh tế về phương diện cấu tạo cũng như về đặc điểm ngữ nghĩa nhằm góp phần
khẳng định sự ý thức hóa vận động tạo từ cũng như sự chuyển đổi về ngữ nghĩa của từ
trong quá trình tạo lập các thuật ngữ khoa học. Từ đó, đề tài cũng góp một phần nhỏ
hướng tới việc chuẩn hóa thuật ngữ khoa học tiếng Việt, biên soạn các cuốn từ điển từ mới
tiếng Việt cũng như nghiên cứu sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nói chung.
8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về vấn đề cấu tạo từ và ý nghĩa của từ trên cơ sở tập hợp và
lý giải những ý kiến nhận xét tiêu biểu của các nhà Việt ngữ học về từ vựng tiếng Việt.
Đồng thời xem xét và tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt và tình hình
nghiên cứu từ vựng tiếng Việt hiện nay.
- Tiến hành thu thập và thống kê tư liệu nghiên cứu. Tư liệu này là những từ ngữ
đang được sử dụng trong ngành kinh tế xuất hiện trong khoảng mười lăm năm lại đây.
Những từ ngữ này được thu thập từ sách vở, báo chí, các phương tiện thông tin đại

3. Khu vực dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí…
4. Khu vực tri thức
4.2.2. Từ ngữ kinh tế là những từ, những cụm từ phản ánh đối tượng kinh tế, đặc
trưng của hoạt động kinh tế trong các khu vực, các ngành kinh tế. Trong đề tài này,
chúng tui ưu tiên xem xét những từ ngữ thuộc khu vực dịch vụ, khu vực thứ ba của nền
kinh tế với một số ngành cơ bản như xây dựng, thương mại, tài chính, ngân hàng… (tất
nhiên trong tư liệu thu thập cũng có một số từ ngữ thuộc các khu vực kinh tế khác).
Bởi đây là những ngành có sự tăng trưởng lớn trong nền kinh tế nước ta nói riêng và
các quốc gia công nghiệp tiến tới xã hội hậu công nghiệp nói chung.
Từ ngữ kinh tế được xem xét trong đề tài này cũng là những từ ngữ xuất hiện
trong khoảng mười lăm năm lại đây. Lựa chọn giai đoạn phát triển về từ ngữ kinh tế
trong khoảng mười lăm năm (từ năm 2000) là bởi từ những năm 2000 Việt Nam tiếp
tục có các bước tiến mới trong công cuộc cải cách nền kinh tế như việc thúc đẩy tiến
trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hình thành Sở giao dịch chứng khoán, ban
hành Luật doanh nghiệp…
4.2.3. Để xây dựng bảng từ ngữ trong các ngành kinh tế, chúng tui đã khảo sát
ngữ liệu trên báo chí, các phương tiện thông tin và thực tiễn đời sống xã hội. Nguồn
ngữ liệu chính của đề tài được lấy từ báo chí với tổng số 200 số báo viết trên một số
đầu báo về kinh tế như Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo Ngân hàng, Công thương,
10
Tiền tệ và đầu tư, Nông nghiệp Việt Nam… và các tờ báo mạng như vneconomy.com,
baodautu.vn, dantri.com.vn, thoibaonganhang.vn, vnexpress.net, tin180.com,
vietnamnet.vn… được xuất bản từ năm 2000 (đặc biệt là từ năm 2005 trở lại đây).
Nguồn ngữ liệu thứ hai có tác dụng bổ trợ cho nguồn ngữ liệu chính là những từ
ngữ được thu thập trên các bản tin truyền hình như bản tin Việt Nam và các chỉ số, bản tin
Tài chính và các bản tin về kinh tế trên đài phát thanh. Thêm vào hai nguồn ngữ liệu này là
một số từ ngữ về kinh tế được sử dụng trong thực tế đời sống. Đây là những ngữ liệu sinh
động, sống động. Trong những từ ngữ kinh tế này, chúng tui cũng thu thập một số từ ngữ
trong các cuốn từ điển kinh tế được dùng trong thực tế với tần suất cao.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Những thông tin này đảm bảo tính chính xác về mặt xuất xứ cũng như sự rõ
ràng về mặt ngữ nghĩa.
Quá trình nghiên cứu được tiến hành cụ thể theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu lý luận để nắm chắc những vấn đề về cấu tạo từ của tiếng
Việt như đơn vị cấu tạo từ, cách cấu tạo từ, các kiểu loại từ; những vấn đề về ý
nghĩa của từ như các thành phần ý nghĩa trong từ, nét nghĩa, hiện tượng nhiều nghĩa, sự
chuyển biến ý nghĩa cũng như trường nghĩa và hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ.
Bước 2: Tiến hành thu thập, thống kê tư liệu nghiên cứu. Đây là các từ ngữ
được sử dụng trong ngành kinh tế hiện nay (số lượng xuất hiện, nghĩa các từ ngữ, ghi
chú xuất xứ, nguồn tư liệu của các từ ngữ).
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu, xử lý các tư liệu thống kê trên các mặt: số lượng
từ ngữ xuất hiện trong các loại và các nhóm nhỏ trong loại; miêu tả các từ ngữ đó trên
cơ sở của đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa; xác định những kiểu tạo nghĩa và
tạo từ có tính chất năng động sản sinh cao; chỉ ra những xu hướng phát triển hiện nay
và từ nay về sau.
Bước 4: Tiến hành viết luận án và tóm tắt.
12
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
6.1. Về mặt lí luận
Luận án góp phần phát hiện thực tế, giải thích thực tế ngôn ngữ và phát triển lý
luận cấu tạo từ và tạo nghĩa của từ. Những kết quả nghiên cứu cũng là một minh chứng
hùng hồn cho sức sống của tiếng Việt, khả năng thích ứng của nó với những nhu cầu
xã hội đặc biệt ở những khu vực thực tế ngôn ngữ trước kia chưa có ở Việt Nam do đó
khả năng của tiếng Việt chưa được thử thách.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án cung cấp một hệ thống từ ngữ kinh tế hiện nay, phân tích và chỉ ra
những vận động để làm giàu hệ thống từ ngữ kinh tế. Từ đó mong muốn góp phần
hướng tới việc xây dựng hệ thống thuật ngữ kinh tế nước nhà.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu

cách cơ bản. Thứ nhất là vận động tạo từ bằng các cách cấu tạo từ của tiếng Việt
tức là vận động trên các nguyên liệu và cách cấu tạo từ, “nguồn nội lực” của tiếng
14
ta. Thứ hai là vận động vay mượn từ của các ngôn ngữ tiếp xúc với tiếng Việt tức là sử
dụng những từ ngữ vay mượn để làm phong phú hệ thống từ ngữ.
1.1.1. Vận động tạo từ bằng các cách cấu tạo từ của tiếng Việt
Xem xét về quá trình vận động cấu tạo từ ngữ tiếng Việt, chúng ta cần nhìn lại
một cách tổng thể bức tranh cấu tạo từ ngữ nói chung và từ ngữ tiếng Việt nói riêng. Cấu
tạo từ là một bộ môn nghiên cứu các vận động trong lòng hệ thống để tạo ra các đơn vị của
hệ thống. Theo Yu Stepanov có thể coi bộ môn cấu tạo từ là một địa hạt giúp ngôn ngữ
học trả lời câu hỏi “những từ mới được tạo như thế nào trong ngôn ngữ”.
Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về cấu tạo từ trên thế giới, các nhà Việt ngữ
học cũng đi sâu xem xét cấu tạo từ của tiếng Việt hiện nay trong các công trình viết về
từ vựng học tiếng Việt. Có thể kể tới Đỗ Hữu Châu với “Giáo trình Việt ngữ” tập 2
phần Từ hội học (1962), “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981), “Các bình diện của
từ và từ tiếng Việt” (1986); Nguyễn Tài Cẩn với “Ngữ pháp tiếng Việt tiếng – từ ghép
– đoản ngữ” (1975), Nguyễn Văn Tu với “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976), Hồ
Lê với “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (1976), Nguyễn Thiện Giáp với “Từ
vựng học tiếng Việt” (1985), “Từ và nhận diện từ tiếng Việt” (1996), “Vấn đề từ trong
tiếng Việt” (2011)… Sự nghiên cứu về cấu tạo từ của từ vựng tiếng Việt ở các tác giả
này theo chúng tui có thể chia thành hai khuynh hướng lớn: khuynh hướng dựa vào
quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị và khuynh hướng dựa vào tính chất của các hình vị.
Khuynh hướng thứ nhất có các tác giả Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Văn Tu (1976),
Nguyễn Tài Cẩn (1975). Khuynh hướng thứ hai có các tác giả Hồ Lê (1976), Đỗ Hữu
Châu (1981, 1986). Tuy có những khác nhau về việc xem xét các từ ngữ về phương
diện cấu tạo nhưng các tác giả nghiên cứu đều có những điểm thống nhất ở một số khái
niệm như đơn vị cấu tạo, kiểu cấu tạo, các loại từ được phân chia về cấu tạo.
Khi xem xét về vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt, chúng tui đặc biệt chú ý đến quan
điểm, tư tưởng của Đỗ Hữu Châu trong“Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981), “Các
bình diện của từ và từ tiếng Việt” (1986). Theo Đỗ Hữu Châu “từ - cấu tạo, xét ở mặt

16
dùng để cấu tạo ra các từ theo các cách cấu tạo từ của tiếng Việt” [5, 28]. Hồ
Lê cho rằng “Trong các ngôn ngữ, ở cấp độ tín hiệu, đều có một loại đơn vị có tôn ti
dưới từ. Đó là những đơn vị có nghĩa nhỏ nhất, có chức năng trực tiếp cấu tạo từ. Tôi
đã từng gọi đó là nguyên vị” [56, 17]. Nguyễn Kim Thản thì viết “Từ tố là yếu tố có ý
nghĩa (từ vựng) nhỏ nhất của ngôn ngữ. Từ tố tuy là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ,
nhưng không quan trọng cho việc đặt câu bằng từ” [92,82]. Quan niệm thứ hai là quan
niệm của đa số các nhà Việt ngữ học khi cho rằng hình vị tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất
có nghĩa của ngôn ngữ. Quan niệm này cũng chính là quan niệm về hình vị của L
Bloomfield “Hình vị là hình thái (mang ý nghĩa) lặp đi lặp lại. Nó không thể lại được
phân chia thành những hình thái (mang ý nghĩa) nhỏ hơn”. Nguyễn Tài Cẩn cũng nhất
quán với quan niệm này khi cho rằng ““Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về
mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp” [3, 11]. V.M. Solncev và Trần Ngọc
Thêm theo quan niệm thứ ba về hình vị. V.M. Solncev viết “Hình vị được hiểu là đơn
vị hai mặt, không phân nhỏ thành những bộ phận có nghĩa và không có tính độc lập cú
pháp” [89, 10]. Trần Ngọc Thêm cũng khẳng định “Hình vị là một đơn vị ngôn ngữ, có
nghĩa, nhỏ nhất và không độc lập về cú pháp” [98, 54].
Với cách tiếp cận coi từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ như truyền thống ngôn ngữ
học đã làm, chúng tui lựa chọn quan niệm thứ nhất về hình vị với chức năng cơ bản của
nó là chức năng cấu tạo từ.
b) Đặc trưng cơ bản của hình vị tiếng Việt
Khác với các ngôn ngữ Ấn Âu, đại bộ phận hình vị trong tiếng Việt trùng với âm
tiết, tiếng (theo truyền thống ngữ văn Việt Nam) và từ đơn. Nói khác đi ranh giới của
hình vị cũng là ranh giới của âm tiết, của tiếng và từ đơn. Đặc điểm này là kết quả của
đặc trưng gốc về loại hình đơn lập của từ tiếng Việt – sự phân tiết tính. Nguyễn Tài
Cẩn viết “Ở tiếng Việt, giữa hình vị và âm tiết có một mối tương quan rõ rệt… trên đại
thể, hình vị kiểu Việt Nam trùng với âm tiết” [3, 38]. Cao Xuân Hạo cũng khẳng định
“Trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ và nếu ta có thể hình
dung một ngôn ngữ Âu châu như một cơ chế hoạt động trên ba cái trục chính – âm vị,
5. tích cực của người dùng ngôn ngữ, những từ ngữ này sẽ hoàn chỉnh hơn về hình thức và cố kết hơn về ý nghĩa để có thể đi vào hệ thống thuật ngữ của ngành kinh tế.
6. Sự phát triển của từ ngữ kinh tế được biểu hiện trước hết ở số lượng từ ngữ tăng nhanh về số lượng nhưng hơn hết theo chúng tui là phải nhận diện được một số xu hướng phát triển từ ngữ để tiếp tục tạo ra những từ ngữ mới trong tư
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lý đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải Luận văn Sư phạm 2
B TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG THÔNG QUA VẬN DỤNG HỆ THỐNG CẤP BẬC NHU CẦU CỦA MASLOW Tài liệu chưa phân loại 0
T Bài giảng Địa chất công trình - Vận động kiến tạo Tài liệu chưa phân loại 0
A Hoàn thiện công tác tạo động lực tại Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin Tài liệu chưa phân loại 0
L Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực tại tập đoàn vận tải Phượng Hoàng Tài liệu chưa phân loại 0
A Vận động tân kiến tạo và ý nghĩa nghiên cứu Khoa học Tự nhiên 0
R Đề án: phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho nhân viên ở công ty cổ phần tập đoàn vận tải p Luận văn Kinh tế 0
L HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ Luận văn Kinh tế 0
S Vận dụng học thuyết Maslow trong việc tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
Y Nghiên cứu vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lý Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top